Thành công không dành cho kẻ lười biếng mà chỉ dành cho người chăm chỉ. Hãy cùng tìm hiểu 10 bài học kinh doanh sâu sắc đến từ vị “phù thủy công nghệ” Steve Jobs để rút cho mình những kinh nghiệm đắt giá nhé!
Steve Jobs: từ cái tên vô danh cho đến hành trình đi tìm triết lý sống
“Khi sinh ra bạn khóc và mọi người cười. Hãy sống sao để khi chết đi, bạn được cười còn mọi người khóc”. Cuộc đời của Steve Jobs là minh chứng cho câu nói trên, ông là một tượng đài của làng công nghệ và cũng là thần tượng trong lòng của mỗi người.
Mặc dù nổi tiếng với những đóng góp trong làng công nghệ nhân loại nhưng ít ai biết được rằng Steve Jobs là một Phật tử (dù chính ông không bao giờ công bố). Ông đã đem những triết lí mình có truyền bá vào văn hóa công ty và chính những sản phẩm tạo ra. Trong bộ phim tài liệu “Steve Jobs: The Man is the Machine” của Alex Gibney đã tiết lộ một số bí mật về ông, trong đó có lần gặp mặt đầu tiên với “cố vấn tâm linh” của mình – linh mục Kobun Chino Otagawa.

“23 năm trước tại California, vào lúc nửa đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa. Khi mở cửa, đứng trước tôi là một chàng thanh niên có mái tóc dài, đi chân trần và mặt chiếc quần jean thủng lỗ chỗ. Anh ta muốn gặp tôi…khi đó tôi biết người đàn ông này mới chỉ 18 tuổi.”
“Tôi nhìn vào đôi mắt chàng thanh niên và trông nó thật khủng khiếp, mất phương hướng nhưng chắc chắn anh ta không phải là một kẻ điên. Tôi phải nói chuyện với người này. Tôi mặc chiếc áo khoác và cùng anh ta đi dạo ở trung tâm thành phố Los Altos lúc nửa đêm”.
“Hầu như mọi cửa hàng đều đóng cửa, chỉ còn một quán bar là “The Tea Cup” còn hoạt động. Chúng tôi ngồi vào quầy và tôi có một tách cà phê Ireland còn anh ta uống nước trái cây. Những gì anh ta nói với tôi là “Tôi cảm thấy được giác ngộ nhưng không biết làm gì với nó”. Tôi nói “Ồ, điều này thật tuyệt vời. Tôi cần biết nó như thế nào”.
“Một tuần sau, anh ta quay trở lại với một tấm kim loại nhỏ. Tôi không biết nó là cái gì.. cái gì đó giống như là bằng chứng. Nó là một con chip của máy tính cá nhân. Anh ta nói “Tôi và người bạn Woz đã tạo ra nó. Nó được gọi là Lisa”. Đó là tên của con gái anh ta và cũng là nguồn gốc của máy tính Apple”.
“Và tôi cũng không chắc chắn nó là bằng chứng về sự giác ngộ. Anh ta luôn luôn nói “Hãy cho tôi thành một thầy tu, xin hãy cho tôi trở thành một thầy tu”. Tôi nói “Không, không, chỉ đến khi nào tôi thấy được bằng chứng”

Theo những câu chuyện được kể lại, Steve Jobs đã có một thời gian cực kỳ khó khăn trước khi gặp Otogawa. Anh lang thang tới Ấn Độ để tìm triết lý tâm linh và nhanh chóng thất vọng, chán nản khi vị đại sư cần tìm lại vừa qua đời. Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư.
Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa. Jobs đã gặp Otogawa gần như mỗi ngày. Cứ vài tháng, họ lại cùng nhau đi dự những khóa tu thiền.
Có thể nói sức ảnh hưởng của Otogawa nói riêng và Phật giáo nói chung đến Steve Job là vô cùng lớn. Ông đã ứng dụng thiền trong công nghệ vi tính, nhờ đó có nhiều khám phá vượt trội hơn những tài năng đặc biệt trong cùng lĩnh vực. Nhờ ảnh hưởng của thực tập thiền, tiềm năng vượt trội của Steve Jobs đã trở thành các hiện thực phục vụ cho con người hôm nay và mai sau.
Steve Jobs và 10 bài học khởi nghiệp kinh doanh đắt giá
Khách hàng không thể diễn tả cho bạn biết sản phẩm họ mong muốn

Một bài học kinh doanh mà có lẽ ai cũng cần phải biết. Khách hàng chỉ có thể nói cho bạn biết những gì họ muốn, nhưng nó thường đi theo kiểu mô típ truyền thống như muốn có một thứ gì đó nhanh hơn, giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn, nhưng thực chất họ lại không hiểu thứ mình muốn nó hình thù như thế nào.
Các chuyên gia không thể nói cho bạn biết bạn phải làm gì
Các chuyên gia giỏi thường hay diễn giải cho bạn những gì đang xảy ra hiện nay nhưng dưới góc độ rất chi là nghệ thuật và lý thuyết vĩ mô. Thực chất, họ không thể nói cho bạn biết phải làm thế nào để khắc phục những sai sót trong thực tế, họ cũng không thể cho bạn biết phải làm cách nào để đón đầu xu hướng của một nhà lãnh đạo hiện tại.
Mọi hành động đều diễn ra theo một chu trình

Vào năm 1830, máy cắt băng đã bị xóa sổ khi nhà máy nước đá ra đời. Thế nhưng chỉ đến năm 1850, nhà máy nước đá lại bị xóa sổ khi người ta phát minh ra máy làm lạnh. Trong suốt chặng đường phát triển, sản phảm này luôn diễn ra theo đúng một chu trình nào đó, tuy nhiên còn tùy theo sự sáng tạo và tư duy nhà khởi nghiệp mà họ có thể nhận được một sản phẩm theo chu trình kế tiếp hay một sản phẩm mang hình thái mới.
Thiết kế luôn cần đổi mới
Nó có thể không quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng từ những ý tưởng thiết kế cho đến yếu tố nhân lực luôn cần đảm bảo giúp thúc đẩy một khởi động được thành công. Hiện tại, sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần chú trọng đầu tư về mặt thiết kế sao cho chúng được thanh lịch và dễ dàng sử dụng. Chính vì vậy, những gì mà Steve Jobs và Apple đã làm đều thỏa mãn kỳ vọng của mọi người mãi mãi.
Giá trị không thể đong đếm bằng giá bán

Giá bán chỉ là một con số vô tri in trên kệ hàng, trong khi giá trị là toàn bộ các chi phí và lợi ích của một sản phẩm mang lại. Một thứ gì đó với một mức giá cao hơn có thể sẽ mang một giá trị tốt hơn, bởi nó làm giảm chi phí nhân lực, nguồn lực, giúp cho người ta thỏa mãn vì tạo ra kết quả tốt hơn. Do vậy, không nên tập trung vào giá bán của sản phẩm mà hãy tập trung vào việc cung cấp và trao đổi giá trị của nó.
Phải quyết đoán
Để trở thành người lãnh đạo sáng suốt như hiện nay, tỷ phú Steve Jobs đã đứng lên từ hai bàn tay trắng và khởi nghiệp. Với ông, nếu như có ý tưởng táo bạo thì hãy thật sự quyết đoán và thực hiện chúng. Đừng để ý tưởng đó mãi mãi nằm sâu trong trí óc bạn mà hãy vực dậy, thổi hồn vào nó để biến nó thành thứ có ích. Hãy hành động!
Khắt khe với bản thân

Khi có một mục tiêu, bản thân ta sẽ cố gắng để đạt được. Cũng giống như để kiếm tiền mưu sinh, người ta có thể làm việc này, việc kia để trang trải cho cuộc sống. Hoài bãi hay ước mơ cũng thế, đừng ngại làm khó mình. Hãy đặt ra cho mình một mục tiêu để ép bản thân cố gắng đạt được. Steve Jobs luôn đòi hỏi cao ở bản thân, đó là động lực để ông sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ tuyệt vời nhất.
Chất lượng quan trọng hơn số lượng
Steve Jobs không bao giờ tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. Ngay cả mẫu mã hay kiểu dáng, ông cũng luôn đầu tư để chúng luôn bắt kịp xu hướng hiện đại. Đối với ông, thay vì tung ra nhiều sản phẩm hạng xoàng thì việc cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt hơn rất nhiều lần.
Vì thế, những sản phẩm chất lượng sẽ để lại dấu ấn, còn những sản phẩm hạng xoàng chỉ là đồ trang trí.
Chiến thắng đạt được để phấn đấu

Steve Jobs đã khiến Apple có chỗ đứng nhất định trên thị trường và không có thương hiệu nào khác có thể đánh bật được Apple về chất lượng. Mặc dù đạt được những kết quả đáng nể nhưng Steve không bao giờ ngừng sáng tạo và cải tiến các sản phẩm lên tầm cao mới. Ai cũng thế, không riêng gì Steve Jobs hay các nhà lãnh đạo, không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng.
Coi trọng những gì mình đang làm
Đừng bao giờ làm việc gì một cách hời hợt, hãy yêu công việc mà bạn đang làm. Có như thế bạn mới đạt được những thành quả tuyệt vời. Bất cứ công việc nào cũng có lúc khó khăn nhưng đừng nản lòng. Chỉ cần bạn yêu, mọi việc đều sẽ có cách giải quyết. Steve Jobs đã nói: “Yêu những gì mình làm là cách duy nhất để làm công việc một cách tuyệt vời nhất. Nếu bạn không tìm thấy lý tưởng này, hãy tiếp tục tìm, đừng nản.”
Vì thế, bất kể bạn đang làm công việc gì, hãy nghiêm túc với nó để đạt đến lý tưởng của mình. Steve Jobs đã làm và đã thành công. Còn bạn, đừng nản, hãy cố gắng, thành công chắc chắn sẽ đến, chỉ đang chờ đợi bạn mà thôi.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Huyền thoại thiết kế của Apple – Jonathan Ive: “Thật ra 10 năm nay tôi toàn ngồi chơi vì tất cả các mẫu iphone đều do cộng đồng mạng tự thiết kế”
- Không bằng cấp, “Phù thủy công nghệ” Steve Jobs vẫn dạy ta 10 bài học Marketing kinh điển trường tồn với thời gian
- Câu chuyện tài xế riêng của “Bố già Hồng Kông” Lý Gia Thành và bài học quý giá đi theo người thành công: 6 tỷ tôi có thừa