UBND huyện Bảo Lâm đề nghị thu hồi đất dự án thưởng lãm và trưng bày cà phê của Trung Nguyên Legend chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng.
Ngày 29/5, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xem xét nội dung đề nghị thu hồi, quản lý đất tại Dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm.
Hồi đầu tháng 5, UBND huyện Bảo Lâm đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định thu hồi đất dự án Khu Thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An để có cơ sở xây dựng phương án quản lý, khai thác diện tích đất.
Theo đó, trong văn bản, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét đề nghị của UBND huyện Bảo Lâm và báo cáo trước ngày 9/6.
Trước đó, tháng 9/2022, UBND tỉnh đã có quyết định chấm dứt dự án đầu tư Khu Thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An.
Theo cơ quan này, việc chấm dứt hoạt động dự án này là thực hiện theo kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch – Đầu tư vì dự án của Công ty Trung Nguyên chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014 và 2020.
Tháng 10/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với diện tích 15.529 m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 33 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Trung Nguyên bỏ vốn 15 tỷ đồng, phần còn lại là 18 tỷ đồng từ các nguồn huy động khác.
Mục đích của Trung Nguyên là xây dựng không gian thưởng lãm, trưng bày để kinh doanh sản phẩm cà phê và các hàng hóa khác, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Theo tiến độ đầu tư, đến hết quý III/2019, Trung Nguyên phải hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tập đoàn này chỉ mới hoàn thành các thủ tục pháp lý bao gồm ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường. Hiện nay dự án chưa đầu tư xây dựng, chậm tiến độ 3 năm là vi phạm quy định tại Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, công ty đề xuất dự án với tổng vốn đầu tư 33 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 15 tỷ đồng, nhưng không nêu phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn; vốn huy động 18 tỷ đồng, không có phương án huy động vốn và tiến độ dự kiến là chưa đúng theo mẫu quy định.
Đẳng cấp như vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ làm Bất động sản
Đẳng cấp cách làm bất động sản ở Thành phố cà phê của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Bán hết 99% số căn nhà 10 tỷ đồng chỉ trong 15 phút, “đội quản gia” 5 sao giúp chủ nhân đưa đón con, sắp lịch trình.
Thành phố Cà phê có quy mô 45,45ha, do Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng với tầm nhìn góp phần hiện thực hóa khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của hơn 2,5 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.
Khu đô thị được thiết kế theo xu thế kiến trúc chữa lành các tiện ích như khu cưỡi ngựa Ả Rập, golf, Sauna, vườn Zen, tổ hợp thể thao gym – yoga – bắn cung… giúp bảo vệ toàn diện sức khỏe Thân – Tâm – Trí.
Xây dựng dựa trên ngành kinh tế lõi của địa phương là cà phê, Thành phố Cà phê được giới chuyên gia nhận định sẽ trở thành đô thị hạt nhân, trung tâm giúp phát triển thương hiệu Buôn Ma Thuột trở thành thành phố cà phê của thế giới, theo tầm nhìn xây dựng và phát triển giai đoạn 2030 – 2045.
Thành phố cà phê – Dự án bất động sản đắt đỏ bậc nhất Đăk Lăk?
Theo thông tin mua bán bất động sản ở Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, một căn shophouse có diện tích 125m2 (4 lầu) ở Thành phố cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang được rao bán với giá từ 8,5 – 9 tỷ đồng, tương đương 68 – 72 triệu đồng/m2.
Đó là với những căn có mặt tiền hướng đường nội bộ 8m, nếu đường rộng (30m) và trung tâm hơn, giá sẽ lên tới 14,5 tỷ đồng cho 110m2 (4 lầu), tương đương với giá 132 triệu đồng/m2.
Trong khi ở cách đó chưa đầy 1 km, trên mặt chính đường Nguyễn Khuyến – tuyến phố gần thành phố cà phê Trung Nguyên, mặt bằng kinh doanh góc 2 mặt tiền mới chỉ đang được rao bán với giá 53,33 triệu đồng/m2 với độ lớn về diện tích, kích thước tương tự. Thậm chí, nếu xét về lợi thế kinh doanh sẽ có phần nhỉnh hơn vì đây là mặt phố đường giao thông.
Một so sánh khác là dự án Eco City Premia của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Đắk Lắk, thông tin trên trang nhadat.cafeland cho thấy một biệt thự 4 mặt thoáng, thiết kế hiện đại với hơn 100 tiện ích nội khu đang được rao bán với giá 10,7 tỷ đồng cho 250m2/sàn, tương đương 42,8 triệu đồng/m2.
Tại sao Trung Nguyên có thể bán được bất động sản với giá cao?
Tháng 1/2017, Trung Nguyên Legend đầu tư và khởi công xây dựng dự án Thành phố Cà phê (viết tắt TPCP) có quy mô 45,45 ha, tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột – thủ phủ Tây Nguyên.
Dự án này có mức giá ở tầm cao trong khu vực tỉnh, vốn không dễ thanh khoản so với những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn về điều kiện chung của Đăk Lăk không phải là khu vực phát triển công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Phòng, Bình Dương,.. hay phát triển mạnh du lịch như Đà Nẵng,… chưa kể quỹ đất còn dồi dào. Năm 2019, theo tổng điều tra dân số, mật độ dân số của tỉnh Đắk Lắk là 143,71 người/km2, trong khi mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2.
Vậy nhưng trong kỳ mở bán dự án đầu tiên, Trung Nguyên Legend đưa ra thị trường khoảng 139 căn Tesla và Cantata và chỉ trong 80 phút đầu tiên 99% sản phẩm đã được Trung Nguyên Legend giao dịch thành công.
Bí quyết nằm ở chiến lược và cách làm marketing của Trung Nguyên. Bình thường, khách hàng khi tiếp cận với dự án bất động sản sẽ được giới thiệu những thông tin về diện tích, vị trí, lợi thế, tiềm năng sinh lời,… Một cách thống nhất, tất cả đều nhằm vào “lợi ích”.
Điều này không xuất hiện khi Trung Nguyên nói về TPCP. Họ dùng khái niệm “chữa lành” và “tỉnh thức” để xác định giá trị khu đô thị họ xây dựng. Điều thú vị là xoay quanh trục khái niệm chính này, tồn tại 2 lý thuyết bán hàng trái ngược nhau. Một là bán thứ khách hàng CẦN. Hai là bán thứ MUỐN bán.
Bán thứ khách hàng cần: Một khu đô thị chữa lành
Trung Nguyên gọi TPCP là khu đô thị chữa lành, thành phố thông minh, trên thực tế bất động sản chữa lành là một khái niệm không quá xa lạ trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Với áp lực cuộc sống hiện nay và nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội bị trở nên lỏng lẻo, con người có xu hướng căng thẳng, nặng hơn là trầm cảm.
Cộng thêm tác động vô cùng mạnh mẽ từ Covid -19 tới toàn thể nhân loại, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, mà còn làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe tinh thần.
Theo thông tin từ Bộ Y Tế, các chứng rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Thuật ngữ “chữa lành” vì vậy trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Trong thông điệp hồi đầu năm 2021, Liên Hiệp Quốc đã gọi 2021 là “năm của sự chữa lành” (year of healing).
Theo kết quả tổng kết “Xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021” trên giao diện Google, từ khóa “làm sao chữa lành” (how to heal) đã đạt mức tìm kiếm cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, các từ khóa “cách chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “để luôn mạnh mẽ”… cũng nhận được tìm kiếm nhiều nhất.
Như vậy, “chữa lành” là một nhu cầu có thực ở Việt Nam mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể và theo đó những dịch vụ “chữa lành” cũng ra đời ngày một nhiều hơn.
Thông tin từ chủ đầu tư, mật độ xây dựng tại mỗi khu tiện ích của Thành phố Cà phê rất thấp, chỉ từ 10-25%. Do vậy, mỗi khu tiện ích trở thành một công viên sinh thái riêng giúp cư dân hòa cùng thiên nhiên ở mọi góc độ và có nhiều lựa chọn để rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.
Được xây dựng dựa trên triết lý trường phái kiến trúc chữa lành, các loại vật liệu xây dựng ở Thành phố Cà phê cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Hầu hết các công trình tiện ích đều được xây dựng từ các loại vật liệu tự nhiên như: gỗ, gạch không nung… và đặc biệt là đá bazan bản địa. Hình thành từ nham thạch núi lửa hàng triệu năm trước, đá bazan có đặc tính cách âm, không thấm nước, hoàn toàn không chịu tác động của bất kỳ điều kiện thời tiết nào và làm ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
Với đặc điểm đồi núi, quy hoạch hạ tầng, các công trình kiến trúc tại đây đều được xây dựng nương theo địa hình tự nhiên, giảm tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường. Các công trình kiến trúc, hạ tầng xây dựng tại TPCP không chỉ để bảo vệ sức khỏe con người mà có thể giúp chữa lành, đưa thiên nhiên trở về vẻ đẹp nguyên sơ vốn có từ thuở xa xưa. Khi con người và thiên nhiên được tôn trọng như nhau, một lối sống lành mạnh, chan hòa yêu thương sẽ tự nhiên được hình thành.
Theo Zingnews, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Cuộc chơi” địa ốc kín tiếng của bà chủ King Coffee
- 20 năm hành trình Cà phê G7 Trung Nguyên: Từ tinh thần dám thách thức tới thương hiệu toàn cầu tại hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ và hiên ngang dẫn dắt cuộc đua về giá trị văn hóa, văn minh
- Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Đừng dồn tiền sắm sửa TV, điện thoại, đầu tư vào cái này là đầu tư khôn ngoan