Những thói quen kiếm tiền và quản lý chi tiêu sẽ đảm bảo sự giàu có mà bạn đã tích lũy được trong một thời gian dài. Hành trình giàu có không đơn giản chỉ là kiếm tiền, mà còn là cách bạn duy trì tài sản của mình.
Trong nghiên cứu về thói quen dành cho người giàu, triệu phú tự thân, tác giả sách bán chạy Thomas C. Corley, đã phỏng vấn 233 cá nhân giàu có (trong đó 177 người là các triệu phú tự thân) với nguồn thu nhập ít nhất là 160.000USD và tổng tài sản khoảng 3,2 triệu USD.
Sau 5 năm nghiên cứu họ, Thomas nhận thấy việc trở thành một người giàu có chỉ dựa vào 2 yếu tố chính: làm giàu và giữ được tài sản bạn có.
Bước đầu tiên: Hình thành thói quen làm giàu
Bước đầu tiên, việc làm giàu yêu cầu bạn tạo ra những thói quen cụ thể giúp bạn có khả năng kiếm tiền. Trong cuốn sách “Change your habits, Change your life”, tác giả Thomas C. Corley, từng chia sẻ câu chuyện về thói quen, cách các triệu phú tự thân tích lũy tài sản. Các thói quen làm giàu quan trọng bao gồm:
Xây một ước mơ: Mục tiêu giàu có cũng liên quan đến những điều bạn mơ ước. Xây dựng các giấc mơ cũng là tạo thành những bậc thang giúp bạn đạt tới đỉnh cao của cuộc sống hoàn hảo. 80% các triệu phú tự thân được phỏng vấn cho biết, họ xây dựng các mục tiêu về sự giàu có tương ứng với những ước mơ cá nhân.
Tiết kiệm: 90% người giàu có tiết kiệm khoảng 20% thu nhập của họ trong nhiều năm trước khi đạt được mục tiêu về tiền bạc. Sau đó, họ sử dụng tiền tiết kiệm đó để tính toán và đầu tư mạo hiểm hơn.
Tính toán rủi ro cẩn trọng: 51% các triệu phú tự thân trong nghiên cứu của Thomas tính toán rủi ro theo thời gian và giá trị kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư. Đây là một kỹ năng đòi hỏi sự rèn luyện rất nhiều.
Lạc quan: 77% triệu phú tự thân thành công đều rất lạc quan trong cuộc sống. Sự lạc quan của họ truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Họ trở thành nam châm thu hút những người cũng có tư duy thành công khác cùng làm việc và làm giàu với họ.
Tư duy mở: Luôn sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới, con đường mới, tiếp thu ý kiến của người khác là điều rất quan trọng giúp những người giàu có học hỏi và phát triển bản thân hơn nữa. Sự phát triển sẽ dẫn tới thành công.
Hoàn thành những thứ bạn đã bắt đầu: Người giàu có không bao giờ bỏ cuộc. Họ theo đuổi một mục tiêu đến cùng, cho tới khi họ thành công hoặc thất bại hoàn toàn. 80% những người giàu có trong nghiên cứu của tác giả Thomas theo đuổi một mục tiêu đến cùng, họ ít khi bỏ cuộc.
Làm cách nào để duy trì sự giàu có?
Nhưng làm giàu chỉ là một phần, cuốn sách ” Rich Habits Poor Habits” còn chia sẻ một phần quan trọng hơn nữa: Giữ vững giàu có mà bạn đã tích lũy được. Duy trì sự giàu có đòi hỏi bạn phải tạo ra những thói quen cụ thể, đảm bảo rằng tài sản bạn tích lũy được không hao hụt mà ngày càng tăng trưởng.
Bắt đồng tiền làm việc: Đưa tài sản bạn có vào những việc làm có ý nghĩa như đầu tư một cách khôn ngoan vào cổ phiếu, bất động sản và nhiều cơ hội kinh doanh khác để chúng có thể sinh lãi.
Tiết kiệm một phần tài sản để nghỉ hưu: Hãy tạo thói quen trích 10 – 20% thu nhập của bạn đưa vào tài khoản tiết kiệm dành cho thời kỳ nghỉ hưu sau này. Nhất định không được sử dụng khoản tiền này cho tới khi bạn nghỉ hưu.
Quản lý chi tiêu: Bạn nên quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ hơn. Theo dõi các khoản chi hàng ngày, hàng tháng để hiểu rõ tiền của bạn đã đi đâu. Nếu bỏ qua điều này, bạn có thể chi tiêu vượt kiểm soát và mắc kẹt với những khoản nợ khó thanh toán.
Sống dưới mức thu nhập thực tế: Lối sống đơn giản giúp bạn không rơi vào cái bẫy của sự hoang phí. Đừng chi tiền cho những thứ không cần thiết trong cuộc sống.
Tôi đã dành 5 năm để phỏng vấn 225 triệu phú và đây là 4 kiểu người thành công và những thói quen hàng đầu của họ
Một triệu phú trong nghiên cứu của tôi phải mất trung bình từ 12 đến 32 năm để tích lũy khối tài sản ròng từ 3 triệu đến 7 triệu USD. Và đây là ba thói quen phổ biến nhất của họ mà ai cũng có thể áp dụng.
Năm 2004, tôi bắt đầu thực hiện một nghiên cứu “Thói quen giàu có” kéo dài 5 năm để khám phá cách những người giàu nhất thế giới nghĩ về tiền của họ.
Mỗi người trong số 225 triệu phú mà tôi phỏng vấn đều thuộc một trong bốn loại:
Nhà đầu tư – tiết kiệm:
Bất kể công việc hàng ngày của họ là gì, họ luôn coi tiết kiệm và đầu tư là một phần của thói quen hàng ngày. Họ không ngừng suy nghĩ về những cách khôn ngoan giúp họ phát triển sự giàu có của mình.
Những “nhà leo núi” trong công ty:
Những “nhà leo núi” này làm việc cho một công ty lớn và dành toàn bộ thời gian và sức lực để leo lên bậc thang sự nghiệp cho đến khi họ đạt được vị trí điều hành cấp cao – với mức lương cực cao.
Bậc thầy chuyên môn:
Họ là những người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình và họ được trả một khoản tiền cao cho kiến thức và chuyên môn của họ. Giáo dục chính quy, chẳng hạn như bằng cấp cao (ví dụ: luật hoặc y khoa), thường là một yêu cầu.
Những kẻ mộng mơ:
Các cá nhân trong nhóm này đều theo đuổi một ước mơ, chẳng hạn như bắt đầu công việc kinh doanh riêng, trở thành một diễn viên thành công, nhạc sĩ hoặc tác giả sở hữu những cuốn sách bán chạy nhất. Những người mơ mộng yêu những gì mình làm và niềm đam mê ấy của họ chuyển thành một dãy số dài trong tài khoản ngân hàng của họ.
Lộ trình của một Nhà đầu tư – tiết kiệm đòi hỏi ít rủi ro nhất – ít nhất là so với việc theo đuổi giấc mơ kinh doanh hoặc đam mê nghệ thuật. Nhưng 88% triệu phú mà tôi phỏng vấn nói rằng tiết kiệm nói riêng là yếu tố quan trọng đối với thành công tài chính lâu dài của họ.
Một triệu phú trong nghiên cứu của tôi phải mất trung bình từ 12 đến 32 năm để tích lũy khối tài sản ròng từ 3 triệu đến 7 triệu USD.
Dưới đây là ba thói quen phổ biến nhất của họ mà ai cũng có thể áp dụng:
1. Họ tự động hóa và tiết kiệm 20% tiền lương thực nhận của mình
Mỗi Nhà đầu tư – tiết kiệm trong nghiên cứu của tôi luôn tiết kiệm được 20% hoặc hơn tiền lương thực nhận của họ trong mỗi lần nhận lương.
Họ làm điều này bằng cách tự động hóa việc việc gửi tiết kiệm thông qua tài khoản ngân hàng. Thông thường, 10% đi vào tài khoản hưu trí và 10% còn lại được tự động chuyển vào một tài khoản tiết kiệm riêng.
Mỗi tháng một lần, Nhà đầu tư – tiết kiệm sẽ chuyển 10% khoản tiết kiệm hàng tháng đã tích lũy của họ vào một tài khoản đầu tư, chẳng hạn như tài khoản môi giới.
Nếu 20% là quá cao với bạn vào lúc này, bạn có thể tiết kiệm với tỷ lệ nhỏ hơn, và việc tiết kiệm với một tỷ lệ nhỏ hơn một cách nhất quán vẫn có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình cho tương lai.
2. Họ thường xuyên đầu tư một phần tiền tiết kiệm của mình
Bởi vì Nhà đầu tư – tiết kiệm liên tục đầu tư tiền tiết kiệm của mình nên tiền của họ tăng lên theo thời gian. Khi họ bắt đầu, lãi kép này không đáng kể lắm. Nhưng sau 10 năm, họ bắt đầu tích lũy được khối tài sản đáng kể. Vào những năm cuối cùng trước khi đến tuổi nghỉ hưu, tài sản của họ thường tăng lên đến mức trung bình là 3,3 triệu đô la.
Các triệu phú theo đuổi giấc mơ và khởi nghiệp (hay còn gọi là Kẻ mộng mơ – Doanh nhân) không có khả năng đầu tư tiền tiết kiệm của họ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu theo đuổi giấc mơ. Bất kỳ khoản tiết kiệm nào họ có được đều được sử dụng làm vốn lưu động để hỗ trợ cho công việc kinh doanh mình.
Tuy nhiên, điều thú vị là một khi hầu hết những Kẻ mộng mơ – doanh nhân này đạt được thành công và có được dòng tiền có sẵn, họ ngay lập tức xoay trục và bắt đầu đầu tư thu nhập của mình.
3. Họ cực kỳ tiết kiệm
Một trong những mẫu số chung cho Nhà đầu tư – tiết kiệm, “Nhà leo núi” của công ty lớn và những Bậc thầy chuyên môn trong nghiên cứu của tôi là tính tiết kiệm.
Đối với những triệu phú này, sự tiết kiệm bắt đầu ngay từ khi họ nhận được đồng lương đầu tiên. Còn đối với những Kẻ mộng mơ – doanh nhân, nó bắt đầu từ thời điểm họ tạo ra dòng tiền đủ để họ tiết kiệm và đầu tư.
Muốn tiết kiệm, bạn cần làm được 3 điều này:
- Nhận thức: Nhận thức được cách bạn tiêu tiền của mình.
- Tập trung vào chất lượng: Chi tiền của bạn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.
- Mua sắm mặc cả: Chi tiêu ít nhất có thể bằng cách tìm hiểu để có thể mua được với mức giá thấp nhất.
Bản thân việc tiết kiệm này sẽ không làm cho bạn giàu có. Nó chỉ là một mảnh ghép của câu đố “Thói quen giàu có”, và vẫn còn rất nhiều những mảnh ghép khác. Nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm một số tiền lớn hơn. Và bạn càng có nhiều tiền tiết kiệm, bạn càng có thể đầu tư nhiều tiền hơn.
Tác giả của bài viết là Tom Corley, một kế toán, nhà lập kế hoạch tài chính và là tác giả của hai cuốn sách phổ biến “Rich Kids: How to Raise Our Children to Be Happy and Successful in Life” và “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals.”
Theo Trí Thức Trẻ, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- 6 bài học “vàng” cho người muốn kiếm được 1 tỷ đầu tiên: Cách làm giàu tốt nhất hóa ra lại chẳng liên quan gì đến tiền bạc
- 6 “Quy tắc ngầm” giúp người Do Thái ngày càng trở nên giàu sang: Nghèo thì lâu chứ giàu mấy chốc!
- Tỷ phú Mark Cuban: “1 thứ duy nhất trong cuộc sống mà bạn có thể hoàn toàn kiểm soát, đó là nỗ lực của bản thân”