Điểm khác biệt lớn giữa người giàu và người nghèo không phải là năng lực, mà đó là tư duy. Hầu như bất kỳ ai muốn trở thành tỷ phú cũng cần từ bỏ những điều này và chấp nhận thay đổi.
Triệu phú tự thân Steve Siebold, tác giả cuốn sách “Người giàu suy nghĩ thế nào?” (How Rich People Think?) đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm từ những người giàu nhất thế giới. Ông cho rằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có “tố chất” để trở thành triệu phú. Miễn là ta chấp nhận thay đổi.

Trong cuốn sách của mình, ông viết: “Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, trở nên giỏi kiếm tiền không khác gì việc trở nên giỏi bất cứ thứ gì khác, ví dụ như trở thành một tay golf hạng thường, giảm cân hoặc thông thạo ngôn ngữ thứ hai”. Và cũng giống như hầu hết mọi thứ, thành công không phải tự nhiên mà có, nhưng chìa khóa để có được nó nằm ngay trong tay ta. Steve Siebold đưa ra lời khuyên rằng có những điều cần từ bỏ nếu ta muốn làm nên nghiệp lớn:
Suy nghĩ nhỏ
Siebold cho biết: “Mục tiêu chính của những người bình thường về tiền là nghỉ hưu ở tuổi 65 và hy vọng có đủ tiền để tồn tại cho đến khi họ chết. Những người giàu có bậc nhất, khi không còn tham vọng nữa, sẽ đặt mục tiêu tác động đến thế giới bằng sự giàu có của họ.”

Tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm
Mặc dù những người giàu có coi trọng tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư, họ cũng nhận ra rằng chìa khóa để trở nên thực sự giàu có là tập trung vào việc kiếm tiền.
Siebold viết: “Nhiều người quá tập trung vào việc cắt giảm phiếu giảm giá và sống đạm bạc nên họ đã bỏ lỡ những cơ hội lớn.”
Thời hạn linh hoạt
Tiền không xuất hiện một cách đơn giản. Nếu bạn muốn xây dựng sự giàu có, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể và thời hạn nghiêm túc.
Siebold viết: “Một người bình thường muốn rất nhiều thứ. Trong khi đó, những người giàu toàn tâm toàn ý tập trung vào một mục tiêu lớn tại một thời điểm và đặt ra thời hạn cho việc đạt được mục tiêu đó. Đây là cách các triệu phú tự thân được tạo ra’”.
Mua những thứ bạn không có khả năng chi trả
“Tầng lớp trung lưu nổi tiếng với việc luôn sống vượt quá khả năng chi trả của mình”, Siebold cho biết. “Họ không phải là người tiêu xài hoang phí, nhưng họ kiếm được rất ít nên họ phải tiêu hết số tiền đó để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.”.
Giải trí
Siebold viết: “Người giàu mong muốn được giáo dục hơn là được giải trí.” Họ đánh giá cao sức mạnh của việc học tập lâu dài sau khi học xong đại học. “Bước vào căn nhà của một người giàu có và một trong những điều đầu tiên bạn thấy sẽ là một thư viện sách mà họ đã từng dùng để tự học để trở nên thành công như ngày hôm nay. Tầng lớp trung lưu thường đọc tiểu thuyết, báo lá cải và tạp chí giải trí.”
Mối quan hệ độc hại
Những người bạn kết giao đóng vai trò quan trọng hơn những gì bạn có thể nghĩ đến. Trên thực tế, người bạn chọn để bao quanh mình thậm chí có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của bạn, Siebold nói.
“Những người thành công thường đồng ý rằng ý thức rất dễ lây lan, và việc tiếp xúc với những người thành công hơn sẽ giúp mở rộng suy nghĩ và thu nhập của bạn. Chúng tôi trở nên giống như những người mà chúng tôi kết giao và đó là lý do tại sao những người chiến thắng bị thu hút bởi những người chiến thắng khác.”

Ở trong vùng thoải mái
Người bình thường mong muốn có được thoải mái. Người giàu có, mặt khác bị kích thích bởi sự không chắc chắn.
“Sự thoải mái về thể chất, tâm lý và cảm xúc là mục tiêu hàng đầu của lối tư duy tầm thường”, Siebold viết. “Những người giàu có luôn sớm hiểu rằng việc trở thành triệu phú là không hề dễ dàng và nhu cầu thoải mái có thể sẽ phải bị hy sinh. Họ tìm cách trở nên thoải mái khi hành động trong sự không chắc chắn.”
Theo Dân Việt
Xem thêm bài liên quan
- 17 tư duy triệu phú: Người giàu tập trung vào các cơ hội, người nghèo tập trung vào những khó khăn
- 7 tư duy bí mật của tầng lớp thượng lưu quyết định đến túi tiền “Đầy hay Vơi”: Ai muốn thoát nghèo đều nên học!
- Tỷ phú Bill Gates: Sinh ra trong nghèo khó phải là lỗi của bạn, nhưng nếu ra đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn