Từ sản xuất xe điện, pin mặt trời, tàu siêu tốc thay thế máy bay cho tới tên lửa đẩy, tỷ phú Elon Musk đang tạo ra những kì tích mà nhân loại chỉ thấy trong giấc mơ, với mức phí thấp không tưởng.
Đứa bé từng bị chìm đắm trong thế giới game
Ai có thể nghĩ rằng, doanh nhân và nhà phát minh nổi tiếng – Elon Musk lại từng bị chìm đắm trong thế giới game như người khác. Chính nhờ trò chơi điện tử, ông đã thành công như ngày hôm nay.
Elon Musk sinh ngày 28/6/1971, tại thành phố Pretoria, Nam Phi. Cha ông – Errol Musk, một kỹ sư điện tử, từng chia sẻ: “Elon luôn hướng nội. Khi mọi người thích những bữa tiệc huyên náo, say sưa uống rượu và nói chuyện về thể thao, Elon chọn thư viện và đọc sách”.
Năm 1979, sau khi bố mẹ ly dị, Elon và em trai sống với cha. Năm 1983, ở tuổi 12, lần đầu tiên Musk thể hiện khả năng công nghệ khi bán trò chơi đơn giản mang tên Blastar cho một tạp chí máy tính với giá 500 USD. Musk từng nói, đó là “một trò chơi tầm thường… nhưng hay hơn Flappy Bird”.
Ngay từ lần đầu tiên, tại 1 khách sạn ở Mỹ, nơi mà người cha đã đưa ông đi công tác cùng (gia đình vị tỷ phú Tesla sống ở Nam Phi) và ở đây, Musk đã tìm thấy niềm vui của riêng mình khi chơi game. Tựa game thùng của giai đoạn những năm 80 đã khơi dậy sự say mê trong cậu bé. Khi đó, người mà sau này sẽ sáng lập ra Tesla, đã đặt mục tiêu cho mình là tạo ra 1 trò chơi điện tử. Thậm chí sản phẩm sẽ phải tốt hơn bất kỳ ai khác có thể làm. Với suy nghĩ này, Elon Musk đã quyết tâm trở thành lập trình viên.
Hành trình gây dựng ước mơ vĩ đại từ con số 0

Ông bố sau đó cũng đã mua cho cậu con trai của mình chiếc máy tính hướng dẫn Lập trình cơ bản. Nhờ nó mà đến năm 12 tuổi, Elon Musk đã bán thành công đoạn mã trò chơi Blastar do cậu thiết kế cho 1 tạp chí máy tính với giá 500 USD. Ngay sau lần thành công đầu tiên, cậu đã tiếp tục bắt tay vào lập trình với sự hăng say hơn lần trước.

Năm 1996 là năm đột phá tiếp theo của Elon Musk khi thành lập công ty Zip2 cùng với người anh trai của mình. Công ty này sau đó đã cung cấp sách hướng dẫn du lịch và các trang vàng cho ngành báo chí nước Mỹ. Về sau, họ bán công ty này với giá 307 triệu USD.

Các khoản tiền trên đều được chuyển đến X.com, về sau nó trở thành công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet mang tên PayPal.
Nhờ hệ thống thanh toán này, Elon Musk đã kiếm được rất nhiều vốn và tên tuổi của ông ngày càng được nhiều người biết đến. Không lâu sau, quá trình cất cánh đã bắt đầu mà như mọi người biết: ô tô điện Tesla, tàu vũ trụ, vệ tinh, súng phun lửa, giấc mơ đưa con người biến sao Hỏa thành thuộc địa… những thứ chỉ thấy trong phim khoa học viễn tưởng.
Một vài người xem Musk như một người có tầm nhìn vĩ đại, khác thường. Một số khác gọi ông là kẻ lừa đảo, liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, vị doanh nhân, kỹ sư, thần đồng máy tính, nhà từ thiện kiêm chuyên gia trong việc làm tổn thương người khác bằng lời nói này thực sự là một “giống hiếm” có trong thế kỷ 21.
Không người đàn ông nào trong cuộc sống của mình có thể chuyển đổi được quá nhiều ý tưởng tuyệt vời thành hiện thực như vậy.
Ông có thể sai hoặc đúng hoặc vừa sai vừa đúng trong việc theo đuổi những giấc mơ kỳ lạ, hoang đường. Ông có thể vừa là thiên tài và là kẻ bán ảo mộng. Nhưng Musk sẽ vẫn là trường hợp độc nhất trong thời đại của chúng ta.
Musk từng khẳng định rằng: “Tôi thích sự lạc quan và sai hơn là bi quan và đúng”.

Trên tất cả, nhưng hóa ra mục tiêu ban đầu của cậu bé tóc vàng chỉ là tạo ra 1 trò chơi. Dù đơn giản, nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn dẫn đến thành công chóng mặt nhiều năm sau đó. Vì vậy, đừng quá khắt khe với sở thích của trẻ nhỏ. Chắc hẳn, lúc xưa cha mẹ của Elon Musk cũng không hài lòng lắm với sở thích chơi trò chơi điện tử của con mình như vậy đâu.
Tuy nhiên, họ đã cho anh ấy cơ hội để biến ước mơ của mình thành hiện thực bằng cách mua chiếc máy tính đầu tiên. Nếu không có chiếc máy tính đó, ngày nay chắc hẳn thế giới sẽ vắng bóng 1 cái tên cực kỳ quen thuộc và đầy hoài bão – Elon Musk!
Kẻ bán những giấc mơ vĩ đại của loài người
Bill Gates, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Larry Page và Sergey Brin là những tượng đài lớn về tinh thần sáng tạo ở Thung lũng Sillicon. Nhưng khi Elon Musk xuất hiện, người ta thấy ông đang tạo ra một xu hướng khác.
Vị tỉ phú khiến nhiều người hâm mộ và cũng lắm kẻ ghét đang thay đổi thế giới bằng những sản phẩm hữu hình như xe điện, tên lửa và vệ tinh.
Khi iPhone thế hệ đầu ra đời, giới truyền thông gọi nó là “điện thoại của Chúa”. Vậy mà khi tên lửa Falcon 9 của SpaceX ra mắt công chúng, chẳng tờ báo nào gọi nó là “tên lửa của thánh thần” hay một danh xưng mĩ miều nào đó.
Nhưng Falcon 9 lại mở ra một viễn cảnh hoàn toàn mới đối với nhân loại. Giới công nghệ phải chờ tới 13 năm để chứng kiến một sản phẩm mang tính đột phá.

Giống như Steve Jobs, “người sắt” Elon Musk khác hẳn phần còn lại của giới công nghệ. Trong khi phần lớn doanh nghiệp công nghệ đang phát triển tuyến tính theo một vòng lặp nhàm chán, Steve Jobs và Elon Musk tạo ra con đường phi tuyến tính.
Họ tìm một ngành tiềm năng, rồi đảo lộn các quy tắc truyền thống, tạo tiếng vang rồi leo lên ngôi cao.
Nếu những người như Bill Gates là nhà cải cách, Musk đại diện cho những người làm cách mạng. Nhờ cải cách, con người luôn có thể tìm ra ước số chung lớn nhất về lợi ích, còn người làm cách mạng phải thách thức các nhóm lợi ích đang tồn tại. Do vậy, cách mạng là hành trình khó hơn cải cách rất nhiều.
Elon Musk thuộc nhóm người lắm tài nhiều tật. Hàng triệu người yêu mến ông, song số lượng người ghét và hoài nghi cũng lên tới hàng triệu. Nhưng không ai có thể phủ nhận ông đang bán những giấc mơ vĩ đại nhất với giá cực rẻ.

Năm 2010, SpaceX thử nghiệm thành công Falcon X với tổng chi phí sản xuất là 60 triệu USD, thấp hơn nhiều giá thị trường. Nhờ sáng kiến tái sử dụng tên lửa, chi phí phóng tên lửa giảm hẳn một nửa so với cách phóng truyền thống. Từ năm 2010 đến 2019, chi phí sản xuất tên lửa thương mại trên thị trường quốc tế đã giảm 25% nhờ thành tựu của SpaceX.
Số liệu thống kê của NASA cho thấy chi phí đưa thiết bị, hàng hóa lên Trạm Không gian Quốc tế của SpaceX thấp đến mức không tưởng. Musk tính phí khoảng 1.950 USD đối với mỗi kg hàng hóa, trong khi Salsa báo giá 7.246 USD và chi phí của tàu con thoi truyền thống là 19.842 USD.
Chi phí để đưa một phi hành gia bay vào không gian của SpaceX khoảng 55 triệu USD, trong khi chi phí của Boeing là 90 triệu USD. NASA từng trả cho Nga 86 triệu USD để đưa một phi hành gia bay vào vũ trụ. Nếu tính trung bình, giá của Boeing cao hơn 60% so với SpaceX.
Chiến lược Musk chọn là dồn sức vào một sản phẩm cao cấp để làm thương hiệu, rồi chinh phục thị trường bằng những sản phẩm rẻ. Vì thế mà giá xe điện Tesla cứ thấp dần.
Solar City, một doanh nghiệp khác của Musk, cũng chọn chiến lược tiết kiệm tiền cho người mua. Họ cung cấp cho khách hàng những giải pháp phần mềm tốt nhất để tiết kiệm điện rồi mới bán đến các tấm pin năng lượng mặt trời của họ.
Những người mua xe Tesla nghĩ họ có phong cách mới và gia đình họ sẽ chuyển sang dùng năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng các tấm pin năng lượng của Solar City.
Tổng hợp