Cách Xa Kiến Tân Biến Red Star Macalline từ một xưởng một nhỏ biến thành đế chế nội thất với tài sản hơn 13 tỷ USD như thế nào? Anh giữ chân nhân tài cũng như bồi dưỡng họ ra sao? tất cả đều có chiến thuật.
Là người cầm lái con tàu khổng lồ này, Xa Kiến Tân luôn giữ vững châm ngôn sống: “Làm mọi việc bằng trái tim.” Nhờ đó mà ông đã tạo nên được một truyền kỳ kinh doanh trong giới nội thất.
1. Hành trình “lội ngược dòng” của người thợ mộc
Xa Kiến Tân là con trai của một nông dân bình thường, cha ông là một thợ ngõa (nghề lợp ngói) rất lành nghề.
Chịu ảnh hưởng từ cha mình, ở tuổi 16, ông đã trở thành một thợ mộc. Xa Kiến Tân không những học nghề rất chăm chỉ mà còn thường xuyên quan tâm chăm sóc bữa ăn và sinh hoạt hằng ngày cho thầy, nhờ đó mà ông rất được thầy yêu quý, được truyền dạy các tuyệt học độc môn, sau một năm tay nghề đã trở nên rất thành thạo.
Năm 1986, tên tuổi của Xa Kiến Tân cũng đã vang xa không ít, một chủ cửa hàng đồ nội thất đã tìm đến ông ấy và hỏi ông có làm đồ nội thất theo bộ không, Xa Kiến Tân đã nắm bắt cơ hội này và đồng ý ngay.
Sau đó, ông lập tức vay người thân 100 USD làm vốn, rồi đến xưởng chế biến gỗ tốt nhất ở địa phương xin lời khuyên của ông chủ.
Kết quả là sau một tháng ông đã hoàn thành xuất sắc dự án, tất cả các sản phẩm đều đạt chất lượng, chủ cửa hàng đồ nội thất rất hài lòng và Xa Kiến Tân đã kiếm được 30 USD lợi nhuận.
Sự việc lần đó đã nhân đôi sự tự tin của Xa Kiến Tân, ông đánh giá ngành đồ nội thất gia đình có tiềm năng rất lớn nên đã thành lập một xưởng nội thất nhỏ mang tên “Sao Đỏ”.
Những ngày đầu, Xa Kiến Tân phát triển dựa vào đơn đặt hàng của chủ cửa hàng nội thất trước đó, sau đó, ông thành lập cửa hàng tự bán, mở rộng quy mô.
Đến năm 1995, lợi nhuận ròng của xưởng nội thất Sao Đỏ đã vượt quá 20 triệu USD. Tuy nhiên, phát triển càng lớn thì thách thức cũng ngày càng khó khăn.
2. Hình thành nên đại siêu thị
Do kỹ năng quản lý lạc hậu, cộng thêm thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều cửa hàng Sao Đỏ bị thua lỗ nặng nề. Xa Kiến Tân đã tìm đọc rất nhiều sách tiếp thị nhưng vẫn không tìm được đường ra, cuối cùng ông đã tìm ra giải pháp trong một chuyến đi đến Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, ông ấy đã đến thăm “những gã khổng lồ” ngành bán lẻ như Wal-Mart và Carrefour, rồi chợt nghĩ: “Tại sao không thử mở một đại siêu thị?”
Sau khi trở về Trung Quốc, Xa Kiến Tân ngay lập tức bắt tay vào thực hiện cải cách. Trước hết, theo xu thế quốc tế, ông đổi tên thương hiệu thành “Red Star Macalline”; tiếp theo, để ngăn chặn thua lỗ, ông đóng cửa 15 cửa hàng có chất lượng quản lý kém; cuối cùng, thành lập 10 đại siêu thị ở Nam Kinh, Thượng Hải và các thành phố khác, đồng thời thực hiện mô hình chuỗi cửa hàng đồ nội thất gia đình.
Ông cho các nhà sản xuất đồ nội thất thuê các cửa hàng trong đại siêu thị, Red Star Macalline sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho họ, kết quả thu hút được hơn 1000 nhà sản xuất kéo đến nườm nượp, sự phát triển của Red Star cũng bắt đầu đi vào quỹ đạo.
Vào năm 2007, Xa Kiến Tân đã cho ra mắt mô hình cửa hàng trải nghiệm nội thất gia đình và nhận được phản hồi nhiệt tình từ người dùng, doanh thu hàng năm của công ty khi đó vượt quá 2 tỷ USD. Về sau, Red Star Macalline tiến bộ không ngừng, hiện tại giá trị của nó đã lên tới 13 tỷ USD, trở thành bá chủ của ngành trang trí nội thất gia đình.
Nói đến sự thành công của Red Star thì không thể không nhắc đến sự quản lý tỉ mỉ của Xa Kiến Tân trong nhiều thập kỷ.
3. Xa Kiến Tân – Người điều hành doanh nghiệp bằng cái tâm
Xa Kiến Tân tự nhận xét ông là “một người làm việc tận tâm”. Điều này được phản ánh trong mọi khía cạnh trong việc quản lý doanh nghiệp của ông.
Tại Red Star Macalline, Xa Kiến Tân thực hiện mô hình quản lý “từ dưới lên”, ông phát huy tối đa sáng kiến của nhân viên, để mỗi nhân viên đều tràn đầy ước mơ kinh doanh và nhận ra giá trị cá nhân của họ.
Ông rất coi trọng việc đào tạo nhân sự, từng cử tất cả các giám đốc điều hành của công ty tham gia lớp điều hành của học viện kinh doanh Cheung Kong, học phí lên đến 150 ngàn USD/ người đều do công ty chi trả.
Hành động trân trọng và bồi dưỡng nhân tài này đã cho khiến cho đội ngũ của công ty phát triển liên tục, kéo theo sự phát triển của công ty cũng ngày càng thăng hoa.
Đồng thời, Xa Kiến Tân cũng rất thích đọc sách, trong văn phòng, nhà hay xe hơi của ông đều có sách. Ông rất thích nghiên cứu sâu về các loại sách liên quan về nguồn nhân lực, ông cũng viết nhiều bài luận về cách phát triển và quản lý nguồn nhân lực.
Ông quản lý nhân viên theo phương thức “nhân tính hóa”.
Năm 2002, ông từng tặng cho nhân viên cấp trung, mỗi người một kệ sách và 50 đầu sách quản lý, đồng thời thuê cho mỗi gia đình nhân viên một bảo mẫu, không ngừng nâng cao khả năng làm việc và cảm giác hạnh phúc của nhân viên.
Ngày nay, Xa Kiến Tân, người đã sống hơn nửa thế kỷ vẫn tràn đầy năng lượng, ước mơ của ông là xây dựng Red Star Macalline thành một thương hiệu quốc tế nổi tiếng của đất nước Trung Hoa.
6 nghệ thuật quản trị nhân sự bậc thầy học được từ cờ vua và cờ tướng
Cờ vua và cờ tướng là hai môn cờ trí tuệ và tư duy cao của phương Tây và phương Đông. Chơi cờ không chỉ để giải trí và còn rút ra những bài học quý giá cho cuộc sống, nghề nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực quản trị nhân sự.
Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết các công ty ăn nên làm ra đều rất chú trọng đến công tác quản trị nhân sự. Không có một loại máy móc nào có thể thay thế bộ óc của con người.
Từng cá nhân trong tổ chức giỏi sẽ tạo nên một tập thể xuất sắc, lớn mạnh. Do vậy, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp chính là làm thế nào để thu hút, giữ chân và sử dụng nhân tài. Với sự tương đồng là hình ảnh bàn cờ tướng, cờ vua, chúng ta có thể rút ra được những bài học quản trị nhân sự đáng lưu tâm dưới đây.
1. Quản trị nhân sự từ người lãnh đạo
Trên bàn cờ tướng, quân vua khá hạn chế quyền lực bởi chúng chỉ có thể di chuyển trong một khoảng không gian nhỏ hẹp. Chúng luôn cần có những quân sĩ để bảo vệ trước khi bàn cờ kết thúc, vì thế việc lãnh đạo của chúng thường gặp nhiều khó khăn và thụ động.
Trong bài học quản trị nhân sự, đây được coi là đại diện của những lãnh đạo quan liêu. Họ thích ngồi một chỗ và chỉ tay 5 ngón. Họ lợi dụng quyền lực tối đa để sai khiến và bắt người khác phải làm theo ý mình. Thường thì, những người lãnh đạo này có năng lực kém và ít kinh nghiêm nên họ không thể chỉ đạo chính xác cho những nhân viên cấp dưới của mình. Quyền lực là vũ khí của họ, nếu mất quyền lực họ mất tất cả.
Ngược lại, trên bàn cờ vua, quân vua có thể di chuyển tới bất cứ vị trí nào mà không cần có quân sĩ đi kèm. Đây có thể coi là hình ảnh của một nhà quản trị nhân sự cấp cao có chủ kiến, có thể điều hành doanh nghiệp một cách chính xác và toàn diện nhất.
Đại diện cho quân vua trên bàn cờ sẽ là những nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng và có khả năng thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau bằng chính năng lực và kinh nghiệm của mình.
2. Tư duy lãnh đạo trong việc dùng người
Con tốt trên cả 2 bàn cờ là biểu hiện của vị trí thấp trong xã hội, họ thường bảo vệ cho cấp trên và vua. Trong doanh nghiệp, đây chính là những nhân sự làm công ăn lương và có vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tổ chức.
Tuy nhiên, trên bàn cờ tướng, quân tốt sau khi vượt qua các khó khăn, tới cuối nước cờ nó thường không còn giá trị gì nữa cho dù nó đã chiến đấu rất anh dũng. Điều này cũng giống như việc các nhà lãnh đạo không biết trọng dụng người tài hoặc khi đã sử dụng cấp dưới đạt được mục đích công việc rồi thì không còn trọng dụng nữa.
Ngược lại, trong bàn cờ vua con tốt có thể biến thành mọi quân cờ lớn hơn trong bàn cờ, ngoại trừ vua. Đây chính là đại điện của những cá nhân cống hiến, nỗ lực hết mình sẽ được ghi nhận xứng đáng. Nó thể hiện rằng doanh nghiệp có văn hóa học hỏi, cầu tiền và trọng dụng người tài.
3. Sự chủ động trong quản trị nhân lực
Trên bàn cờ tướng, các quân có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, pháo cần có ngòi nổ mới hạ được đối thủ, tượng không được qua sông hay mã cũng chỉ được di chuyển trong những vị trí được cho phép. Điều này đồng nghĩa với trong bài học quản trị nhân sự, dù nhân viên có thể hiện mình và mong muốn đạt mục tiêu như thế nào đi nữa thì sẽ vẫn có những rào cản nhất định dưới tư duy của nhà lãnh đạo.
Ngược lại trên bàn cờ vua, quân tượng có thể di chuyển khắp mọi nơi, quân mã không bị cản trở nước di chuyển,… Điều này thể hiện lối tư duy quản trị nhân sự hiện đại tại các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể nhanh chóng phát huy được hết năng lực cũng như khả năng tiềm ẩn của bản thân.
4. Bài học về sự hỗ trợ trong quản trị nhân sự
Trên bàn cờ tướng, chỉ có duy nhất 2 con tốt sẽ được sự bảo vệ của 2 con xe. Tất cả những con tốt khác sẽ đều chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cả bàn cờ và những tướng phía sau mình. Do đó, chúng thường xuyên gặp nguy hiểm và dễ thành vật thí mạng.
Trong công việc sẽ có sự phân biệt và không bình đẳng. Điều đó được thể hiện, ở mỗi vị trí và chức vụ khác nhau sẽ có mức lương cùng các chế độ đãi ngộ khác nhau. Vị trí càng cao, mức lương thưởng càng cao và ngược lại.
Trên bàn cờ vua, các con tốt đều được hỗ trợ từ các con tướng và có giá trị ngang nhau. Đó chính là những đãi ngộ công bằng với tất cả nhân viên cùng cấp. Nhờ chính sách công bằng này mà con tốt có thể tự tin xông pha chiến đấu tới nước đi cuối cùng. Đây cũng là một phương pháp quản trị nhân sự đáng học hỏi để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
5. Tôn trọng người tài
Trên bàn cờ tướng, 2 con sĩ đứng cạnh vua chỉ có vai trò bảo vệ tướng. Đây được xem là những người có xu hướng xu nịnh cấp trên, không có tài năng. Tuy nhiên chính sự xu nịnh này khiến họ trở thành tay chân thân tín của những người lãnh đạo bù nhìn, ưa nịnh.
Điều đó minh chứng rằng, những nhà lãnh đạo không có tài năng thường dễ bị xu nịnh bởi những kẻ cũng không có tài cán gì.
Trên bàn cờ vua, bên cạnh vua là hậu, nó có sức mạnh cao nhất trong bàn cờ và có thể di chuyển tới bất cứ vị trí nào. Điều đó khẳng định rằng, chỉ những người tài giỏi và có năng lực mới có thể đứng gần lãnh đạo, Họ sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực giúp lãnh đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ và công việc của mình.
6. Trao quyền và tôn trọng nữ quyền
Trên bàn cờ vua, quân vua không phải người có nhiều quyền năng nhất. Quân Hậu mới là nước có quyền năng, có thể dễ dàng di chuyển tới bất cứ vị trí nào trong khi cờ tướng thì không.
Tư duy quản trị nhân sự hiện đại sẽ thể hiện sự trân trọng tài năng làm việc của phái nữ. Họ hoàn toàn có thể đảm đương những vị trí và vai trò quan trọng nhất trong doanh nghiệp cũng như trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều chủ doanh nghiệp, những doanh nhân thành công là nữ.
Qua hình ảnh bàn cờ tướng và cờ vua, chúng ta đã rút ra được các bài học quản trị nhân sự nói trên. Chúng ta đang sống và làm việc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nên đòi hỏi nhà quản lý cần có tư duy, chiến thuật đổi mới bắt kịp xu thế hiện đại. Muốn doanh nghiệp phát triển và mở rộng buộc phải có sự đóng góp của những nhân tài.
Theo TTVH
Xem thêm bài liên quan
- 3 bài học để đời từ câu chuyện của Steve Jobs: “Bạn sẽ không thể thấy được sự liên kết của những gì đang xảy ra ở hiện tại với tương lai”
- Chuyện đời cha đẻ “vua bán dẫn TSMC” Morris Chang: 25 năm đi làm thuê, đến tận 50 tuổi mới bắt đầu khởi nghiệp và bí quyết tuyển dụng
- Ngỡ ngàng danh xưng tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và câu chuyện “kiếm tiền không phải mục tiêu của tôi”