Ông lớn ngành bán lẻ Thế Giới Di Động vừa trải qua quý kinh doanh với lợi nhuận hợp nhất rơi về vùng thấp nhất 10 năm.
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), số lượng nhân viên tính đến cuối tháng 3 của nhà bán lẻ điện máy, điện thoại lớn nhất cả nước này là hơn 68.000 người. Như vậy trong quý này, MWG đã sa thải 5.202 nhân sự so với thời điểm đầu năm.
Đây cũng là quý thứ hai liên tiếp công ty cắt giảm lượng lớn nhân viên trong bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu.
Trước đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, quy mô nhân sự của TGDĐ thu hẹp còn 73.202 nhân viên, giảm hơn 7.000 nhân viên với quý liền trước, tương đương 4% nhân sự.
Cuối năm 2022, khoản thưởng phải trả nhân viên đạt 1.565 tỷ đồng, giảm 45% so với số liệu ghi nhận hồi đầu năm. TGDĐ cũng có khoản phải trả cho người lao động lên tới 475 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, chi phí dành cho nhân viên đạt 9.492 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính chung nửa năm qua, Thế giới Di động cắt giảm tổng cộng 12.000 người. Quy mô nhân sự này tương đương mức cuối năm 2021. Tuy nhiên, trên website của mình, Thế giới Di động đang thông báo tuyển gần 3.000 lao động mới.
Ông lớn ngành bán lẻ này vừa trải qua quý kinh doanh với lợi nhuận hợp nhất rơi về vùng thấp nhất 10 năm.
Cụ thể, trong quý vừa qua, doanh thu thuần của TGDĐ đạt hơn 27.105 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lợi nhuận gộp của nhà bán lẻ này theo đó cũng giảm 36%, còn 5.214 tỷ đồng, tương ứng mức giảm ròng hơn 2.900 tỷ so với cùng kỳ năm 2022.
Dù các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 19%, lợi nhuận sau thuế của công ty này vẫn giảm gần 99%, chỉ còn hơn 21 tỷ đồng.
Trong quý I, tổng doanh thu hai chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh của TGDĐ đã giảm 34% so với cùng kỳ. Công ty cho hay doanh thu của hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy đều giảm từ 25% đến 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh khoảng 40-50%.
Với chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế của chuỗi này trong quý I chỉ tăng 5%.
Với kết quả lợi nhuận kể trên, TGDĐ đã phải ghi nhận quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng âm trong bối cảnh các ngành hàng ICT đều có sức cầu yếu. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất mà nhà bán lẻ này ghi nhận được kể từ khi niêm yết đến nay (năm 2014).
Thực tế, những khó khăn trên của TGDĐ đã được nhiều chuyên gia và chính ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận định trước.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT TGDĐ, cũng cho biết những khó khăn trong ngành hàng ICT một phần đến từ khó khăn của các đối tác cho vay trả góp.
Năm nay, TGDĐ đặt mục tiêu doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.200 tỷ, tăng 2%. Như vậy kết thúc quý đầu năm, công ty này mới hoàn thành 0,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Thế Giới Di Động lãi thấp kỷ lục
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), nhà bán lẻ điện máy, điện thoại lớn nhất cả nước này vừa trải qua quý kinh doanh với lợi nhuận hợp nhất rơi về vùng thấp nhất 10 năm.
Cụ thể, trong quý vừa qua, doanh thu thuần của TGDĐ đạt hơn 27.105 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lợi nhuận gộp của nhà bán lẻ này theo đó cũng giảm 36%, còn 5.214 tỷ đồng, tương ứng mức giảm ròng hơn 2.900 tỷ so với cùng kỳ năm 2022.
Dù các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 19% nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty này vẫn giảm gần 99%, chỉ còn hơn 21 tỷ đồng.
Trong quý I, tổng doanh thu hai chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh của TGDĐ đã giảm 34% so với cùng kỳ. Công ty cho hay doanh thu của hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy đều giảm từ 25% đến 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh khoảng 40-50%.
Với chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế của chuỗi này trong quý I chỉ tăng 5%.
Với kết quả lợi nhuận kể trên, TGDĐ đã phải ghi nhận quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng âm trong bối cảnh các ngành hàng ICT đều có sức cầu yếu. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất mà nhà bán lẻ này ghi nhận được kể từ khi niêm yết đến nay (năm 2014).
Thực tế, những khó khăn trên của TGDĐ đã được nhiều chuyên gia và chính ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận định trước.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT TGDĐ, cũng cho biết những khó khăn trong ngành hàng ICT một phần đến từ khó khăn của các đối tác cho vay trả góp.
Cụ thể, doanh thu vay tiêu dùng với các sản phẩm của TGDĐ có giai đoạn chiếm trên 35% tổng doanh thu của toàn hệ thống đến nay đã rơi xuống còn dưới 10%. Công ty này từng có 3-4 đối tác trả góp, hiện giờ chỉ còn một đối tác. Bên cạnh đó, tỷ lệ duyệt hồ sơ tín dụng cũng giảm mạnh, trước đây tỷ lệ 60-70% thì hiện nay chỉ 20%.
Tính tới ngày 31/3, tổng tài sản của TGDĐ đã giảm 3,4% so với đầu năm, xuống còn 53.919 tỷ. Trong đó, tài sản chủ yếu là hàng tồn kho với giá trị 20.957 tỷ đồng, tương đương gần 39% tổng tài sản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng ghi nhận số dư tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 19.809 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản.
Ngoài ra, giá trị tài sản cố định ghi nhận 9.102 tỷ, chiếm 17% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Năm nay, TGDĐ đặt mục tiêu doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm liền trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.200 tỷ, tăng 2%. Như vậy kết thúc quý đầu năm, công ty này mới hoàn thành 0,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, lãnh đạo TGDĐ cũng nhìn nhận nền kinh tế khó khăn đã tác động tới sức mua và khiến doanh thu của hai chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh sụt giảm.
Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn tin rằng trong khó khăn luôn có cơ hội và TGDĐ có thể chuyển mình mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hiện tại.
Theo Zingnews
Xem thêm bài liên quan
- “Ông lớn” Thế Giới Di Động lên tiếng về thông tin sa thải hơn 12.000 nhân sự, tuyển dụng mới 2.500 việc làm
- Lần đầu tiên tập đoàn Thế Giới Di Động bán thịt, cá nhiều hơn cả điện thoại, máy tính
- Thế Giới Di Động lãi thấp kỷ lục trong vòng một thập niên trở lại: Hơn 5.700 cửa hàng chỉ lãi hơn 7 tỷ đồng một tháng, không bằng 1/3 cách đây 10 năm?