Tỷ phú Phillip J. Muller cho rằng, ai cũng có thể trở thành triệu phú nếu họ nằm lòng được những tư duy quản lý tài chính của một người giàu.
Theo tác giả của cuốn sách best seller Geldrichtig và đồng thời là tỷ phú Phillip J. Müller mới đây đã chia sẻ những nguyên tắc tài chính cá nhân của ông để trở nên giàu có như ngày hôm nay.
Trong cuốn sách Geldrichtig của mình, Muller giải thích rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành triệu phú nếu bạn học cách suy nghĩ như một người giàu. Trở thành một triệu phú thực sự có nghĩa là áp dụng tâm lý tiêu dùng có ý thức: suy nghĩ về việc bạn có thực sự muốn và cần, liệu có giải pháp thay thế rẻ hơn, kiểm soát thói quen mua sắm vô độ,…
Dưới đây là 6 nguyên tắc mà vị tỷ phú này đã kiên trì theo đuổi, áp dụng và trở nên giàu có
1. Tiết kiệm là điều tốt quan trọng để quản lý tài chính cá nhân
Muller khuyên bạn nên tập thói quen tiết kiệm càng sớm các tốt và nên áp dụng nó hàng ngày trong đời sống.
“Tiết kiệm chính là việc suy nghĩ xem bạn có muốn chi số tiền đó ngày hôm nay cho đôi giày thể thao thứ 5 hay không khi bạn đột nhiên cảm thấy mình thực sự cần chúng, trong khi thực tế bạn sẽ chỉ sử dụng chúng một lần”, ông Muller chia sẻ.
Tiết kiếm về cơ bản là sự đan xen giữa sự hài lòng ngắn hạn và sự hài lòng trong dài hạn.
Lúc đầu, có thể bạn cảm thật khó chịu khi phải ép bản thân tiết kiệm mọi lúc, tuy nhiên, chỉ cần bạn đủ kiên trì theo đuổi thói này, bạn dần sẽ nhận ra được giá trị thực tế của nó. Ví dụ, Muller hoàn toàn chống lại việc ăn ngoài, ông tâm sự: “Nhiều người không nhận ra họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu họ chọn mang đồ ăn và thức uống từ nhà đến văn phòng.”
2. Nói không với việc mắc nợ
Nguyên tắc thứ hai mà Phillip J. Muller đề cập đến là về việc quản lý tài chính cá nhân và xem xét lại những gì bạn định mua. Đừng mua bất cứ thứ gì bạn không có khả năng chi trả. Đó là một quy tắc đơn giản cũng sẽ giúp bạn tránh những ý tưởng bất chợt. Muller giải thích: “Bạn muốn có một chiếc điện thoại thông minh, nhưng bạn không có tiền để mua nó? Vậy thì đừng mua nó”.
Nhiều món nợ xảy ra khi mọi người “lên cơn” nghiện mua sắm và vung tiền cho những niềm vui thoáng qua từ việc mua hàng.
“Hãy để lại một tờ tiền trong ví của bạn có nội dung – tôi có thực sự cần nó không?” để tránh những pha “vung tiền quá trán, bạn nhé.
3. Nếu đang vướng vào nợ nần, đừng trốn tránh việc trả nợ
Trước khi tìm cách khắc phục nhanh chóng để trả nợ, điều quan trọng là bạn phải xem xét tình hình và lên một kế hoạch trả nợ rõ ràng.Nếu không, bạn có thể mắc sai lầm khi tạo ra các khoản nợ mới để trả nợ cũ.
Muller nhấn mạnh rằng bạn nên viết ra tất cả các khoản nợ mà bạn có. Sau đó, hãy nghĩ đến số tiền mà bạn có thể trả hàng tháng và tính toán dựa trên con số này, bạn sẽ mất bao lâu để trả hết nợ. Muller khuyên bạn nên dùng một nửa số tiền của mình để trả nợ và nửa còn lại để dành.
Nhiều người khuyên nên trả hết nợ trước khi bắt đầu tiết kiệm, nhưng Müller không đồng ý với quan điểm này. Ông nhận định: “Sự giàu có của bạn dù nhiều đến đâu cũng tăng lên nhờ tiết kiệm”, bởi vậy, lời khuyên ở đấy chính là bạn không nên dành tất cả tiền để trả nợ rồi mới nghĩ đến chuyện tiết kiệm.
4. Chủ động liên hệ với các chủ nợ
Muller khuyên bạn nên chủ động và liên hệ với các chủ nợ của bạn trước khi họ liên hệ với bạn.
Muller giải thích: “Điều này sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với hầu hết các con nợ và từ đó giành được lòng tin từ chủ nợ”.
Nếu bạn không thể thanh toán, tốt hơn nên trao đổi cởi mở điều này thay vì đợi họ gọi cho bạn để yêu cầu giải thích về việc không thanh toán.
Ông giải thích rằng sự trung thực của bạn có thể đổi lấy một số ưu tiên, chẳng hạn như kéo dài thời hạn thanh toán hoặc miễn giảm lãi suất. Không ảo tưởng về sự giàu có của bản thân:
5. Ngưng ảo tưởng về sự giàu có của bản thân
Một nguyên tắc tài chính tiếp theo mà Muller muốn nhắn nhủ chính là ngưng ảo tưởng về sự giàu có của bản thân. Bản thân bạn cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hình ảnh những chiếc xe hơi đắt tiền, những chiếc đồng hồ cả tỷ không hề liên quan đến tư duy và tâm lý triệu phú.
Con đường dẫn đến tự do tài chính không nằm ở độ lớn của khoản chi tiêu mà nằm ở việc tiêu dùng có ý thức.
“Bạn có thực sự cần phải dành hai hoặc ba tháng tiền lương để đi nghỉ ở một nơi xa, khi bạn có thể nghỉ ngơi ở một nơi gần nhà, chất lượng cũng tương đương mà giá cả lại phải chăng hơn?” Muller nói.
6. Rèn luyện sự tự chủ và nâng cao nhận thức về những cám dỗ
Mỗi người có một tính cách, sở thích và lối sống khác nhau nên cám dỗ của một cá nhân cũng sẽ có những khác biệt.
Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân trong mua sắm, chỉ cần đừng đi dạo qua tất cả các cửa hàng, trung tâm thương mại,Nếu mua sắm trực tuyến là vấn đề của bạn, bạn có thể sử dụng các ứng dụng để tạm thời chặn quyền truy cập của bạn vào các cửa hàng trực tuyến.
Tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các giải pháp hấp tấp mà sự cám dỗ mang lại đôi lúc sẽ khiến bạn gặp khó khăn, tuy nhiên nếu kiên trì theo đuổi, chắc chắn trái ngọt sẽ đến!
Phỏng vấn 19 triệu phú tự thân, đây là 6 bài học làm giàu tôi học được
“Tôi không có thời gian để dạy anh làm giàu,nhưng tôi có thể kể cho anh nghe 3 câu chuyện về cuộc đời mình. Có lẽ, anh có thể học hỏi vài điều từ đó”.
Làm giàu là mong muốn của bất cứ ai. Tôi từng tìm kiếm những người giàu có và hỏi họ cách để trở nên giàu có như họ. Hầu hết mọi người đều không phản hồi và coi đó là chuyện viển vông tôi nghĩ ra. Cho đến khi một triệu phú tự thân trả lời rằng: “Tôi không có thời gian để dạy anh làm giàu,nhưng tôi có thể kể cho anh nghe 3 câu chuyện về cuộc đời mình. Có lẽ, anh có thể học hỏi vài điều từ đó”.
Sau đó, tôi tiếp tục gặp gỡ và nghe các câu chuyện cuộc đời của 19 triệu phú tự thân khác. Câu chuyện cuộc đời của họ dạy tôi nhiều điều hơn tất cả những gì họ biết. Trong số 19 người giàu có tôi gặp gỡ, mỗi người có cá tính và con đường khác nhau. Đôi khi, tôi cảm thấy bản thân lãng phí thời gian để lắng nghe những câu chuyện dài. Nhưng khi ngẫm lại, những câu chuyện đó thực sự là giải thưởng xổ số độc đắc. Chúng dạy tôi 6 bài học giá trị mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ ngẫm ra nếu không gặp gỡ 19 người đó.
Bài học số 1: Cuộc sống không chỉ có tiền
Antonio là một người có ham muốn làm giàu tới điên cuồng. Anh muốn kiếm tiền để chứng minh bản thân với cha. Antonio không ngừng nghĩ về việc cải thiện công việc kinh doanh và kiếm thêm tiền. Có vẻ như anh ta không bao giờ cảm thấy đủ.
Nhưng anh không bao giờ có thời gian để ăn trọn vẹn 1 bữa tối bên gia đình và luôn lo lắng. Bài học lớn nhất mà tôi học được từ Antonio là, mục đích của cuộc sống không chỉ có tiền bạc. Ham muốn giàu có sẽ không bao giờ khiến bạn thỏa mãn.
Bài học số 2: Hãy làm những gì bạn yêu thích, rồi bạn sẽ kiếm được tiền
Jose nói rằng anh ấy chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành mội triệu phú bất động sản. “Tôi muốn trở nên giàu có nên tôi bắt đầu kinh doanh”. Tìm kiếm một mặt hàng có lợi nhuận thực sự, tôi bắt đầu bán nhà. Thị trường luôn biến động và Jose nhận thấy nhu cầu cải tạo nhà ở của khách hàng nhiều hơn là mua nhà mới. Vì thế, anh chuyển sang cung cấp vật liệu xây dựng, sửa chữa nhà cửa.
Đó là lĩnh vực rất ít sự cạnh tranh, Jose đã tập trung hết mình cho lĩnh vực mới và nhận ra đó là “tình yêu” của cuộc đời mình. Cuối cùng, điều đó đã giúp anh trở thành một triệu phú. “Bất kỳ lúc nào có người hỏi tôi về việc làm, tôi tự hào nói rằng tôi bán vật liệu xây dựng”, Jose tự hào.
Bài học số 3: Rủi ro là một phần tất yếu của việc làm giàu
Robin có một cuộc sống tuyệt vời với cô vợ xinh đẹp nhất thị trấn, 2 ngôi nhà ở tuổi 25. Nhưng Robin nói rằng anh chỉ thực sự giàu có khi “đánh cược” 2 ngôi nhà của mình để gây dựng một công ty kinh doanh xe đạp.
Từ một người thợ sửa xe đạp, Robin quyết định thế chấp 2 ngôi nhà để mở công ty kinh doanh xe đạp. Ban đầu, đó là một sự mạo hiểm lớn. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, sự mạo hiểm đã đem lại cho Robin thành công đáng kể. Mô hình kinh doanh của anh được nhân bản dưới dạng sang nhượng thương hiệu và anh trở nên giàu có nhờ thành quả đó.
Bài học số 4: Đừng để tiền trong ngân hàng
Đó cũng là một bài học từ Robin và hầu hết các tỷ phú khác. Tất cả những gì Robin thực hiện đều đảm bảo rằng lời nhuận không bao giờ quá thấp và tiền luôn có sẵn. Robin đưa ra 10o lí do để khẳng định rằng, bạn không nên để tiền trong ngân hàng mà phải bắt nó làm việc. Chỉ những người bắt đồng tiền “làm việc” hiệu quả mới có thể giàu có.
Bài học số 5: Hãy làm việc cho chính mình
18/19 triệu phú được phỏng vấn đều thành lập những doanh nghiệp riêng của họ. Làm việc cho chính mình là cách tốt nhất bạn có thể thực hiện để là giàu. Không có ông chủ, không có quy tắc, gò bó và không có giới hạn. Bạn sẽ làm chủ chính mình và thời gian của mình để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, đó cũng không phải là con đường dành cho tất cả mọi người và không phải con đường duy nhất.
Bài học số 6: Hãy học về tài chính và mọi thứ khác
Bước đầu tiên của kế hoạch tự do tài chính là tự giáo dục mình bằng cách đọc sách về tài chính cá nhân. Kiến thức là chìa khóa của mọi cánh cửa, và những người giàu có hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Theo Business Insider/ Nhịp sống kinh tế
Xem thêm bài liên quan
- “Ông trùm Rolls-Royce Việt” Đoàn Hiếu Minh bật mí nghệ thuật chinh phục khách siêu giàu: Nếu thích là người ta mua thôi, ngược lại thì “không có cửa”
- “Timeboxing” – Kỹ thuật quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả của tỷ phú Elon Musk: Điều hành cùng lúc 4 công ty trăm tỷ USD, làm việc 120 tiếng mỗi tuần
- Học tuyệt kỹ quản lý thời gian làm việc “đỉnh cao” như tỷ phú Elon Musk: Làm việc 120 tiếng mỗi tuần mà vẫn có thời gian cho 7 người con, 3 lần kết hôn