Vào thế kỷ 19, “Made in Germany” là một nhãn mác bị mọi người khinh thường. Thế nhưng, chỉ 100 năm sau, “Made in Germany” đã trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng trên toàn cầu. Vậy điều gì đã làm nên bước chuyển biến thần kỳ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nước Đức đến vậy?
Nước Đức là nước bắt đầu nền công nghiệp hóa rất muộn, khi mà các cuộc cách mạng công nghiệp của Anh và Pháp thành công, nước Đức lúc bấy giờ mới đang là nước nông nghiệp. Người dân Đức sau thời kì công nghiệp hóa cũng chỉ học theo các công nghệ của Anh, Pháp và làm đồ giả.
Vì lí do đó, Quốc hội Anh chú trọng đặc biệt cải cách “luật thương hiệu” vào ngày 23/8/1887, yêu cầu tất cả những gì nhập khẩu từ Đức phải có mác “Made in Germany”. “Made in Germany” vào thời điểm bấy giờ là một nhãn mác bị mọi người khinh thường.
Các nghiên cứu khoa học của các trường đại học tại Đức trong thời kì đầu của thời đại công nghiệp hóa hoàn toàn không liên kết với các lĩnh vực sản xuất. Mặc dù nước lúc đó là Trung tâm khoa học của thế giới, nhưng người Mỹ lại thông minh hơn, những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong, họ đã không vùi đầu vào những nghiên cứu khoa học nữa, thay vào đó họ lăn mình vào đi làm với các doanh nghiệp luôn.
Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 19, các nhà khoa học người Đức sau khi sang Mỹ để mở mang tầm mắt, đã phát hiện các sản phảm công nghiệp của Mỹ có công nghệ rất cao, lúc này người Đức mới đưa ra phương châm mới của mình đó là lý thuyết phải đi đôi với thực hành, bắt đầu thúc đẩy sự phát triển về khoa học ứng dụng.
Do nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về Khoa học, nên họ đã tiếp thu rất nhanh phương châm lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Đội ngũ các nhà khoa học người Đức đã đứng đầu trong thời gian nửa thế kỉ, những đội ngũ công nhân và kĩ sư làm việc rất ăn ý, họ đã lãnh đạo thành công “Cách mạng động cơ đốt trong và điện cơ hóa”, việc này đã khiến nền kinh tế công nghiệp Đức không ngừng phát triển.
Kể từ đó trở đi, các sản phẩm của Đức như cơ khí, hóa chất, điện, quang học, kể cả đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao đã được mệnh danh là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thế giới, “Made in Germany” lúc đó trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng.
Những công ty có tiếng nhất ở Đức đều được thành lập từ thời điểm này và vẫn giữ uy tín cho đến tận ngày hôm nay.
Nước Đức chỉ có 80 triệu dân, nhưng lại sở hữu hơn 2.300 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới?
Đây là câu hỏi được một phóng viên nước ngoài đặt ra cho nhà sáng lập tập đoàn SIEMENS – ông Peter Von Siemens. Đáp lại câu hỏi đầy ẩn ý, “huyền thoại” này tin vào 4 chữ: thái độ làm việc.
Nhà sáng lập SIEMENS giải thích: “Chính thái độ làm việc nghiêm túc của người Đức, sự chú trọng vào từng chi tiết kỹ thuật, từng sản phẩm, cộng với trách nhiệm trong khâu sản xuất, dịch vụ sau bán đã giúp chúng tôi đạt được kì tích này”.
Phóng viên kia lại hỏi: “Nói vậy có nghĩa người Đức không muốn tối đa hóa lợi nhuận? Các anh kinh doanh thì đâu cần tới trách nhiệm kia?”.
Peter Von Siemens trả lời: “Không, đó là quan điểm của người Anh, Mỹ. Người Đức có quan điểm riêng của mình. Dù là kinh doanh ngành nghề nào, chúng tôi luôn tuân thủ hai điều:
– Sản phẩm phải đúng kỹ thuật và an toàn.
– Giá trị sử dụng phải lâu dài và chất lượng.
Giá trị cốt lõi của các sản phẩm “Made in Germany” là tuân thủ đạo đức kinh doanh, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận”.
Nhà sáng lập SIEMENS nói ví von, “không công ty nào ở Đức có thể qua một đêm mà bất ngờ giàu lên được”. Thay vào đó, họ luôn tập trung vào một lĩnh vực, sản phẩm nhất định. Ban đầu họ có thể là một đơn vị nhọ, chấp nhận đi chậm, mất thời gian, nhưng nhất định sẽ không bao giờ làm hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thật vậy, phần lớn các thương hiệu Đức nổi danh đều có lịch sử trên trăm năm, dù là xe cộ, may mặc, hay đồ gia dụng. Adidas là một thương hiệu của Đức được thành lập từ năm 1920, tới nay đã có 97 năm lịch sử. Mercedes-Benz là thương hiệu xe hơi của Đức thành lập từ năm 1886, tới nay đã hơn 130 năm hoạt động.
Nhìn vào thực tế, bút bi do người Đức làm ra, khi ném xuống đất nhiều lần, nhặt lên vẫn dùng được y nguyên. Nhà ở của người Đức được xây dựng 120 năm vẫn không đổ.
Về cơ bản, người Đức không tham gia cạnh tranh bằng giá, cũng không cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Bởi các công ty này đã có được sự bảo hộ trong ngành, và do người Đức hiểu rằng, giá cả không quyết định được tất cả.
Cuộc chiến giá cả sẽ chỉ làm cho cả ngành rơi vào vòng tuần hoàn tồi tệ hơn. Bởi họ hiểu rằng, ai làm kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, nhưng không được vì thế mà tỏ ra tham lam. Điều quan trọng là người Đức hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.
Trong một buổi ra mắt dụng cụ nhà bếp tại Berlin, phóng viên nước ngoài nọ đặt ra câu hỏi cho một vị quản lý: “Người Đức chế tạo nồi dùng được hơn 100 năm. Bền như thế, sau đó khách đâu cần tới mua ở chỗ các anh nữa. Sao các anh không làm chu kỳ sử dụng của nó ngắn hơn, không phải như vậy sẽ có thêm nhiều lợi nhuận hơn sao?”.
Vị quản này từ tốn: “Khách hàng tìm tới mua nồi của chúng tôi đều không phải mua lần thứ hai. Đó chính là tiếng lành đồn xa, khiến cho nhiều người hơn nữa tới mua nồi của chúng tôi, và hiện tại chúng tôi vẫn đang rất tất bật với khách hàng đấy!”.
Suy cho cùng, người Đức rất khác biệt. Rất nhiều doanh nghiệp Đức tin rằng, họ sẽ chỉ kinh doanh một lần trong đời, do đó, uy tín và chất lượng sẽ là những yếu tố được họ đưa lên hàng đầu, chứ không phải chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng.
Nước Đức cùng câu chuyện “Thả con săn sắt bắt con cá rô”
Đức không phải một quốc gia “có mới nới cũ”, người Đức ưa thích những đồ vật có tính lịch sử, văn hóa lâu đời. Người Đức có thể dùng những đồ vật rất cũ từ thập kỉ 60 nhưng đối với họ những đồ vật đó mới thật sự đáng giá.
Một chiếc bút bi sản xuất tại Đức có thể rơi đến hơn chục lần mà vẫn có thể dùng được, những ngôi nhà của người Đức xây thì 120 năm cũng không sập vì người Đức còn lo sự phá hủy của chiến tranh, kể cả có sập thì người Đức cũng sẽ xây lại theo đúng hình dáng ban đầu.
Có một bức ảnh về kiến trúc ở Đức mang tên “Nước Đức không đổi thay”, bức ảnh này cho thấy những ngồi nhà người Đức xây lại sau thế chiến thứ hai đều vẫn mang phong cách của thời đại Baroque và Rococo.
Vì sao ư? Sau thế chiến thứ 2, những ngôi nhà cổ ở Đức hầu như bị phá hủy hoàn toàn, nhưng người dân ở đây không muốn thay đổi, họ chỉ yêu văn hóa riêng của đất nước mình, do đó họ đã một mực xây lại nhà của mình theo đúng hình dáng ban đầu. Và để hôm nay những thực khách tới Đức đều được chiêm ngưỡng những kiến trúc từ thời đại Baroque và Rococo.
Vì tình yêu đất nước, tình yêu văn hóa của người Đức nên chúng ta mới có bức ảnh mang tên “Nước Đức không đổi thay”.
Do nên kinh tế của Đức không phụ thuộc vào thị trường bất động sản, vậy nên những kiến trúc sư ở Đức rất ít khi được thiết kế một công trình kiến trúc.
Nên nếu được thiết kế, những vị kiến trúc sư sẽ bỏ hết sức lực của mình để tạo ra được những tòa nhà có tính nghệ thuật cao và phải mang tầm cỡ thế giới. Người dân Đức luôn luôn trân trọng những lợi ích về lâu về dài của đất nước mình.
Mỗi một doanh nghiệp chỉ kinh doanh một lĩnh vực duy nhất
Trong một cuộc họp báo, một phóng viên người nước ngoài đã hỏi Peter von Siemens:
– “Tại sao một đất nước chỉ có vỏn vẹn 80 triệu dân lại có thể có tới 2300 nhãn hiệu trên thế giới?”
Vị CEO của công ty Siemens trả lời:
– “Điều này là do ý thức làm việc của người Đức chúng tôi, người Đức chú tâm tới từng chi tiết sản xuất, các công nhân của các doanh nghiệp Đức phải có trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm đứng đầu thế giới, phải có trách nhiệm đảm bảo một dịch vụ tốt cho khách hàng.”
Lúc đó người phóng viên hỏi thêm: “Chẳng phải mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận sao?”. CEO của Siemens trả lời: “Không đúng, đó là triết lý kinh tế của Anh và Mỹ, chúng tôi có những triết lý kinh tế riêng. Triết lý kinh tế của chúng tôi theo đuổi theo hai điều sau:
1, Quá trình sản xuất phải an toàn và nhuần nhuyễn.
2, Giá trị sử dụng của các sản phẩm công nghệ cao.
Đây mới là cốt lõi của sản xuất, chứ không liên quan tới lợi nhuận cao hay thấp.
Vận hành một doanh nghiệp không chỉ là quan tâm tới lợi ích kinh tế, trên thực tế, các doanh nghiệp của nước chúng tôi có sứ mệnh và nhiệm vụ phải đảm bảo các đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những sản phẩm công nghệ tinh xảo nhất cho người sử dụng.”
Tại Đức, không có một doanh nghiệp nào có thể thành công trong thời gian ngắn, mỗi doanh nghiệp đều chỉ hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất, có thể lúc đầu được coi là những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phát triển chậm nhưng đặc biệt không có doanh nghiệp yếu kém, doanh nghiệp sản xuất đồ giả.
Thường những doanh nghiệp tại Đức đều có trăm năm kinh nghiệm, luôn luôn chú trọng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Nước Đức có xưởng rượu vang gần 400 năm tuổi, rất may trong thế chiến thứ 2 không bị Mỹ tiêu diệt. Thương hiệu lốp xe Horse nổi tiếng của Đức được thành lập năm 1871, hiện nay công ty này có chi nhánh trải khắp nước Đức. Adidas, công ty thể thao nổi tiếng thế giới được thành lập vào năm 1920 tại Đức, đến nay đã được gần 100 năm tuổi.
Sản phẩm “Made in Germany” không hề cạnh tranh về giá, không cạnh tranh với các sản phẩm khác, một là do đã được doanh nghiệp bảo hộ, hai là do giá cả không phải quyết định tất cả, việc cạnh tranh về giá có thể khiến các doanh nghiệp chạy trong một vòng luẩn quẩn.
Nước Đức không phải là không làm vì lợi nhuận, nhưng chỉ cần lợi nhuận của công ty đủ để cho những yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp, đủ tiêu là được. Do vậy, người Đức thường có suy nghĩ lợi nhuận là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời cũng dùng một phần lợi nhuận để góp phần làm tăng chất lượng và dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp mình lên.
Có một lần một giám đốc của công ty đồ dùng bếp Fissler được hỏi như sau: “Cái nồi của Đức sản xuất có thể dùng được 100 năm, nên là mỗi lần 1 khách hàng vào mua thì người ta sẽ không cần quay lại để mua 1 cái nữa. Ông xem loại nồi của Nhật Bản chỉ dùng được 20 năm, 20 năm sau họ sẽ quay lại tìm mua 1 cái nữa. Vậy có phải tốt hơn không? Tại sao ông không làm nồi chất lượng kém đi một chút thì đã có thể kiếm được nhiều tiền hơn không?”
Vị giám đốc này trả lời:
“Làm sao mà thế được, tất cả những người mua nồi của chúng tôi đều sẽ không phải đến mua lần nữa, như vậy họ sẽ truyền miệng cho nhiều người là nồi của chúng tôi chất lượng tốt, do đó ngày càng sẽ có nhiều người đến mua nồi của chúng tôi hơn, vả lại trên thế giới có gần 8 tỷ người, thì sẽ còn rất nhiều người mua đồ của chúng tôi nữa.”
Các bạn thấy đấy, triết lý kinh doanh của người Đức khác hẳn với số đông. Một khi đã làm ăn thì chỉ chú tâm vào một lĩnh vực duy nhất, người dùng sẽ cảm thấy đồ của họ tốt, và sẽ truyền miệng giới thiệu cho người thứ 2, người thứ 3, đây mới là cách nước Đức làm kinh tế.
Nước Đức không tin vào các sản phẩm chất lượng tốt lại có giá thành rẻ
Ngành sản xuất của Đức có ưu điểm là không quan trọng về giá thành, đến cả người Đức còn tự thừa nhận là đồ Đức chất lượng tốt nhưng giá không rẻ. Bạn có thể bàn luận với người Nhật Bản về giá thành sản phẩm, nhưng bạn sẽ bị gạt đi ngay nếu nói sản phẩm đắt hay rẻ với người Đức. Người Đức thậm chí còn không tin là có chuyện đồ chất lượng tốt mà giá lại rẻ.
Sản phẩm “Made in Germany” chú trọng về chất lượng, sản phẩm sở hữu công nghệ cao, dịch vụ tốt. Các sản phẩm của doanh nghiệp Đức thường đều đứng đầu thế giới, và các nước khác thường không thể sản xuất được những sản phẩm như vậy. Hơn 30% sản phẩm xuất khẩu của Đức đều không có ai cạnh tranh được.
Các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi ở Đức đều không chứa một chất phụ gia nào, đều bao gồm các thành phần tự nhiên. Tất cả các sản phẩm cho bà mẹ mới sinh đều được bán ở các hiệu thuốc, không được bán ở ngoài thị trường.
Các sản phẩm Socola của Đức đều phải sử dụng các hạt Cacao nguyên gốc. Tất cả các thương hiệu về sức khỏe đều phải qua quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt, để đảm bảo đều sử dụng các chất tự nhiên.
Các sản phẩm hóa chất của Đức đều không sử dụng trong công nghiệp, ví dụ như các chất tẩy rửa, xà phòng ngoài tác dụng vệ sinh khử trùng ra thì phần lớn đều áp dụng công nghệ phân hủy sinh học, đều phụ thuộc vào sự phân hủy sinh học của các thành phần hóa học, để đảm bảo hóa chất không gây hại cho quá trình phát triển của con người.
Sản phẩm máy lọc nước của Đức, sử dụng hệ thống lọc vô cơ để lọc chất bẩn, có thể lọc các chất hữu cơ độc hại, và còn tăng thêm Ma-giê cho nước. Uống nước được lọc từ máy của Đức, bạn sẽ cảm thấy nước sẽ có vị ngọt ngọt.
Dụng cụ nhà bếp của Đức có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, chịu được nhiệt độ cao, lại bảo vệ môi trường. Người ta thường nói dùng nồi Đức là phải dùng được tận 100 năm, nên là nhiều nhà ở Đức mới dùng nồi từ đời này sang đời khác, không cần phải mua đến cái thứ 2.
Sản phẩm nồi của Đức hoàn toàn làm từ Gang và Thép, bên trong nắp nồi đều có một kiểu hoa văn lạ. Được biết các hoa văn ở nắp nồi đó là một kĩ thuật giúp cho hơi nước được lưu thông tự nhiên, không bị khô.
Có một vị giám đốc của một doanh nghiệp Đức được hỏi rằng tại sao các sản phẩm của Đức là ghi là có thể sử dụng 100 năm?
Ông trả lời rằng lý do thứ nhất là do nước Đức có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài về, vậy nên để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, người Đức bắt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sử dụng lên cao nhất có thể.
Lý do thứ hai đó là người Đức quan niệm chất lượng của sản phẩm tốt hay không tốt đều nằm ở tuổi thọ của sản phẩm.
Tham khảo Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Huyền thoại “Made in Germany” và đỉnh cao triết lý kinh doanh của người Đức
- Triết lý kinh doanh triệu đô của “Vua bán lẻ” Nguyễn Đức Tài: Khách hàng là số 1, nhân viên là số 2, nhà đầu tư là số 3
- Triết lý kinh doanh 10=0 kinh điển, dân làm ăn kinh doanh nhất định cần thấu hiểu: Có làm việc nhưng phải nỗ lực, có năng lực phải thể hiện, có kế hoạch phải hành động, có cơ hội phải nắm bắt