Trong khi những tiền bối khác thường đề cao sự trung thành trong công việc, thì shark Hưng lại cho rằng các bạn trẻ nếu cảm thấy không phù hợp thì nên nhảy việc càng sớm càng tốt.
“Nhảy việc” – một khái niệm chẳng còn xa lạ đối với thế hệ trẻ ngày nay. Không ngoa khi gọi đây là “văn hóa” của giới trẻ – những người ưa thích sự mới lạ, trải nghiệm và muốn tìm kiếm cơ hội tốt cho bản thân.
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng, “nhảy việc” là không tốt, để lại nhiều hậu quả xấu. “Nhảy việc” không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho doanh nghiệp nơi bạn đã và sắp làm việc.

Shark Phạm Thanh Hưng là một trong những nhà đầu tư chính của chương trình “Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank). Xuất hiện trên sóng truyền hình, doanh nhân khiến nhiều người cảm thấy yêu thích nhờ vào sự điềm đạm, ít khi tranh giành cùng với những lời khuyên rất chân thành và thực tế.
Trước đây, shark Hưng đã có một buổi chia sẻ với các bạn sinh viên về định hướng tương lai. Giữa một loạt những tâm sự quen thuộc thì anh cũng đã khiến khá nhiều người bất ngờ trước quan điểm về câu chuyện nhảy việc của mình.
Khác với những bậc tiền bối thường đề cao sự trung thành và khuyên các bạn trẻ nên gắn bó với công ty nhiều năm liền, shark Hưng lại có suy nghĩ ngược lại. Cụ thể, anh chia sẻ: “Bản thân tôi nhảy việc rất kinh khủng, đến nay thì tôi đã làm hàng chục công ty khác nhau rồi. Có những công ty như Ford, Toyota tôi chỉ làm việc vài tháng, còn 1-2 công việc là tôi làm lâu hơn thôi.
“Tôi khuyên các bạn nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác, thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta.“
Để giải thích kĩ hơn về quan điểm này, shark Hưng đã nói thêm rằng thời gian không giống như tiền bạc. Tiền thì người ít người nhiều nhưng thời gian thì ai cũng chỉ có 24h/ ngày, 60 phút/ giờ. Nếu làm công việc mình ghét từ ngày này qua tháng nọ thì không khác gì bạn đang vứt thời gian quý báu của bản thân vào thùng rác.

Trong mắt nhiều người, “nhảy việc” gây ra hàng loạt hệ lụy như: Gây mất thiện cảm với những nhà tuyển dụng sau này, lãng phí thời gian của chính mình, ảnh hưởng đến việc xây dựng networking, mục kinh nghiệm làm việc trong CV trông “chắp vá”, bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển, dễ trở thành người “đứng núi này trông núi nọ”, “cả thèm, chóng chán”,…
Thế nhưng, đó là khi bạn “nhảy việc” thường xuyên. Bạn không thể tiếp tục gắn bó với công việc khi tâm lý không thoải mái về chuyện lương thưởng, mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cảm thấy không có nhiều cơ hội thăng tiến. Như vậy, “nhảy việc” là điều nên làm để tránh lãng phí thời gian của bạn, cũng như của doanh nghiệp – nơi bạn đang gắn bó.
“Tôi khuyên các bạn thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác. Thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta”, Shark Phạm Thanh Hưng nhấn mạnh.
Kết thúc bài chia sẻ của mình, shark Hưng chốt lại bằng câu: “Hãy tận dụng đừng để lãng phí vì có những thứ sau này không làm lại được.”
Ngay sau khi xuất hiện trên mạng, phần nói chuyện này đã nhanh chóng nhận được sự thu hút của nhiều người. Chỉ trong một buổi tối, đoạn clip đã có hơn 200k lượt xem. Phía dưới phần bình luận, kha khá các bạn trẻ đã cho rằng đây là một lời khuyên thực tế và đáng để suy ngẫm. Một số bạn khác thì lại thú thật rằng đã tìm thấy chút động lực để thay đổi công việc hiện tại sau khi nghe shark Hưng phân tích.
Theo Shark Hưng “nhảy việc” đem lại lợi ích gì?
“Nhảy việc” chưa hẳn đã là điều xấu mà có thể mang đến vô vàn cơ hội khác nhau.
1. Cơ hội khám phá giá trị bản thân
Lựa chọn một cuộc sống bình lặng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội khai thác được giới hạn tiềm năng bản thân. Ngược lại, dám đánh đổi công việc quen thuộc với mức lương ổn định để tìm kiếm cơ hội mới có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị. Đó là môi trường mới, thu nhập mới, mối quan hệ mới, cơ hội mới,…

2. Cơ hội gia tăng thu nhập
Không thể phủ nhận thu nhập là một trong những lý do quan trọng, tạo tiền đề cho giới trẻ “nhảy việc”. Nhiều doanh nghiệp hiện nay tạo các cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện tài năng cùng mức lương thưởng rất đáng để cân nhắc.
Đồng thời, chính sách tăng lương ổn định cho người cũ ở một số doanh nghiệp có thể khiến họ gặp nhiều khó khăn khi có ý định đề xuất tăng lương. Vậy nên “nhảy việc” cũng là cách để người đi làm giải quyết vấn đề lương thưởng.
3. Cơ hội phát triển nhiều kỹ năng
“Nhảy việc” không chỉ giúp người trẻ rèn luyện được những kỹ năng cứng như kiến thức, kinh nghiệm làm việc mà mỗi trường, đồng nghiệp khác nhau lại mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau.
Hơn thế, việc tìm kiếm một môi trường khác còn giúp bạn phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp với mọi người.
Shark Hưng khuyên nhảy việc đừng quan tâm “mấy đồng” thưởng Tết: Tiền quan trọng nhưng đây mới là thứ bạn cần cân nhắc trước khi từ chức
Nếu có ý định nhảy việc, tìm kiếm cơ hội việc làm mới cho bản thân, đừng chờ đợi, hãy nắm bắt ngay thời cơ.
Nghỉ việc trước Tết – nên hay không?
Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Áp lực công việc là điều khó tránh khỏi khi đi làm dù bạn là sếp hay nhân viên.
Đặc biệt càng vào thời điểm cuối năm, khối lượng công việc càng tăng lên đột biến khiến ai nấy đều căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí vì quá bận rộn, nhiều người phải mang việc về nhà, tăng ca bất kể ngày nghỉ cuối tuần để có thể hoàn thành trọn vẹn.
Nhiều người đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, cuối năm không phải là thời điểm thích hợp để nhảy việc bởi cố gắng cả năm chỉ để thưởng Tết nên không muốn nghỉ ngang. Ngược lại, số khác lại ủng hộ nghỉ việc, ưu tiên cảm xúc thoải mái hơn là chịu áp lực vì “vài đồng” thưởng Tết.

Cuối năm 2020, Shark Phạm Thanh Hưng đã từng chia sẻ quan điểm của mình về chuyện thưởng Tết và nhảy việc với các sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Sự kiện do Phòng Công tác Chính trị & Quản lý Sinh viên của trường phối hợp với chương trình Cơ Hội Cho Ai tổ chức.
Cụ thể, khi được hỏi rằng “Sắp Tết, có nên nhảy việc không hay đợi thưởng?”, Shark Hưng thẳng thắn cho rằng chuyện nhảy việc không phụ thuộc vào thưởng Tết. Theo Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, nếu muốn nhảy việc thì đừng nghĩ đến vài đồng tiền thưởng:
“Cái này thì không phải phụ thuộc vào thưởng đâu. Nếu các bạn đã muốn nhảy việc rồi thì quan trọng là các bạn đã có việc khác tốt hơn chưa? Không nên vì vài đồng tiền thưởng, nếu bạn đã muốn đi rồi thì thưởng không quá quan trọng. Nếu bạn cố gắng để có thưởng, kéo dài thời gian thì có thể nhận phải những đánh giá là thực dụng quá. Hãy quyết định vì những yếu tố khác, không nên ở lại hay ra đi vì tiền thưởng”.
Khi nào nên nhảy việc?
Paul Wolfe, phó chủ tịch đồng thời là người đứng đầu toàn cầu về nhân sự tại trang web việc làm Indeed, chia sẻ: “Hiện nay, thị trường việc làm mở ra rất nhiều cơ hội cho các ứng viên. Mặc dù, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt vào thời điểm này, nhưng có nhiều công việc đáng mơ ước mà các ứng viên đang tìm kiếm”.
Tuy nhiên, một bước chuyển sự nghiệp không phải là một vấn đề có thể xem nhẹ. Sau đây là lời khuyên tốt nhất về những điều cần lưu ý trước khi quyết định nhảy việc.

Hiểu rõ động cơ của bản thân
Đầu tiên, trước khi nghĩ đến chuyện xin việc mới, hãy đánh giá tình hình hiện tại của bạn và tìm hiểu lý do tại sao bạn lại đang tìm kiếm cơ hội mới cho mình.
Đó có thể là do văn hóa công ty, bản thân công việc, sự bù trừ của bạn hay một cái gì đó hoàn toàn khác.
Hãy biết chắc chắn rằng bạn hiểu rõ lý do tại sao mình muốn chuyển việc làm, chứ không phải chỉ đơn giản vì quyết định cho năm mới.
Amanda Augustine, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại trang web việc làm TopResume cho biết, sẽ rất hữu ích khi nhìn lại lịch sử nghề nghiệp của bạn và xác định các khía cạnh, lĩnh vực công việc quan trọng nhất với bạn.
Điều đó sẽ giúp bạn tập trung vào việc tìm kiếm vị trí mới phù hợp, thay vì bỏ lỡ nhà tuyển dụng hiện tại của bạn.
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Một khi đã nắm rõ động cơ, hay động lực của mình, hãy bắt đầu xem xét cẩn thận các cơ hội trên thị trường việc làm. Làm như vậy không chỉ tạo cảm hứng cho bạn mà còn có thể mang lại sức mạnh đàm phán tốt hơn trong các buổi phỏng vấn xin việc.
Để xem một công việc có phù hợp với mình hay không, bạn hãy đặt ra câu hỏi cho mình: “Tôi có thực sự quan tâm đến vị trí này không, nó có phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của tôi hay không, hay tôi chỉ đang cố gắng thoát khỏi công việc mà tôi đang chán ngấy”.
Tìm kiếm việc làm quả thực rất mất thời gian và hao tổn tinh thần. Nếu không kiên trì thì đến cuối cùng, bạn lại muốn gấp rút thoát khỏi cảnh tìm việc và chấp nhận công việc đầu tiên bạn gặp gỡ. Sau đó, bạn chỉ thấy mình phải chịu đựng khổ sở với công việc mới này hệt như các công việc trước đây mình đã làm. Và lại bắt đầu lên kế hoạch tìm việc một lần nữa.

Các ứng viên nên ra ngoài mua sắm và thử mọi thứ. Ví dụ, nếu bạn gặp một vị trí bị bỏ trống đã lâu, nhà tuyển dụng có thể sẽ có tâm lý rất mong muốn tuyển dụng những người có khả năng ngay lập tức, dù đôi khi họ đưa ra yêu cầu lương bổng hơi quá. Nhưng ngược lại, nếu đó là một vị trí mới được đặt ra, nhà tuyển dụng sẽ có rất nhiều thời gian để tuyển lựa kỹ càng. Nên trong trường hợp này, bạn không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng chuyện tìm việc mới để tác động nhà tuyển dụng hiện tại để đàm phán về mức lương. Các ông chủ đều là những người rất thông minh và tỉnh táo, nếu không thì họ chỉ đang giả vờ trước mặt nhân viên mà thôi.
Đừng quanh quẩn, lãng phí thời gian
Sau khi tìm thấy động lực và nghiên cứu kỹ lưỡng, hãy quyết định ngay một công việc phù hợp với bản thân. Tuyệt đối không nên lãng phí bất cứ thời gian nào để rút hồ sơ xin việc ra khỏi nơi nào đó.
Các chuyên gia khẳng định họ đã nhận ra xu hướng tìm kiếm việc làm tăng đột biến vào đầu tháng 1, khi mà những người tìm việc có thời gian nghỉ lễ để khám phá những cơ hội mới.
Theo kenh14/ Thể thao và văn hóa