Chủ tịch Trung Nguyên cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng nếu người trẻ khởi nghiệp với tinh thần và những phẩm chất này thì không gì có thể cản bước họ tới thành công được.
Nhắc đến Đặng Lê Nguyên Vũ, hầu hết mọi người đều biết ông là người sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên. Đặng Lê Nguyên Vũ cùng từng được được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk , Việt Nam.
Năm 1992, Đặng Lê Nguyên Vũ nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê
Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc.
Vốn khởi nghiệp thành công trong ngành nông nghiệp, từ năm 2012 trong một sự kiện hội thảo nhà đầu tư, Đặng Lê Nguyên Vũ đã chia sẻ tư duy kinh doanh từ chính ngành này hoặc bất kỳ ngành khác với người trẻ. Theo ông để thành công, tinh thần doanh nhân cần phải có 3 phẩm chất:
“Phẩm chất thứ 1 tôi đề nghị với một đất nước nông nghiệp thì doanh nhân Việt Nam phải có tinh thần của người nông dân. Nông dân là gì? Chịu thương chịu khó cần cù thậm chí là kiên trì, kiên nhẫn. Nhiều khi thất bát đủ thứ nhưng vẫn giữ tinh thần.
Phẩm chất thứ 2 tôi đề nghị là tinh thần chiến binh. Tinh thần chiến binh là gì? Thậm chí mà khắc nghiệt của trời đất, khắc nghiệt của đời sống khắc chế những điều khó khăn xung quanh thì hoàn toàn phẩm chất này nếu các bạn trang bị được thì không điều gì là không thể.
Phẩm chất thứ 3 và quan trọng là doanh nhân này trong bối cảnh toàn cầu này phải có cái nhìn toàn cầu. Làm một món hàng dù nhỏ xíu như cái tăm xỉa răng, một đôi dép hoặc là một cái bánh, món hàng nào cũng nghĩ rằng mình sẽ bán được toàn cầu. Làm lớn chuyện nhỏ, khởi đầu nhỏ nhưng với tư tưởng lớn.
Tôi tin rằng giả sử tất cả chúng ta ngồi đây, các bạn ngồi đây khởi nghiệp với tinh thần này với những phẩm chất này thì tôi tin rằng không gì có thể cản bước các bạn tới thành công được.“
Về phẩm chất thứ 1, tác giả nổi tiếng Brian Tracy từng khẳng định sự kiên trì là phẩm chất sắt đá của thành công. Tài sản quan trọng nhất mà bạn có thể có một phẩm chất làm cho bạn khác với những người khác là khả năng kiên trì chịu đựng của bạn lâu hơn những người khác.
Khả năng của bạn kiên trì trong việc đối mặt với những thất bại và thất vọng là mức độ niềm tin của bản thân bạn và khả năng thành công của bạn.
Khi bạn kiên trì chịu đựng trong sự đối mặt với những thất bại không thể tránh được, những trì hoãn, những thất vọng, và những chiến bại tạm thời mà bạn sẽ trải nghiệm trong cuộc sống, và bạn tiếp tục kiên gan bất chấp những khó khăn đó, bạn đã chứng minh cho bản thân mình và cho những người xung quanh rằng bạn có phẩm chất của kỉ luật tự giác và sự tự chủ và những phẩm chất này là vô cùng quý giá đối với sự gặt hái bất kì thành công vĩ đại nào.
Về phẩm chất thứ 2, thế nào là tinh thần chiến binh? Trong một bài viết cách đây không lâu, chuyên gia Nguyễn Phi Vân từng chia sẻ bí quyết của mình chính “là nằm bò lết ra làm chưa một ngày than vãn. Là khi đã nhận việc gì thì ngủ cũng suy nghĩ cách làm cho nó xịn hơn, hay hơn, đã đời nhất có thể, không mảy may tính toán thiệt hơn. Việc nào cũng vậy, lớn nhỏ cũng vậy, có tiền hay không cũng vậy. Làm riết thành bản năng, không cho phép bản thân bị giới hạn bởi bất kỳ ai, bất cứ tình huống nào, bất cứ điều kiện gì. Sẽ luôn bày mưu tính kế, tìm đủ thứ cách, không có đường thì mở đường. Tận nhân lực tri thiên mệnh.“
Những chiến binh luôn trong tâm thế chiến đấu tận tâm tận lực không một lời phàn nàn, than vãn, chưa một ngày mất lửa.Những lãnh đạo vĩ đại đều hiểu rằng cuộc sống là một chuỗi liên tục các vấn đề và các khó khăn.
Sẽ không có thành công nếu không có thất bại tạm thời. Những thất bại và thất vọng là tất yếu và không thể tránh được. Do đó khả năng của bạn phản ứng một cách tích cực và mang tính xây dựng với nghịch cảnh sẽ chứng minh bạn sẽ tiến xa như thế nào.
Về phẩm chất thứ 3, làm lớn chuyện nhỏ, khởi đầu nhỏ nhưng với tư tưởng lớn chính là tầm nhìn hướng tới sự vĩ đại. Để làm được điều này người kinh doanh cần nói không với những điều tốt để làm những điều vĩ đại.
Đây là một triết lý đơn giản nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các doanh nhân, các chuyên gia, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo thường xuyên mắc kẹt trong những dự án, tình huống và cơ hội chỉ đủ tốt trong khi còn có những điều tuyệt vời hơn vẫn nằm im đâu đó ngoài kia đợi chờ họ.
Nếu chỉ tập trung vào những việc tốt thì những điều tuyệt diệu không thể xảy ra đơn giản vì kế hoạch của chúng ta không có thời gian để tận dụng các cơ hội bổ sung khác.
Để giải quyết vấn đề này bạn có thể áp dụng nguyên tắc Pareto. Thay vì dồn hết tâm sức và thời gian vào những việc vô ích, lặt vặt, hãy tưởng tượng bạn sẽ tiến nhanh tới đích và cải thiện cuộc sống như thế nào nếu bạn nói không với những hoạt động lãng phí thời gian đó và tập trung vào 20% các hoạt động mang lại nhiều lợi ích nhất.
Hãy nghĩ xem cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu bạn dành thời gian cho gia đình, tình yêu, công việc, tạo ra nguồn thu nhập mới và theo đuổi những đam mê khác thay vì xem tivi, lướt mạng một cách vô định, làm những việc vặt vãnh hay giải quyết những vấn đề bạn có thể lường trước được ngay từ đầu?
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên người trẻ Việt: Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình, cần học thanh niên Do Thái
Trong một chương trình truyền hình, khi được hỏi về lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, ông cho biết mình không có một lời khuyên cụ thể mà chỉ chia sẻ về những hành trình đã qua và những dự định trong tương lai.
Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ điều ông thực sự muốn làm là giúp cho đất nước Việt Nam trở nên ngày càng hùng mạnh.
Vị chủ tịch cà phê Trung Nguyên chia sẻ điều mà ông có thể làm được là tư duy khác biệt của thanh niên Do Thái.
Ông Vua cà phê Việt Nam nói: “Họ đã nói những điều mà thanh niên Việt Nam nên biết. Họ nói rằng “không phải ta thì là ai, không phải lúc này thì lúc nào?” Họ nói những chuyện đó không để cho quá khứ, không để cho thế hệ con cái tương lai. Họ nhận lại trách nhiệm đó”.
Ông Vũ cho biết chính tinh thần kiên quyết và quật cường của người Do Thái đã tạo ra một dân tộc nắm giữ hầu hết tài sản của thế giới chỉ với dân số là 14 triệu người.
Điều khiến ông luôn đau đáu trong lòng là tại sao người trẻ Do Thái làm được thì tại sao người Việt mình không thể trong khi dân số ta có hơn 100 triệu người.
Ông thẳng thắn chia sẻ Việt Nam được mệnh danh là Do Thái Phương Đông nhưng sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh.
Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng nhận xét: “Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế là không được. Muốn phát triển, phải tự gây sức ép cho mình.”
Chính Bill Gates cũng tận dụng áp lực, stress và hình thành một thói quen đơn giản từ những năm 1980 là “think weeks”. Thói quen này giúp ông làm việc tốt hơn trong môi trường kinh doanh bận rộn, áp lực. Giải pháp đối mặt với stress từng được Bill Gates chia sẻ trên trang CNBC.
Vào những năm 1980, Bill Gates bắt đầu đầu triển khai thói quen “think weeks” (tạm dịch: những tuần suy nghĩ), là giai đoạn ông dành thời gian trong một cabin bí mật nằm ở đâu đó trong một khu rừng tuyết tùng ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Khoảng thời gian này được Bill Gates dành để đọc các báo cáo từ những nhân viên của Microsoft đưa ra những cải tiến mới hoặc các khoản đầu tư tiềm năng.
Kết quả của “tuần suy nghĩ” là việc ra đời những ý tưởng lớn như ra mắt Internet Explorer vào năm 1995. Mặc dù ban đầu là một hoạt động cá nhân, Gates sau đó đã chia sẻ khái niệm này đến nhiều người bạn có tầm ảnh hưởng mà ông quen biết.
Dù là Chủ tịch Cafe Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, hay là tỷ phú thế giới Bill Gates cũng đi lên từ những thất bại, đi lên từ áp lực, stress. Vậy nên đừng sợ áp lực, đừng sợ stress, hãy lấy đó làm động lực, làm lực đẩy để bạn tiến xa hơn trong tương lai nhé!
Đặng Lê Nguyên Vũ không khuyên nhủ ai mà muốn người trẻ tự thúc giục nhau mà tiến lên, hoặc ông có thể cùng đồng hành với bất kì bạn trẻ nào thực sự có tư duy đột phá sáng tạo và dám hành động.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ mách 3 phẩm chất giúp người trẻ khởi nghiệp “không gì cản được” tới thành công
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ “mách” 3 phẩm chất của một Startup chắc chắn sẽ thành công không ai cản nổi
- Chủ tịch Phú Thái – Phạm Đình Đoàn đưa lời khuyên 5 điều không nên làm khi khởi nghiệp: Đừng nghĩ mình giỏi, đừng chọn người giỏi nhất