Shark Bình cho rằng, sự ủng hộ của gia đình chiếm tới 33% thành công. Ý kiến này không được tất cả mọi người đồng tình.
Vào thời điểm năm 2001, chàng trai trẻ Nguyễn Hoà Bình đã bắt tay vào khởi nghiệp khi mới 19 tuổi. Anh bước vào đường đua công nghệ với nghề viết phần mềm thuê. Lúc ấy, mục tiêu của cậu thanh niên Nguyễn Hòa Bình chỉ là kiếm được nhiều dự án và thu về nhiều tiền.
Sau 20 năm với những cú chuyền mình, chàng trai trẻ ngày nào đã có trong tay những thành tựu đáng ngưỡng mộ. NextTech của Shark Nguyễn Hòa Bình ghi dấu trên bản đồ công nghệ Việt Nam với gần 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam, 8 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc trong 4 lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và đầu tư khởi nghiệp.
NextTech hiện là nơi cung cấp việc làm cho khoảng 2.500 nhân viên và xử lý sản lượng giao dịch điện tử ước đạt 4 tỷ USD mỗi năm.
Sau chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam, Shark Bình với phong cách quyết liệt, “gai góc” đã nhanh chóng ghi dấu ấn đối với khán giả. Sau 2 thập kỷ lăn lộn trên thương trường, có rất nhiều câu chuyện phía sau “võ đài” kinh doanh và khởi nghiệp đã tạo nên Shark Bình ngày hôm nay.
Trước đó, ông đã có phát ngôn khẳng định rằng: “Có 1 tỷ USD tôi cũng không biết phải làm gì… Bởi vì mình đã vượt qua mức tự do tài chính rất lâu rồi. Với mức tài chính hiện tại, Shark Bình cho biết mình đã có thể chi tiêu cho mua sắm, du lịch, những yêu cầu cơ bản của cuộc sống.
Trong một bài đăng trên Facebook, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Tập Đoàn NextTech đã chia sẻ rằng: “Hôm nay Shark viết sách đến đoạn này: Startup mà có sự ủng hộ của gia đình là coi như đã thành công 33% rồi, bạn có đồng ý không?”.
Với hơn 20 năm lăn lộn trên thương trường, Chủ tịch NextTech quan niệm rằng thứ startup sợ nhất là cô đơn chứ không phải kẻ thù, thiếu nhất là long mạch chứ không phải thiếu tiền.
Ngay dưới dòng trạng thái này, nhiều người đã bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về chủ đề này. Có những người đồng ý với quan niệm trên:
– Đúng rồi, bạn nào Startup mà có sự ủng hộ của gia đình là một điều hạnh phúc, đó là sự ủng hộ về mặt tinh thần rất đáng quý và quan trọng, chỉ có ai trong hoàn cảnh lúc đầu bị gia đình người thân phản đối thì mới hiểu
– Quá chính xác. Ko chỉ start up. Mà bất cứ công việc nào được sự ủng hộ của gia đình cũng sẽ có thành công nhất định.
Nhưng một số người lại bày tỏ quan điểm trái chiều:
– Không shark ơi start-up ba mẹ ủng hộ hay không đâu liên quan đâu miễn sao mình làm được thôi còn ủng hộ về tài chính thì chắc tùy hoàn cảnh Shark ạ
– Em thì nghĩ phải trên 50%. Vì số lượng bị phản đối mà thành công thì ít lắm. Đa số startup thành công thì bản thân họ đã giỏi hay đặc biệt hơn người khác bao gồm ba mẹ họ, nên họ được nhiều ủng hộ cũng là việc bình thường. Còn nếu định nghĩa thành công là lên start up kỳ lân thì giai đoạn đầu gia đình chiếm % lớn còn lâu dài chỉ còn dưới 10%
– Hoàn toàn không. Ngược lại nên vứt startup ra thị trường để thị trường dạy cho nhiều bài học trong đó có bản lĩnh về tinh thần không ỷ lại không có đường lui thì may ra sau này mới đủ bản lĩnh gánh team về tinh thần cho Group được…
– Có ủng hộ là tốt rồi, còn thành công lại khác!!
– Ủng hộ về mặt tinh thần thì được, ủng hộ về mặt vật chất lúc làm sẽ mang tâm lý hời hợt. Còn những người mượn tiền, kêu gọi đầu tư họ làm như lửa đốt. Có trách nhiệm nhiều hơn với đồng tiền của người khác giao cho mình.
– Gia đình mà ai cũng ủng hộ khả năng cao là startup ko có gì đặc biệt ạ.
– Em không đồng ý. Vì chỉ có 1% hiếm hoi để có thể xảy ra tỉ lệ này. Kiếm 33% khó hơn cả có 5% của các shark. Kể cả trình bày nuột như kì lân.
Startup là gì? 11 yếu tố để Startup thành công
Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng tăng cao. Nhu cầu tăng dẫn đến sự ra đời và phát triển của rất nhiều ngành nghề khác nhau.
1. Giá trị cốt lõi
Điều thứ nhất giúp bạn định hình được cốt lõi của công ty là giá trị của bạn. Bạn có thể định hình giá trị của mình bằng tốc độ hoặc dịch vụ khách hàng đặc biệt. Giá trị cốt lõi đó có thể giúp bạn định hình được văn hóa công ty, môi trường làm việc.
2. Tầm nhìn
Một công ty phát triển mạnh mẽ bắt nguồn từ một tầm nhìn đủ lớn. Tại sao bạn tồn tại? Mục đích của bạn là gì? Bạn mong muốn doanh nghiệp mình sẽ trở thành như thế nào trong tương lai.
Trả lời được những câu hỏi trên bạn sẽ biết được tầm nhìn của công ty mình là gì. Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty start-up.
3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của công ty là câu trả lời cho những câu hỏi mục đích hoạt động của công ty, lý do tại sao được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty là gì. Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, thể hiện ý nghĩa sự tồn tại của công ty đối với xã hội.
Thực chất sứ mệnh của công ty, doanh nghiệp chỉ tập trung làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng: “hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì?”. Phạm vi tuyên bố về sứ mệnh của tất cả các công ty thường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, khách hàng và các triết lý kinh doanh mà công ty theo đuổi.
Như vậy, sứ mệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà công ty muốn trở thành, những khách hàng muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động,…
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các công ty muốn phát triển được cần phải khẳng định được vị thế của sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời là cần thiết để để giành lấy khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày nay. Và để xây dựng được một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời các nhà startup cần phải có kỹ thuật tiên tiến và tập trung.
Các công ty, doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh sẽ có xu hướng giành chiến thắng.
5. Thông điệp rõ ràng
Doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng được thông điệp gồm tin nhắn và hình ảnh để truyền đạt đến khách hàng bạn là ai, bạn làm gì, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp khách hàng điều gì mà họ nên quan tâm.
Đặc biệt, nếu bạn là một người khởi nghiệp, việc bạn làm rõ mình là ai, cái gì, như thế nào để khách hàng mới của bạn hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn là vô cùng quan trọng.
Điều này không chỉ giúp bạn giữ những người xung quanh thực sự quan tâm mà còn giúp bạn có được lòng tin của khách hàng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
6. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
Một trong những yếu tố quan trọng của các nhà startup là có kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp những người khởi nghiệp có thông tin về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này cũng giúp các bạn vừa mới bắt đầu khởi nghiệp nắm bắt được xu hướng hiện tại và trong tương lai để lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết.
7. Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách
Những người vừa mới thành lập công ty cần phải chú ý đến kỹ năng quản lý tài chính ngân sách để đảm bảo việc thu chi trở nên minh bạch và dễ dàng hơn. Thời gian đầu bạn sẽ thấy những khoản chi nhiều hơn các khoản thu rất nhiều vì bạn cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, công dụng cụ, nguồn hàng,…ở thời gian đầu.
Vì vậy, các nhà khởi nghiệp cần phải lên cho mình một kế hoạch thu chi thật chi tiết sao cho vừa tiết kiệm ngân sách vừa hợp lý trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
8. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Những chủ doanh nghiệp, công ty đã có nhiều năm hoạt động, cũng như các nhà startup vừa mới bắt đầu hoạt động kinh doanh cần phải lên cho mình kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược.
Chỉ khi có kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, công việc kinh doanh mới được thống nhất, dễ dàng hơn trong việc xác định hướng đi của công ty trong tương lai.
9. Kỹ năng quản lý nhân sự
Một công ty khởi nghiệp cần chú trọng đến việc quản lý nhân sự để phân chia nhiệm vụ, công việc cho các nhân viên sao cho họ có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Giao công việc, nhiệm vụ cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người.
10. Sự nỗ lực – không bao giờ bỏ cuộc
Con đường khởi nghiệp luôn chứa đầy chông gai và thử thách, do đó, bạn phải giữ một tinh thần chiến đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Hãy nghĩ ra nhiều cách để giúp công ty phát triển, vượt qua khó khăn để phát triển trong tương lai. Có thể thất bại nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc, đó là tinh thần mà bất kỳ startup nào cũng phải rèn luyện để chạm đến thành công.
11. Kỹ năng xã hội xuất sắc
Bất kỳ ai khởi nghiệp cũng nên mở rộng mối quan hệ của mình với những người quan trọng và ở đẳng cấp cao (cao về vị trí trong ngành của bạn hoặc cao về số lượng đầu tư mà họ có thể cung cấp cho bạn).
Hãy tận dụng cơ sở mạng lưới hiện tại của mình và tìm kiếm cơ hội kết nối với những người có quyền lực trong công việc của bạn. Dù bằng cách nào, hãy cố gắng hình thành mối quan hệ mới và nuôi dưỡng những giá trị hiện tại để phát triển công việc kinh doanh của bạn.
Theo Nhịp sống kinh tế/ Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Shark Bình ví von việc bán hàng cũng như tán bạn gái: Quan trọng nhất là sự chân thành, nếu kỹ năng quá điêu luyện thì sẽ bị cho là không “thật”
- Chủ tịch Phú Thái – Phạm Đình Đoàn đưa lời khuyên 5 điều không nên làm khi khởi nghiệp: Đừng nghĩ mình giỏi, đừng chọn người giỏi nhất
- Shark Bình: “Startup sợ nhất là cô đơn chứ không phải kẻ thù, thiếu nhất là thiếu long mạch chứ không phải thiếu tiền”