Những chia sẻ của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ nói về triết lý kinh tế, định hướng vĩ mô của Tập đoàn Trung Nguyên được rất nhiều người quan tâm.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vốn có sở thích đầu tư siêu xe và hiện ông đang sở hữu hơn 40 siêu xe độc nhất vô nhị tại Việt Nam, như Bugatti, Ferrari, Lamborghini, Rolls-Royce, Range Rover, Aston Martin, Bentley,…
Tuy nhiên, đầu tư vào xe, vốn được các chuyên gia kinh tế xem là tiêu sản, vì chiếc xe chỉ cần rời cửa hàng bán đã mất 20-30% giá trị, và sau một năm lăn bánh có thể mất gần 50% giá trị.
Với tính chiết khấu cao, nên chiếc xe khó xem là tài sản đầu tư tốt. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: “Xe cộ mua vẫn còn đó, vẫn còn 500 tỉ, 700 tỉ, 1.000 tỉ đồng, vẫn còn tài sản ở đó hết, không mất đi đâu”.
Điều này nằm ở việc, ông dùng siêu xe để thực hiện mục đích khác, đó là quảng bá thương hiệu cà phê Trung Nguyên, mà xa hơn nữa cổ vũ cho việc khởi nghiệp của giới trẻ mà ông đã thực hiện nhiều năm qua.
“Doanh thu doanh nghiệp vào khoảng 5.000-6.000 tỉ đồng, nếu bỏ ra 10% để làm marketing thì khoảng 500-600 tỉ đồng, nếu phân bổ ra làm truyền thông, quảng cáo xây dựng thương hiệu thì mỗi thứ cũng vài trăm tỉ đồng.
Qua bảo thôi mua xe đi, mình đi dạy người ta làm giàu mà mình không giàu thì nói ai nghe. Phải thể hiện ra ngoài”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói trong cuộc chia sẻ với báo chí vào năm ngoái.
Riêng lần đó tại tòa, ông nói rằng: “Xe cộ vẫn còn đó phải không, đâu có thay đổi gì. Cái đó là sự thông minh, trí tuệ. Chứ không phải làm chiết khấu hết, sự kiện hết là thôi, là biến mất”.
Như vậy, có thể hiểu, ông Đặng Lê Nguyên Vũ dùng siêu xe để phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải đơn thuần khoe mẽ, nên giá trị siêu xe vẫn còn nguyên.
Hiểu rộng ra, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhấn mạnh: “Một người có tầm sẽ hiểu kinh tế bản chất là kinh bang tế thế. Mình phụng sự cộng đồng bằng trách nhiệm, bằng trái tim của mình thì cộng đồng mới có cảm tình gián tiếp một chút để mua dịch vụ, sản phẩm của mình. Chứ không phải mình khuyến mãi, thúc đẩy trước mắt hết đợt này đến đợt khác, không phải như vậy”.
“Những chương trình như vậy đòi hỏi mình phải liên thông qua nhiều kiến thức. Nó gián tiếp nhưng nó bền, nhất là trong bối cảnh nhiều tập đoàn hàng đầu về cà phê trên thế giới vào Việt Nam. Cái đó cần có nền tảng”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng thời điểm hiện tại là giai đoạn Tập đoàn Trung Nguyên đầu tư chứ không phải khai thác giá trị thương hiệu đã tồn tại hơn 20 năm của mình.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói: “Giai đoạn này phải xác định là giai đoạn đầu tư, không phải giai đoạn khai thác thương hiệu, nếu có kiến thức về kinh tế sẽ hiểu ngay điều này. Giai đoạn đầu tư là gì?
Là mình đưa về hệ quy chiếu khác biệt, đặc biệt duy nhất, mình phải đi đến nhà máy để thay đổi công nghệ luôn, đào tạo luôn con người bên trong, xử lý luôn lại nguyên liệu. Phải tới mức như vậy.
Trong giai đoạn đó, nếu doanh thu của nó là 500 tỷ, hoặc 1000 tỷ, hoặc là 5000 tỷ/ năm, nó được phép trích ra 10% là 500 tỷ để dùng vào việc khác, thay vì dùng vào việc chiết khấu theo kiểu buôn bán bình thường.
Như xe cộ, mua vẫn còn đó đâu có mất đi, 500 tỷ, 700 tỷ hay 1000 tỷ thì nó vẫn còn tài sản đó. Cái đó là thông minh, phải có trí tuệ chứ không phải chiết khấu rồi 1 năm nó biến mất“.
9 đạo làm người chân chính của Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ
1. Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng. Mỗi người cần tôn trọng lập trường của nhau.
2. Xin đừng mạo muội đánh giá người khác, bạn chỉ biết tên của họ, nghe người khác nói họ đã làm gì nhưng bạn không thể biết hết họ đã trải qua những gì.
3. Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao nội lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi với bạn. Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ. Như hoa có hương, ong bướm sẽ tụ hội. Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại.
4. Không ai có thể theo bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi mình đang sống, vui với việc mình làm! Không ai giúp bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải kiến lập 1 cái tôi tự lập mạnh mẽ.
5. Đời người vốn là 1 loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì. Lúc có người nói xấu bạn, dù có trăm miệng cũng khó biện bạch được.
Chuyện đời vốn dĩ: lúc đắc ý – tâm thế như triều dâng, lúc thất chí – tâm tình như hoa rụng. Thế cho nên đừng quá quan trọng chính mình, khi bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ… Tất cả những giấy phút đó, đều không thể thiếu trong đời người.
6. Đôi lúc, mình ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác. Bất chợt quay đầu nhìn lại, thấy cuộc sống của mình được người khác ngưỡng mộ.
Kỳ thực, mỗi người đều đang hạnh phúc, chỉ là nó không nằm trong mắt bạn mà nằm trong mắt người khác, nên bạn không nhận ra.
Hạnh phúc ví như 1 quả núi, không đỉnh cũng không đầu. Bạn chỉ có thể học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức ánh sắc cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận được sự sung túc mà cuộc sống mang lại cũng như hạnh phúc mà bạn đang có.
7. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn.
8. Đời người là 1 quá trình vận động, phát triển liên tục. Bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh lại đối đãi với bạn như vậy.
Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cách nhìn phù hoa ban đầu, thay vào đó là sự nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.
9. Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên.
Bạn nghĩ như thế nào và có đồng tình với quan điểm về đạo làm người của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Tổng hợp, tham khảo Doanh nghiệp và tiếp thị