Chang Sea-Jin – giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết các lựa chọn thay thế Lee có thể còn tệ hơn. Theo ông, bổ nhiệm một chủ tịch tạm thời từ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Samsung sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Vì khi đó, tập đoàn sẽ có thêm một tầng lãnh đạo khi ra quyết định. Vậy nên Samsung có thể chưa bổ nhiệm Lee Jae-yong làm Chủ tịch vì ông vẫn đang vướng vào các rắc rối pháp lý.
Lee Jae-yong đã được chuẩn bị vài thập kỷ để tiếp quản Samsung – chaebol do ông nội sáng lập và cha mình gây dựng thành một đế chế công nghệ. Tuy nhiên, ngay cả sau khi người cha – Chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun-hee qua đời, con trai duy nhất của ông có thể vẫn phải chờ một thời gian nữa để đảm nhiệm vai trò đứng đầu.
Lee đang kẹt giữa hai vụ xét xử với cáo buộc hối lộ và gian lận kế toán để dọn đường cho việc kế nghiệp. Dù liên tục phủ nhận, Lee vẫn đối mặt với nguy cơ phải trở lại nhà tù nếu ông bị kết tội.
Samsung có thể tạm hoãn việc bổ nhiệm Lee làm chủ tịch Samsung Electronics ít nhất đến khi phiên tòa đầu tiên kết thúc trong vài tháng tới. Động thái này để tránh trường hợp chủ tịch vừa nhậm chức đã phải đi tù. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Samsung sẽ vận hành mà không có chủ tịch trong vài tháng.
“Tôi nghĩ Lee sẽ được thăng chức đầu năm tới. Ông ấy có thể cũng đợi đến khi vụ án hối lộ hoàn tất”, Lee Sang-hun, nhà phân tích tại HI Investment & Securities nhận định. Samsung từ chối bình luận về việc này và không tiết lộ ai sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch cũng như thời điểm bổ nhiệm.
Thời điểm chính thức kế nhiệm của Lee khá nhạy cảm do vài năm qua, người dân ngày càng bất mãn với các chaebol. Các phản ứng dữ dội này bắt nguồn một phần từ các cáo buộc hối lộ với Lee, trong vụ án khiến Tổng thống khi đó là bà Park Geun-hye bị phế truất.
Tháng 2/2017, ông từng bị tạm giữ gần một năm để điều tra vì liên quan đến scandal tham nhũng chính trị rung chuyển Hàn Quốc. Lee bị cáo buộc đã chi hàng chục triệu USD cho một quỹ phi lợi nhuận của Choi Soon-sil, bạn thân cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, để được Chính phủ chấp thuận một thương vụ sáp nhập gây tranh cãi. Thương vụ này được cho là sẽ củng cố quyền lực của ông tại đế chế đa ngành lớn nhất Hàn Quốc.
Ngoài ra, việc kế nghiệp của Lee cũng càng phức tạp bởi khoản thuế thừa kế mà gia đình này sẽ phải trả. Bloomberg Billionaires Index ước tính ông Lee Kun-hee sở hữu khối tài sản 20,7 tỷ USD, đồng nghĩa gia đình này có thể phải trả khoảng 10 tỷ USD tiền thuế thừa kế.
CEO Chung Sun-sup của hãng nghiên cứu Chaebul cho biết phần lớn gia tốc chọn nộp thuế bằng tiền mặt thay vì bán cổ phiếu, nhằm duy trì quyền kiểm soát. Vì vậy, gia đình Lee có thể nộp thuế trong vòng 5 năm.
Chang Sea-Jin – giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết các lựa chọn thay thế Lee có thể còn tệ hơn. Theo ông, bổ nhiệm một chủ tịch tạm thời từ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Samsung sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Vì khi đó, tập đoàn sẽ có thêm một tầng lãnh đạo khi ra quyết định.
“Tôi nghĩ Lee nên làm chủ tịch ngay. Dù gì trong hoàn cảnh nào, ông ấy cũng phải ra quyết định”, Giáo sư Chang nói.
Samsung không thể coi nhẹ việc này. Tập đoàn này đang phải đối mặt với các thách thức từ Apple và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng smartphone Trung Quốc. Họ cũng gặp khó khăn về giá chip nhớ. Samsung đang thực hiện các sáng kiến đắt giá về công nghệ 5G và ngành công nghiệp đúc bán dẫn.
Chang cho rằng Lee sẽ không phải điều hành các đơn vị kinh doanh riêng lẻ vì đã có các giám đốc chuyên nghiệp. Đó cũng là sự khác biệt rõ rệt của Lee so với những thời kỳ đầu ông Lee Kun-hee đảm nhận chức này. Cố Chủ tịch Samsung tham gia rất sâu vào các mảng quan trọng.
“Ông ấy không cần làm một Lee Kun-hee khác khi Samsung đã có nhiều nhà quản lý chuyên nghiệp hơn. Ông ấy nên là một Chủ tịch khác với cha mình”, Chang nói.
Dù vậy, rắc rối pháp lý liên quan đến Lee có thể còn kéo dài nhiều năm. Phiên tòa xét xử lại các cáo buộc hối lộ và tham nhũng sẽ diễn ra trong năm nay và phán quyết có thể được đưa ra đầu năm sau. Còn vụ án mới liên quan đến các gian lận kế toán sẽ được xử vào tháng 1/2021 và kéo dài vài tháng.
Dù vậy, các vụ án này tại Hàn Quốc không khiến họ bị kỳ thị như ở nhiều nước khác. Lee Kun-hee từng hai lần bị kết tội và được ân xá hai lần. Chủ tịch SK Group cũng vào tù năm 2013, sau đó quay lại điều hành công ty năm 2016.
Xem thêm bài liên quan
- Con cháu gia tộc Samsung đi vay 3 tỷ USD để trả thuế thừa kế: Một trong những khoản tiền thuế thừa kế lớn nhất thế giới
- Đế chế Samsung “khổng lồ như thế nào”: Chiếm 20% GDP toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc, sản xuất tất tần tật từ điện thoại đến máy bay
- Đế chế Samsung khổng lồ như thế nào: Chiếm 20% GDP toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc, sản xuất tất tần tật từ điện thoại đến máy bay