Mấy năm trước, Xiaomi vẫn chỉ là một doanh nghiệp sản xuất điện thoại bình thường, nhưng nhờ vào lối tư duy sinh thái mà người sáng lập Lôi Quân hướng tới, Xiaomi đã trở thành 1 trong những tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới.

Trong ấn tượng của hầu hết người dùng công nghệ, mấy năm trước, Xiaomi vẫn chỉ là một doanh nghiệp sản xuất điện thoại bình thường. Khi nổ ra cuộc chiến cạnh tranh về giá với các hãng khác, mô hình tiết kiệm chi phí của Xiaomi cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Mọi người tỏ ra vô cùng nghi ngờ, thậm chí còn lo lắng không biết liệu Xiaomi có thể tồn tại được bao lâu nữa?
Tuy nhiên, Lôi Quân – người sáng lập Xiaomi đã đưa ra một câu trả lời hoàn toàn bất ngờ khi bước ra khỏi cuộc cạnh tranh về giảm giá điện thoại di động nhằm tạo ra một hệ sinh thái mới, đó là chuỗi sinh thái Xiaomi.

Cái gọi là chuỗi sinh thái là để chỉ những ngôi nhà thông minh và các sản phẩm điện gia dụng nhỏ như tivi, robot quét dọn, máy lọc không khí, bộ lọc nước, nồi cơm điện, ổ cắm dài, thiết bị đeo thông minh,…
Vậy tại sao một công ty sản xuất điện thoại di động lại sản xuất các thiết bị gia dụng thông minh? Không phải mọi người vẫn hay nói kinh doanh đa dạng hoá là vùng cấm của các doanh nghiệp sao? Trong hệ sinh thái nhà thông minh này, giá trị điện thoại tương đối thấp, chỉ khoảng một, hai nghìn tệ nhưng tổng giá trị các thiết bị trong ngồi nhà thông minh như tivi, robot quét dọn, máy lọc không khí, nồi cơm điện,… thì đúng là một con số khổng lồ có thể tạo doanh thu và lợi nhuận cực lớn.

Vì vậy, ý tưởng mở bán với giá thấp của Xiaomi trong giai đoạn đầu rất có ý nghĩa, mặc dù nó làm giảm lợi nhuận đáng kể nhưng lại mở ra cánh của kinh doanh trong tương lai. Xiaomi đã đứng trên góc độ tư duy sinh thái để giúp hãng này trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới. Đây là câu chuyện về việc xây dựng đế chế của “gã khổng lồ công nghệ” Xioami, vậy còn một người bình thường thì sao?
Chẳng hạn sinh viên đại học xuất thân từ gia đình bình thường và không tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu, liệu tư duy sinh thái có hữu ích không? Câu trả lời của tôi là có, nói chính xác hơn là cực kì cần thiết trong đời sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến hay hiểu hết ý nghĩa các phương pháp tư duy này.
Trong cuốn sách “Tư duy sâu” của Diệp Tu cũng dã có chia sẻ 3 mô hình tiêu biểu giúp người đọc có thể áp dụng thành thạo tư duy sinh thái:
1. Mô hình đào vàng – Cách suy nghĩ để giành chiến thắng ngay cả khi cạnh tranh khốc liệt.
Mô hình đào vàng có tính chất cộng sinh, nghĩa là bạn không chỉ tập trung vào một một điểm nhất định trong hệ sinh thái và sau đó phát hiện ra hàng loạt đối thủ cạnh tranh mà là suy nghĩ đến toàn bộ hệ sinh thái sau đó tìm cách để cộng sinh với nó.
Ví dụ thế này, vào khoảng đầu thế kỉ XIX, trong quá trình Hoa Kỳ bành trướng lãnh thổ của mình về phía Tây, một lượng lớn vàng đã được phát hiện ở California. Thời điểm đó tất cả người dân đều đổ đi đào vàng, người đào được cục vàng to nhưng cũng có người hằng năm trời không đào được gì cả. Giữa lúc đó, Levi Strauss đã lựa chọn đi bán… quần jean cho những người có tiền nhưng lại không tìm mua được một chiếc quần bò hoàn hảo. Từ đó, thương hiệu thời trang đình đám thế giới Levi’s đã ra đời.

2. Mô hình rừng rậm – Nếu không phải thiên tài, bạn làm thế nào để đối phó với kẻ địch mạnh?
Mô hình rừng rậm thực ra là mô hình ổ sinh thái. Nguyên lý cơ bản của tư duy ổ sinh thái đó là, khi bạn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, ngoài việc tận lực đối đầu, bạn còn có thể lựa chọn tránh né.Hãy thử nghĩ xem làm thế nào để con thỏ yếu đuối có thể sống sót trong thế giới hoang dã nguy hiểm?
Liệu chúng có thể đối đầu trực diện hay chạy trốn mãi khỏi bọn hổ, sói không? Câu trả lời tất nhiên là không. Cách duy nhất chúng có thể là tìm một ổ sinh thái phù hợp, rèn luyện kĩ năng chạy thật nhanh và sinh sản không ngừng để nâng cấp sự tiến hóa.

3. Mô hình ao ước – Làm thế nào để vượt qua nút thắt của sự phát triển?
Chẳng có bất cứ giống loài nào có thể tồn tại và phát triển một cách dễ dàng, tất cả các loài sinh vật đều cạnh tranh giữa chúng cuối cùng sẽ tạo thành cơ hội sống sót. Đây chính là mô hình ao ước. Bản chất của mô hình này chính là mô hình nền tảng. Nhiều các công ty lớn hiện nay như Taobao, Alibaba, Tencent, Xiaomi,… đều là các công ty nền tảng.
Bạn có thể dễ dàng lý giải được lợi ích mà nền tảng mang lại cho các công ty này: các cửa hàng trên Taobao có thể không kiếm được nhiều tiền, nhưng nền tảng Taobao tự bản thân nó phải kiếm ra tiền, các cửa hàng Taobao chưa chắc là lớn nhất, nhưng Taobao đang là nền tảng lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Là hiện thân của tư duy sinh thái, ba mô hình tư duy trên đã thể hiện rõ nét cách thức vận dụng của tư duy sinh thái vào thực tế đời sống mà bất kì ai cũng có tiếp cận.
Đặc biệt, cuốn sách “Tư duy sâu” còn đề cập đến nhiều loại kết cấu tư duy khác. Qua đó dẫn dắt chúng ta chọn một chiến lược khôn khéo hơn, tối ưu hoá con đường phát triển bản thân và cuối cùng là thay đổi vận mệnh chính mình.
Xem thêm bài liên quan
- “Steve Jobs Trung Quốc” Lôi Quân thừa nhận: Apple là “chuẩn mực” cho Xiaomi noi theo và sẽ “đánh bại”
- Triệu phú công nghệ Hùng Đinh: Đáng sợ nhất là 35 tuổi mà vẫn nghèo, chứ không phải là 25 tuổi mà vẫn ế
- Tỷ phú Elon Musk: Nếu bạn thấy một người trẻ quyết định rèn luyện, luôn cố gắng cải thiện bản thân không ngừng, hãy tin rằng anh ta là một người giàu có!