Một trong những nguyên nhân chính khiến người ta nghèo là do họ thiếu “tâm kế” kiếm tiền, chứ không phải do thiếu sự cần cù, chăm chỉ.
Dưới đây là 7 loại “tâm kế” kiếm tiền giúp bạn nhanh chóng giàu có, mua nhà lầu xe sang.
1. Thiếu tham vọng, không có động lực kiếm tiền
Tham vọng là “liều thuốc đặc trị” để chữa “bệnh nghèo”, người nghèo nào cũng muốn kiếm tiền, nhưng họ thường thiếu loại tham vọng muốn kiếm “tiền lớn”, do đó không có đủ động lực để kiếm tiền.
Mặc dù nhìn họ có vẻ như đang làm việc rất chăm chỉ , nhưng cũng chỉ là loại ngày qua ngày không có mục đích mà thôi, hơn nữa họ còn rất dễ bị câu “biết đủ chính là hạnh phúc” che mắt.
2. Thiếu tầm nhìn, đầu óc dễ mệt mỏi vì những điều nhỏ nhặt
Tầm nhìn của bạn lớn đến đâu thì số tiền bạn kiếm được sẽ nhiều đến đấy, muốn kiếm được nhiều tiền thì không thể cứ xoắn vào những chuyện nhỏ nhặt.
Nhưng những người nghèo thì lại thường thích để tâm vào những việc nhỏ nhặt, dễ vì những việc nhỏ mà làm bản thân hao tổn tinh thần, không thể tập trung toàn lực vào việc kiếm tiền, dẫn đến làm nhiều ăn ít, thiếu tham vọng.
3. Thiếu tính thực tế, xem thường tiền nhỏ, kiếm không ra tiền lớn
Đại đa số người nghèo đều muốn kiếm tiền, nhưng họ lại có một loại tư tưởng rất sai lầm, đó chính là muốn kiếm được thật nhiều tiền chỉ trong nháy mắt, họ thiếu tính thực tế và sự kiên trì.
Lòng tham của những người này quá gấp gáp, họ xem thường việc kiếm tiền nhỏ, luôn bỏ qua những cơ hội kiếm tiền nhỏ, mà quên rằng, tiền nhỏ là cha đẻ của tiền lớn, đây chính là đạo lý “tích tiểu thành đại”, “tích cát thành tháp”.
Những người như thế mang cho mình một tâm lý kiếm tiền mất cân bằng, dẫn đến việc xem thường tiền nhỏ, kiếm không ra tiền lớn.
4. Thiếu sự tập trung, mục tiêu quá phân tán
Nhiều người nghèo quá dễ bị dụ dỗ, khi kiếm tiền, họ không đủ tập trung, họ thường bữa đực bữa cái, hễ thấy cái gì kiếm được tiền là lại làm cái đó.
Về tạm thời, nhìn thì thấy giống như họ có thể kiếm được nhiều đầu tiền, nhưng về lâu dài thì những người không đủ tập trung vào mục tiêu sẽ kiếm tiền ít hơn nhiều so với những người có thể tập trung vào mục tiêu của họ.
Tất nhiên, sau khi đạt được một mục tiêu hay hoàn thành một việc nào đó một cách kỹ lưỡng, chúng ta còn cần phải tính đến việc phát triển đa dạng và tìm kiếm những dự án có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đối với người nghèo, thì đầu tiên họ cần phải học cách duy trì sự tập trung của mình.
5. Thiếu tinh thần tiên phong, luôn chậm hơn người khác một nhịp
Một số người nghèo quá bảo thủ khi kiếm tiền, họ thiếu tinh thần tiên phong. Họ thường cố gắng duy trì sự ổn định trong mọi việc và luôn muốn giảm thiểu rủi ro hoặc thậm chí gặp chuyện bảo đảm không có rủi ro thì họ mới làm.
Nên biết, vinh hoa phú quý là cầu được từ trong hiểm nguy, nếu đợi đến khi rủi ro được giảm thiểu hoặc khi không có rủi ro mới ra tay, thì bạn chỉ có thể “ăn đồ thừa” của người khác mà thôi, thậm chí có khi còn bị người khác biến thành “rau hẹ” để mà thu hoạch nữa.
6. Thiếu chí tiến thủ, vừa giàu một chút đã mãn nguyện
Vừa giàu một chút đã mãn nguyện là không sai, nếu có thể đạt được đến mức này thì tính ra bạn cũng không hẳn là nghèo.
Nhưng vấn đề là nếu thiếu chí tiến thủ, mục tiêu kiếm tiền của bạn sẽ rất thấp, thấp đến nổi “vừa giàu một chút đã mãn nguyện” thì ngược lại có khi bạn còn chẳng thể đạt được tâm nguyện “giàu một chút” này đâu.
Lý do là, cho dù bạn làm gì đi chăng nữa, thì cũng khó tránh khỏi việc mục tiêu của bạn sẽ bị “giảm giá” trong quá trình bạn thực hiện nó.
Việc kiếm tiền cũng vậy, ví dụ, mục tiêu của bạn là “giàu một ít”, vậy thì cái giàu một ít này sẽ rất khó đạt được.
Hãy thay mục tiêu của bạn thành “rất giàu” và “giàu vừa”, thì bạn sẽ có thể dễ dàng được ước vọng “giàu một ít” của mình, tới đó bạn lại quyết định “thỏa mãn” hay “không thỏa mãn” cũng chưa muộn.
7. Thiếu tư duy đột phá, quen tuân theo quy tắc, sợ thay đổi
Robert Cleeger, giáo sư tại Đại học Stanford, đã viết trong một trong những cuốn sách bán chạy nhất của mình rằng: “Trên sân đấu, nhiều tuyển thủ có thể phá kỷ lục đều là vì họ đã phá vỡ lối chơi truyền thống.”
Điều này cũng rất đúng trong việc kiếm tiền. Rất nhiều người nghèo thiếu tư duy đột phá, họ quen tuân theo quy tắc, sợ thay đổi, luôn nhắm mắt theo đuôi người khác, trong thời đại cạnh tranh kịch liệt như ngày nay, những người nghèo có tính cách như vậy sẽ rất khó có thể chuyển mình.
4 thứ người giàu thường từ chối chi tiêu, trong khi rất nhiều người khác dù “cháy túi” vẫn muốn vay nợ mua cho bằng được
Đầu tiên là ô tô đắt tiền. Với người giàu, đây chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, là tiêu sản, chứ không phải thứ giúp khoa trương của cải. Họ chọn cách trung thành với chiếc xe cũ thay vì rót tiền núi vào xế hộp và nhìn chúng khấu hao giá trị theo từng năm.
“Người sở hữu vài trăm nghìn USD trong ngân hàng, thậm chí hàng triệu USD sẽ lái một chiếc ô tô trong trung bình 5 năm”, chuyên gia tài chính cá nhân Lynnette Khalfani-Cox cho biết.
Thứ hai là một căn nhà bạc tỷ. Theo Bright Sight, một căn nhà nếu chỉ dùng để ở sẽ trở thành tiêu sản và tiêu sản thì chỉ khiến người sở hữu nghèo đi. Trong khi đó, người có tiền và tư duy tài chính thường mua nhà để đầu tư, tức mua giá thấp sau đó bán giá cao. Họ thậm chí còn chấp nhận ở trong những ngôi nhà bình thường để dồn vốn cho những khoản đầu tư sinh lời khác.
Elon Musk, tỷ phú giàu nhất thế giới là người như vậy. Ông được mệnh danh là “người đàn ông không sở hữu bất kỳ một ngôi nhà nào”, đơn giản là bởi CEO hãng xe điện lớn nhất nước Mỹ đã bán bớt bất động sản để thực hiện hóa mục tiêu chinh phục vũ trụ của SpaceX.
Thứ ba là quần áo hàng hiệu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người giàu ít khi chi “tiền núi” cho quần áo hàng hiệu, trừ khi họ là người thuộc ngành công nghiệp giải trí. Tại Mỹ, top 1% những người giàu nhất cũng đã bắt đầu chi tiêu ít hơn cho đồ hiệu kể từ năm 2007. Họ thường chọn mua những bộ quần áo đơn giản, khó lỗi mốt để không phải thay đổi tủ quần áo quá nhiều.
Cuối cùng là đồ gia dụng thông minh. Không thể phủ nhận trong thời đại như hiện nay công nghệ có rất nhiều đóng góp cho cuộc sống của con người, song chẳng biết từ bao giờ nhiều người đã hình thành thói quen chạy đua cùng công nghệ xa xỉ. Trong khi đó, người giàu lại ít khi chi tiền vào những món đồ này. Nếu đồ cũ vẫn còn dùng được, họ sẽ dành tiền vào việc khác, chẳng hạn như chăm lo sức khỏe bản thân hay học thêm kiến thức mới.
Quan điểm này cũng gián tiếp tạo nên sự khác biệt thứ hai trong tư duy người giàu. Họ chú trọng đầu tư cho bản thân, không ngừng nâng cao trình độ, cả về kỹ năng lẫn học thức.
Đọc sách là một ví dụ. Thomas Corley, tác giả cuốn sách “Những thói quen giàu có: Thói quen thành công hàng ngày của những người giàu”, đã dành 5 năm để nghiên cứu cuộc sống của cả những người giàu có và người nghèo. Ông nhận ra rằng mọi người ai cũng đều có một số “thói quen giàu có” và một số “thói quen nghèo khổ”, nhưng điều làm nên sự khác biệt, là người giàu sẽ có hơn 50% những thói quen tích cực.
“Người giàu là những người ham đọc sách về cách cải thiện bản thân,” Corley nói. Trên thực tế, 88% trong số họ đọc sách để cải thiện bản thân trong 30 phút mỗi ngày’’.
Hơn nữa, người giàu biết mục tiêu để bản thân tự phấn đấu. Họ hoạch định kế hoạch theo ngày, theo tháng, theo năm, và 67% trong số đó đều viết chúng ra giấy.
“Nó khiến tôi rất bất ngờ,” Corley nói. “Tôi cứ nghĩ rằng mục tiêu của người giàu phải là một mơ ước lớn lao, song thực tế, đối với họ, mơ ước thì sẽ không bao giờ được coi là mục tiêu’’.
Ngoài ra, những người giàu còn chăm lo cho sức khỏe bản thân. Họ chạy bộ, tập thể dục, chơi thể thao và ăn những món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Với họ, có sức khoẻ, đồng nghĩa với việc có tất cả.
Nghiên cứu của Corley cũng chỉ ra rằng người giàu sử dụng quỹ thời gian của mình rất hiệu quả. “Họ không nghĩ đến việc xem TV quá nhiều vì muốn sử dụng thời gian đó để làm những việc hữu ích khác, đọc sách chẳng hạn’’.
Trong khi đó, người ít tiền không thường làm vậy. Họ thích dành nhiều thời gian để giải trí và vui chơi hơn. Khoảng thời gian tan sở theo đó sẽ là lúc người nghèo hội họp bạn bè, tán gẫu phù phiếm. Họ không hề biết rằng lúc này, người giàu cũng đang dành thời gian gặp gỡ những bậc thầy giỏi hơn mình để chiêu mộ thêm kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm. Đây chính là lý do vì sao người nghèo mãi luôn hoàn nghèo, dù bề ngoài trông có vẻ khá bận rộn.
Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, CNBC, Bright sight