Người có “tư duy nghèo nàn” chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình.
Nhiều người luôn thích nói rằng:
“Nếu có tiền, chắc chắn tôi sẽ giỏi hơn Jack Ma”.
“Nếu có tiền, tôi chắc chắn có thể làm tốt hơn Bill Gates”.
Trên thực tế, chưa chắc đã vậy!
Thứ đáng sợ nhất của “cái nghèo” chính là khiến bạn trong vô thức lún sâu vào hố “tư duy của kẻ nghèo” mà không thể leo lên nổi. Cũng giống như con ếch ngồi dưới đáy giếng vậy, cả thế giới trong nhận thức của nó chỉ nhỏ bằng miệng giếng mà thôi.
Tại sao con người lại luôn sống trong nghèo khổ? Chỉ đơn giản, chính vì họ không có tiền trong thời gian quá dài. Người nghèo nếu đột nhiên trở nên giàu có, đến cuối cùng thường vẫn sẽ quay lại cuộc sống nghèo khó như vậy.
Theo kết quả điều tra của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, trong 20 năm trở lại đây, tỷ lệ những người trúng giải nhất xổ số Mỹ phá sản trong vòng 5 năm lên tới 75%.
Một chương trình truyền hình của Anh mang tên “Rich House, Poor House” có đưa ra một thử thách: Để hai gia đình giàu và nghèo hoán đổi cuộc sống cho nhau trong vòng 1 tuần.
Người nghèo một tuần chỉ được tiêu trong 150 Bảng Anh (khoảng 4,7 triệu VND), còn nhà giàu một tuần có 3000 Bảng Anh (khoảng 94 triệu VND).
Gia đình nghèo sau khi được hoán đổi thì mừng vui không kể xiết. Việc đầu tiên họ làm chính là hưởng thụ, ăn chơi nhảy múa và tiêu xài vô độ. Người giàu sau khi nhìn căn nhà nhỏ xiêu vẹo ẩm thấp có chút thất vọng. Tuy nhiên họ không hề nản lòng, lạc quan vui vẻ bắt đầu làm việc và lên kế hoạch quản lí tài sản.
Kết quả sau một tuần, người nghèo đã tiêu sạch số tiền và quay lại cuộc sống nghèo khổ như trước, còn người giàu vẫn không ngừng thăng tiến và giàu có.
Sở dĩ có sự khác biệt rõ rệt ấy chính bởi sự khác nhau trong tư duy và suy nghĩ. Nếu không hiểu được những điều này, ngay cả khi tiền từ trên trời rơi xuống thì bạn cũng chẳng giữ nổi.
Ở quê tôi, những năm gần đây, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà dân phải di dời và nhận được khoản bồi thường khổng lồ lên tới hàng tỷ đồng.
Nhiều ông chủ tận dụng thời cơ mở thêm các sòng bạc ngầm, thu hút hàng loạt những kẻ có tiền “từ trên trời rơi xuống” kia. Ai nấy đều đổ xô đến các sòng bạc, ngày đêm gỡ trận mong muốn thoát khỏi nghèo khổ. Chưa đến một năm, những người này không những không giàu lên nổi mà còn gánh thêm cả đống nợ khổng lồ.
Tôi có một cậu bạn. Gia đình cậu ta cũng được bồi thường đến mấy tỷ. Sau đó cả nhà liền mua một căn hộ trong thành phố rồi chuyển vào sinh sống. Tuy nhiên cuộc sống của họ vẫn chẳng có gì khác biệt so với trước kia.
Trời nóng, bố mẹ cậu tiếc tiền điện không dám mở điều hòa; ra đường nhìn thấy những đồ “đồng nát” người khác vứt đi cũng không chịu được mà nhặt về. Căn nhà rộng rãi sạch sẽ chỉ sau nửa năm liền bề bộn chất đủ các loại phế thải.
Tại sao lại như vậy? Bởi những người họ tuy có tiền những vẫn sống với tư duy nghèo khổ. Điều này cũng giống với sự “lệch sóng” giữa ước mơ và năng lực vậy, cuối cùng vẫn chỉ có đau khổ mà thôi.
Tại sao người nghèo mãi vẫn không thể thoát khỏi cái nghèo?
Sau 10 năm nghiên cứu, cuối cùng nhà kinh tế Mỹ Mullainathan và nhà tâm lý học Shaffir đã tìm ra câu trả lời: lí do căn bản khiến người nghèo không thể thoát khỏi tâm lí nghèo khổ chính là “tâm lý khan hiếm”. Bạn càng thiếu thứ gì, bạn sẽ lại càng thèm khát thứ đó.
Những người dân nhận được khoản cứu trợ, việc đầu tiên họ nghĩ đến chính là ăn một bữa no nê, chứ không phải đầu tư hay cho con cái đi học.
Ông Mullainathan cho rằng: “Tầm nhìn của con người sẽ bị thu nhỏ lại do tâm lý khan hiếm, hình thành tầm nhìn hạn hẹp. Tức là chỉ có thể nhìn rõ một lượng nhỏ vật thể qua ống và bỏ qua mọi thứ bên ngoài”.
Cũng có nghĩa là, thiếu sót sẽ hình thành nên sự “chọn lọc mù quáng” của não bộ, chỉ nhìn thấy số tiền mà không thấy được giá trị được mất của nó.
Ở Ấn Độ có một chợ rau, nơi mà đại đa số người nghèo sinh sống. Mỗi ngày họ sẽ vay của người giàu 1000 Rupee để mua hàng (300,000 VND). Sau khi bán hết thu lại được 1100 Rupee, trả cho người giàu 1050 Rupee, còn bản thân được 50 Rupee tiền lãi (15,000 VND).
Thực ra, những người nghèo họ chỉ cần tiết kiệm 5 Rupee mỗi ngày, dựa theo hiệu ứng lãi kép, chỉ sau 50 ngày sẽ không cần phải mượn tiền người giàu nữa. Và thu nhập cũng theo đó mà tăng vọt theo cấp số nhân.
Giàu hay nghèo do chính bản thân tạo nên. Những con người nghèo khổ kia vẫn không ngừng vay tiền và mang lại lợi nhuận cho người giàu. 9 năm trôi qua, người giàu nhàn hạ hưởng thụ nhưng vẫn giàu lên trông thấy, còn người nghèo điên cuồng làm việc lại mãi vẫn hoàn nghèo. Cuối cùng rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra nổi.
Vậy phải làm thế nào mới có thể thoát khỏi tư duy nghèo khổ?
Thứ nhất, đặt tất cả việc quan trọng lên hàng đầu
Giám đốc tập đoàn Eaton từng nói: “Lên sẵn kế hoạch, việc chúng ta làm ngày hôm nay chính là vì một ngày mai tốt đẹp hơn”.
Tương lai tươi sáng chỉ lựa chọn những người dám vượt qua khó khăn của ngày hôm nay. Càng là những kẻ nghèo khổ thì càng phải lên kế hoạch cho cuộc đời mình.
Đại học Harvard đã từng tiến hành một nghiên cứu rất nổi tiếng. Họ tìm một nhóm người trẻ tuổi có gia cảnh và chỉ số IQ tương đương nhau. Trong đó có 27% người không có kế hoạch sống; 60% người có kế hoạch mơ hồ; 10% người có kế hoạch ngắn hạn và chỉ 3% số người có kế hoạch dài hạn.
Sau 25 năm, hầu hết tất cả những người có kế hoạch dài hạn đều đã trở thành những nhân tài đứng đầu xã hội. Người có kế hoạch ngắn hạn trở thành tầng lớp trung lưu như bác sĩ, luật sư. Người có kế hoạch mơ hồ nằm trong tầng lớp trung lưu và hạ lưu, không có tiền đồ nhưng luôn hi vọng con cái của mình sẽ thành công. Nhóm người còn lại, không có kế hoạch sống nằm dưới tầng thấp nhất của xã hội, ngày ngày chỉ biết than vãn và oán trách số phận.
Nghiên cứu cho thấy, kế hoạch sống không giống nhau thì khoảng cách đời người sẽ khác xa nhau.
Bởi vậy, muốn thoát khỏi tư duy nghèo khổ, bạn bắt buộc phải có kế hoạch sống rõ ràng, từng bước tiến lên thực hiện mục tiêu của đời mình.
Thứ hai, việc quan trọng nhất không đồng nghĩa với việc cấp thiết nhất.
Tôi từng nghe một câu nói rất thú vị:
“Nếu việc đầu tiên vào mỗi sáng của bạn là ăn một con ếch sống, bạn sẽ ngạc nhiên phát hiện rằng, ngày hôm ấy không còn gì khủng khiếp hơn thế nữa”.
“Con ếch sống” là đại diện cho nhiệm vụ quan trọng. Trước những nhiệm vụ đó, nếu không thực hiện một cách tích cực, mọi thời gian và cơ hội của bạn chắc chắn sẽ biến mất.
Đã là việc thứ hai thì mãi mãi sẽ đứng sau, cho dù cấp thiết đến mức nào. Bằng cách này, bạn luôn có thể nắm bắt được điểm mấu chốt và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cũng như tâm lý làm việc.
Thứ ba, hãy hành động
Có nhiều người tuy đã hiểu hết ý nghĩa của đạo lí này nhưng vẫn không có được cuộc đời lí tưởng như mong ước. Vấn đề ở chỗ, họ không lĩnh ngộ và không áp đặt vào thực tế.
Thứ duy nhất không làm mà đòi có ăn trên thế giới này chính là nghèo đói, và thứ duy nhất có thể tạo ra từ con số không chính là ước mơ.
Nếu bạn vẫn đang nằm trong tư duy nghèo khổ, hãy đứng dậy và nhấc chân lên. Cuộc đời này tuy tàn khốc, nhưng chỉ cần bạn có niềm tin và ý chí, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Xem thêm bài liên quan
- Chỉ 1 câu hỏi thấy rõ khác biệt giàu – nghèo: Người nghèo thường nghi ngờ chính mình và đặt câu hỏi: “Tôi là ai?” còn người giàu lại hỏi: “Tại sao không phải là tôi?”
- Tầm nhìn quyết định vận mệnh Giàu – Nghèo: 6 câu chuyện thâm sâu hàm chứa trọn vẹn bí quyết “bất bại” của người thành công
- Cứ phải yêu tiền đến mức “ghen tuông mù quáng” thì mới giàu được!