Bí quyết làm giàu của người Do Thái: Không tiền, không quan hệ, càng phải làm 3 điều hào phóng này nếu muốn lật thân và trở nên giàu có.
Người Do Thái là dân tộc giỏi kinh doanh nhất trên thế giới và cũng là những người giàu nhất thế giới. Dân số Do Thái chiếm 0,25% tổng dân số thế giới, nhưng họ lại nắm giữ một phần ba của cải của thế giới. Tư duy kiếm tiền của họ rốt cục là như thế nào mà lại lợi hại đến vậy?
Người Do Thái rất giỏi trong việc nắm bắt mọi cơ hội kiếm tiền, cho dù cơ hội này chỉ có thể kiếm được 1 đô la họ cũng không bao giờ bỏ lỡ. Nếu có 10 đô la, họ sẽ nghĩ đến việc chia 10 đô la thành 10 cơ hội, tương tự như nếu có 10 quả trứng thì họ sẽ chia ra và bỏ vào 10 cái giỏ chứ không bỏ chung vào 1 giỏ duy nhất.
Người Do Thái không thích đánh cược, đồng thời vì thế nên họ luôn có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Nếu bạn muốn làm giàu thì bắt buộc phải học theo lối tư duy của người giàu.
Người Do Thái đã trải qua rất nhiều khó khăn, bôn ba ngàn năm, bị chèn ép, thậm chí là bị hại. Tuy nhiên, chính sự lưu bạt mấy ngàn năm đã ép người Do Thái nghĩ cách kiếm tiền để tồn tại.
Sau đó, họ ghi chép lại những con đường làm ăn, tích lũy được vào cuốn sách “Tháp Mộc Đức”, truyền từ đời này sang đời khác.
Cuốn sách này là cuốn sách mà mỗi người Do Thái từ trẻ đến già đều đọc qua. Như vậy mới bồi dưỡng ra năng lực kiếm tiền nhiều, sử dụng tài nguyên cực ít nhưng tích lũy tài phú khổng lồ.
Hôm nay, tôi sẽ rút ra 3 trí khôn mấu chốt để tăng thu nhập từ quyển sách này: Nếu bạn đang gặp khó khăn, không có tiền, không có quan hệ thì càng phải hào phóng trên 3 phương diện này, vì người Do Thái giàu lên từ những điều đó!
1. Hào phóng về lợi ích
Trong cuốn sách “Tháp Mộc Đức” có kể đến một người Do Thái tên Josephus cùng bạn bè đầu tư mở một “Công ty bảo hiểm hỏa hoạn.” Thực ra, cái gọi là “đầu tư” ở đây, chẳng qua là ký tên lên kỳ phiếu, dùng lòng tin để bảo đảm “Nếu xảy ra hỏa hoạn, tôi sẽ theo đơn mà bồi thường.”
Vậy nếu không có hỏa hoạn thì sao? Phí bảo hiểm chính là của bản thân, kiếm đều chứ không lỗ! Nhưng không ngờ, năm đầu tiên đã xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng. Nhìn thấy khoản bồi thường lên tới 10 vạn USD, các thành viên đều hoảng, tìm đến Josephus đòi bán cổ phần.
Josephus trầm tư một lúc, nói: “Được, mọi người đã quyết định như vậy, tôi đồng ý cầm cổ phần của các bạn, sau đó bán các sản nghiệp khác để trả sạch phí bảo hiểm.”
Vừa thấy có người chấp nhận cầm cổ phần, ai nấy đều cảm thấy như lời lắm và mau chóng hoàn thành thủ tục, đi hưởng lợi. Chuyện kiếm tiền, chính là chuyện “Phản trực giác”. Bạn càng cảm thấy có lợi, thì càng có khả năng khiến bạn không kiếm được tiền.
Nghèo khó, giống như một cái bẫy ngọt ngào, nó có thể khiến bạn thoải mái, an toàn… cho đến một ngày bạn phát hiện “Bản thân đã bỏ lỡ sự giàu có” thì đã không còn cơ hội cứu vãn. Vậy thế nào mới làm được “Hào phóng về lợi ích?”
Ví dụ, cái công ty bảo hiểm kia, hậu quả của quyền thu mua cổ phần là gì? Là tán gia bại sản. Vậy tránh hậu quả này như thế nào? Bạn cần có nghiệp vụ mới, mau chóng thu hồi các khoản bồi thường.
Vì thế, lần sau “Dù ra sao, cũng phải bảo vệ lợi ích của mình trước”, đừng ngại cược một lần với “phản trực giác”: Người khác không thể kiên nhẫn, bạn có thể; người khác không nỡ, bạn nỡ; người khác không dám, bạn dám!
Với lại, cạm bẫy của cuộc đời, sớm muộn gì cũng phải bước qua. Lúc bạn nghèo không giẫm, đợi đến lúc giàu để giẫm, cái giá phải trả sẽ càng lớn. Nhân lúc tiền đang ít, mọi người nên ít đi một chút tính toán, nhiều hơn một chút nếm trải, từ đó mau chóng ngộ ra logic kiếm tiền, tích lũy kinh nghiệm, mới bứt phá vào điểm mấu chốt, khôn ngoan hơn khi đưa ra quyết sách.
2. Hào phóng trong đặt vấn đề
Cái “bền bỉ” ở đây, bao gồm rất nhiều phương diện, ví dụ nói bền bỉ khi kinh doanh, bền bỉ trong học tập…n hưng với những nỗ lực này, còn cần một cái “bền bỉ” cực kỳ quan trọng, đó chính là: duy trì sự chất vấn đối với bất kì chuyện gì.
Ví dụ như, trong cuốn “Tháp Mộc Đức” có nhắc tới, người Do Thái dạy con cái từ nhỏ phải giỏi phát hiện ra vấn đề, đặt vấn đề. Con cái vừa tan học, phụ huynh liền hỏi: “Hôm nay cô giáo có hỏi gì không?”
Con người mãi mãi không kiếm được tiền ngoài tri thức, lúc nào cũng đặt vấn đề có thể giúp bạn bổ sung những thiếu sót với mức độ lớn nhất.
Ví dụ nói, khi một người không có tiền, tất cả thu nhập cơ hồ đều dùng để tiêu xài, sau đó sẽ trở nên nghèo khó, càng không có tiền. Vậy phải làm thế nào? Tiếp tục ngu ngốc sống qua ngày sao?
Người không sợ nghèo chỉ sợ lý do không rõ nào đó sống qua loa cho xong chuyện. Người khác nói cái gì liền tin cái đó; gặp vấn đề cũng không biết tự tìm nguyên nhân, mà là đợi người khác giúp đỡ, không biết nghi ngờ những thứ xung quanh, không biết cân nhắc khó khăn, thật sự rất khó thoát khỏi khốn cảnh. Hãy hỏi nhiều hơn những câu hỏi tại sao, bạn sẽ tiến gần hơn đến sự thật, sẽ càng dễ thành công hơn!
3. Hào phóng với đọc sách
Trong sách có nói, những đứa trẻ Do Thái từ khi biết chữ, đã bắt đầu bồi dưỡng năng lực học tập mạnh mẽ. Với lại, bạn không có tri thức, thì không thể phát hiện ra cơ hội; không có tri thức, thì rất khó lý giải quy tắc vận hành của thương nghiệp; không có tri thức, đi làm thêm cho người khác thì sẽ kiếm được rất ít tiền.
Nhưng mà, rất nhiều người khi mà rời khỏi nhà trường lại không học nữa. Sau đó chỉ dừng lại ở những tri thức có hạn, cho rằng thế giới này là như vậy.
Bạn cảm thấy bản thân là một con vịt chỉ vì bạn sống trong nước; bạn cảm thấy lái một chiếc Audi về quê chính là rạng danh tổ tiên, đó là vì những người bên cạnh bạn nghĩ như vậy mà thôi. Cái mà con cá khó ý thức được chính là sự tồn tại của nước. Những bí mật có liên quan tới tài phú, thì giấu trong những chuyện mà bạn không biết.
Mà cái cách tốt nhất để “nhìn thấy nước” chính là đọc sách.
Vì vậy, bạn đừng ngại thử “3 thứ hào phóng” ngay hôm nay, dần dần, bạn phát hiện vấn đề sẽ ít đi, cuộc sống càng thuận lợi hơn, tiền kiếm được càng ngày càng nhiều.
12 quy tắc kiếm tiền của người Do Thái
Người Do Thái luôn được đánh giá cao về tư duy làm giàu độc đáo. Họ sớm hình thành những “quy tắc ngầm” trong kinh doanh cũng như lối sống, truyền qua nhiều thế hệ.
Dưới đây là 12 nguyên tắc cốt lõi về việc kiếm tiền của họ.
1. Phục vụ phụ nữ
Để kiếm tiền, mục tiêu đầu tiên của người Do Thái nhắm tới là phụ nữ, bởi đây là “tay hòm chìa khóa” trong gia đình.
Từ trước tới nay, nhiệm vụ của nam giới là kiếm tiền, mà kiếm tiền không có nghĩa là sẽ giữ tiền trong tay. Quyền chi tiền phần lớn vẫn do phụ nữ quyết định. Phụ nữ không chỉ mua sắm kim cương, trang sức, vàng bạc để tích luỹ, họ còn là người mua sắm các vật dụng thường ngày hay lo toan các công việc gia đình. Nhắm trúng đối tượng này, tiền của nhất định sẽ tới.
2. Đi khắp nơi kiếm tiền
Đi mọi nơi kiếm tiền là đặc điểm tự nhiên của người Do Thái. Những thương nhân Do Thái ít có thị trường cố định mà mở rộng khắp nơi khi bản thân đủ tiềm lực. Họ không ngại khó, ngại khổ khi đi từ Đông sang Tây, xuống Nam ngược Bắc để kiếm tiền cũng như mở rộng thị trường. Ở đâu họ cũng thực hiện các giao dịch lớn nhỏ.
Bởi vậy để làm giàu, không thể ngồi một chỗ mà phải chạy khắp nơi, đúng như câu nói ”làm ăn tứ phương, kiếm tiền tứ hướng”.
3. Quy tắc 78/22
Người Do Thái chỉ ra, trong xã hội, tỷ lệ người bình thường và người có tiền khoảng 78/22, nghĩa là 22% người có tiền chiếm tới 78% khối lượng tài sản. Bởi vậy, chỉ cần biết kiếm tiền từ những người có tiền.
Quy tắc 78/22 còn là một quy luật tự nhiên, ví dụ 22% các ngành như quần áo, ăn uống, xây dựng, đồ trang sức, y tế… về cơ bản chiếm khoảng 78% phí tiêu dùng sinh hoạt. Vì thế, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của người Do Thái đa số đều tập trung vào ăn uống, quần áo… đặc biệt là các sản phẩm dành cho phụ nữ và trẻ em.
4. Phục vụ cái miệng
Người Do Thái cho rằng kinh doanh nên nhắm vào nhu cầu ăn uống của mọi người, bởi ăn là một trong những nhu cầu cơ bản nhất.
Thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng sẽ khắt khe và dành nhiều thời gian hơn trong việc làm hài lòng khẩu vị của mình. Vì vậy, kinh doanh ăn uống không bao giờ lỗi thời.
5. Sử dụng trí tuệ để kiếm tiền
Người Do Thái luôn cho rằng, sự thông minh có thể kiếm ra tiền mới là thông minh thực sự. Theo cách này, tiền đã trở thành thước đo của trí tuệ, chỉ khi trí tuệ được chuyển hóa thành tiền thì mới là trí tuệ sống.
Bởi vậy, người kinh doanh cần dùng trí tuệ để suy nghĩ và phân tích hành vi người tiêu dùng. Chỉ khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, mới có thể làm ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu và có thể tồn tại trên thị trường.
6. Tăng doanh thu quan trọng hơn tiết kiệm
Những thương nhân Do Thái có một niềm tin không thể lay chuyển: Của cải là do bỏ mồ hôi công sức tạo ra, chứ không phải là tiết kiệm, tích góp mà có. Vì thế, muốn thu được lợi nhuận cao, phải sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ.
7. Trân trọng thời gian như vàng bạc
Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu: “Đừng đánh cắp thời gian”. Nội dung không chỉ liên quan đến kiếm tiền mà còn nhắc nhở cách hành xử đúng đắn khi kinh doanh. Ở một tầng ý nghĩa khác, câu nói này khuyên bạn nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, ai chậm chân người đó sẽ mất cơ hội. Để thành công, luôn phải đi trước một bước, chủ động và không ngừng đổi mới để nắm bắt được cơ hội đến với mình.
8. Tận dụng thông tin nắm bắt cơ hội
Người Do Thái vốn nổi tiếng trong việc thu thập thông tin trong kinh doanh. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Một khi có trong tay thông tin về cơ hội kiếm tiền, họ sẽ không bỏ lỡ.
Ví dụ trong một trung tâm thương mại khi các doanh nghiệp có cơ hội ngang nhau, với cùng điều kiện như nhau, nếu ai biết nắm bắt cơ hội người đó sẽ chiến thắng. Điều này cũng có nghĩa nên chủ động tìm hiểu và phân tích thị trường, không nên ỷ lại, rơi vào thế bị động.
9. Đặt uy tín lên hàng đầu
Trong kinh doanh, người Do Thái nổi tiếng biết trọng chữ tín. Một khi đã ký hợp đồng, dù việc gì xảy ra, họ quyết không nuốt lời.
Họ cũng luôn tuân thủ quy luật của cuộc chơi, thiết lập mối quan hệ cộng sự đáng tin cậy với đối tác, dùng sự chân thành lay động trái tim khách hàng khi muốn công việc thuận lợi, suôn sẻ.
10. Đứng ở trên cao mới nhìn thấy được xa
Người Do Thái cho rằng trong kinh doanh nên “cố gắng nhìn thêm vài bước”, sự phát triển trong tương lai mà bạn có thể nghĩ đến là bao nhiêu, thì thành công sẽ có được bấy nhiêu. “Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được.”
Dù vậy làm gì, cũng phải có những bước đi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Bước trước một bước, mới có thể dẫn dắt và tạo ra nhu cầu của thị trường.
11. Phối hợp tốt các nguồn lực
Nhà kinh tế học người Do Thái William Rigson đã nói, bạn có thể vay mọi thứ từ tiền, tài năng, công nghệ cho đến tri thức.
Thế giới này đã chuẩn bị tất cả các nguồn lực bạn cần, tất cả những gì bạn phải làm là thu thập và sử dụng trí tuệ để kết hợp chúng và tạo ra sản phẩm của riêng mình.
12. Đàm phán tạo ra giá trị
Một câu chuyện kinh điển được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Do Thái: Có người cho hai đứa trẻ một quả cam, vì chia chác mà chúng cãi nhau. Thấy vậy người cho đề xuất, bổ đôi cho mỗi đứa một nửa.
Đứa trẻ thứ nhất về nhà, vứt các múi cam đi, đem vỏ nghiền nát rồi trộn vào bột mì nướng bánh ăn. Đứa trẻ còn lại thì lấy múi cam ép thành nước uống, vứt vỏ vào thùng rác.
Mặc dù hai đứa trẻ đều có nửa quả cam, nhưng chúng đã không tận dụng hết nguyên liệu của mình nên không đạt được lợi ích lớn nhất.
Trong kinh doanh, phải đối mặt với rất nhiều cuộc đàm phán. Lúc này, nên tăng cường giao tiếp để gây dựng thiện cảm với đối tác, và cùng nhau làm việc để ra được kết quả đôi bên cùng có lợi.
Tham khảo Doanh nghiệp và tiếp thị, qq/Vnexpress
Xem thêm bài liên quan
- Bí quyết làm giàu “bất bại” của người Do Thái: Không tiền, không quan hệ, càng phải hào phóng ở 3 điều này
- Từ 177 triệu phú tự thân rút ra 15 “đường tắt” giúp người bình thường trở nên giàu có phi thường
- 38 tư duy kiếm tiền đỉnh cao của người Do Thái: Thấm được sẽ giúp bạn thoát cảnh “nghèo rớt mồng tơi” và trở nên giàu có