Nếu có thể nói về tiêu chí để ganh đua, thì với đàn ông ở tuổi ngoài 30, tiền bạc chính là tiêu chí quan trọng nhất. Trưởng thành rồi mới thấy cuộc sống này có rất nhiều thứ cần đến tiền.
01
Bạn cứ thử ngẫm xem tôi nói đúng không:
Còn nhỏ chúng ta thường ganh đua xem đứa trẻ nào có nhiều đồ ăn ngon, nhiều quần áo đẹp. Lớn hơn một chút bạn và tôi lại ganh về học lực, về những tấm bằng khen. Đến khi đại học, chúng ta so sánh nhau về danh tiếng của trường mình theo học, những năm sinh viên thì đặt lên bàn cân so sánh bạn gái đứa nào xinh đẹp, người yêu ai “hấp dẫn” hơn.
Đến tuổi 30, chúng ta nghĩ lại những thứ hơn thua đó cũng chỉ là trò trẻ con tủn mủn. Mọi thứ không còn nghĩa lý gì với họ. Bởi bây giờ với họ tiền quan trọng hơn tất cả.
Nếu có thể nói về tiêu chí để ganh đua, thì với đàn ông tuổi 30, tiền bạc chính là tiêu chí quan trọng. Trưởng thành rồi thì có rất nhiều thứ cần đến tiền.
Có người nói: “Xã hội này có rất nhiều cỗ máy trá hình, chỉ hoạt động khi được nhét tiền“, nghe thật tiêu cực nhưng không phải không có lý. Cuộc sống bây giờ có gì là không cần đến tiền cơ chứ. Bố mẹ đau ốm muốn đến bệnh viện đều phải cần tiền. Tiền thuê nhà đến tháng đều phải có tiền để thành toán.
Đi làm rồi, chưa có tiền mua xe hơi thì cũng phải có tiền mua một chiếc xe wave để chạy việc. Đồng nghiệp, bạn bè không nhiều cũng phải đôi ba lần rủ anh em đi uống nước. Rồi tiền cho cơm 3 bữa, xà phòng, kem đánh răng những thứ thiết yếu rõ ràng chẳng cần đến tiền sao!
Huống hồ, đàn ông 30 vốn dĩ phải làm được nhiều hơn thế.
Người xưa có câu: Trở thành đứa con hiếu thảo phải làm được 3 việc. Thứ nhất: làm cho cha mẹ hạnh mặt. Thứ 2: làm cho cha mẹ hạnh phúc. Thứ 3 mới là phụng dưỡng cha mẹ. Nuôi cha nuôi mẹ tưởng là công lao to lớn nhưng chỉ xếp thứ 3 mà thôi. Sống thế nào để cha mẹ mới là điều người con cần làm. Do đó công danh là mục tiêu đàn ông tuổi 30 luôn hướng đến.
Giai đoạn này nếu không có tiền hậu thuẫn đàn ông sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sự nghiệp. “Tiền là sức bật của lò xo” chính là muốn nói trong trường hợp này. Đồng tiền nhìn mỏng manh nhưng kỳ thực nó có sức mạnh rất lớn
02 – 34 tuổi bạn tôi nói: “Tớ muốn tự tử vì áp lực tiền luôn bủa vây”
Tôi nói với bạn điều này: Đồng tiền đáng sợ lắm đấy. Chơi với tiền mà không có cái đầu tỉnh táo không khác gì nghịch với lửa, giỡn với hổ đâu.
Ngày xưa, bạn tôi đã có lần suýt tự tử vì gặp bế tắc với tiền bạc. Cậu ấy xuất thân trong một gia đình nghèo. Cậu sợ nghèo khó đến mức căm thù, hằn học. Cậu cố gặng học thật giỏi, học lên đến thạc sĩ và lương tháng lên đến 30 triệu.
Một thời gian, vì muốn kiếm thật nhiều tiền, cậu ấy quyết định không làm thuê nữa để kinh doanh riêng. Vốn liếng chẳng có là bao, 2 vợ chồng vay mượn ngân hàng rồi sang cả tín dụng đen. Thật không may, việc kinh doanh không như mong muốn nên sớm lâm vào cảnh nợ nần.
Thời điểm vỡ nợ, cậu ta tâm sự với tôi: “Phải chăng số tớ phải chịu sống chung với cái nghèo cả đời? Bố mẹ già rồi mà tớ vẫn chưa thực hiện được lời hứa phụng dưỡng, bây giờ thêm vợ và 2 đứa con chạy ăn từng bữa cùng đống nợ mỗi ngày đẻ lãi. Đêm ngủ không yên vì toàn gặp ác mộng thấy chủ nợ rượt đuổi. Nói ra hèn thật đấy nhưng có lúc tớ nghĩ hay chết quách đi cho xong. Nhưng rồi tỉnh lại tự tát vào mặt mình, thấy vợ con ngủ bên cạnh, tớ ích kỷ thế sao được, nếu tiếp tục thì phải sống tiếp như thế nào?“
Nhiều người vì muốn có một cuộc sống tốt hơn, đã đi những nước cờ đánh cược, một ăn một mất những mong bước chân vào kinh doanh mở ra con đường phát đạt, làm ăn thuận lợi. Đó là mưu cầu chính đáng của con người nhưng “sai một ly đi một dặm”, lập nghiệp là trò chơi nguy hiểm nếu không cẩn thận sẽ hỏng cả đời, nếu đã có gia đình thì liên lụy đến cả vợ con mình.
Hãy luôn nhớ: Với đồng tiền, nếu để nó “trên cơ” bạn, nó sẽ điều khiển bạn. Tiền sẽ biến thành con rắn xảo quyệt giết bạn trong từng tia nọc độc. Vậy nên trước khi nghĩ đến chuyện kiếm tiền hãy dùng cái đầu để học cách làm chủ tiền trước đã, phải điều khiển được nó mới đủ bản lĩnh tham gia vào cuộc chơi này.
03 – Tuổi 35: Tự – Do – Tài – Chính trở thành cuộc đua mệt mỏi không ngừng.
Người giàu nói rất nhiều về tự do tài chính khiến người nghèo hàng ngày thao thức về nó, mơ về bức tranh tài chính này. Nhìn vào thực tế bạn sẽ thấy điều này rõ nhất ở đàn ông tuổi trên dưới 35. Với họ tự do tài chính không còn là điều gì viển vông nhưng là mục đích phải đạt được.
Nếu đang trong độ tuổi này, bạn đủ thấm thế nào là cảnh “con gà tha hạt thóc, con kiến tha mồi về tổ” từng chút một khổ như thế nào. Còn trẻ, còn khỏe còn kiếm ra tiền tạm thời sẽ ổn. Nhưng cuộc sống quá khắc nghiệt, nếu bạn chỉ ngưng làm việc một chút thôi tiền sẽ không có. Người ra nói “ráo mồ hôi tiền cũng cũng không có” chính là như vậy.
Sau cái tuổi 35 này, già rồi, bằng cấp cũ kỹ rồi, đầu óc không còn tinh nhạy liệu thu nhập có được ổn định. Chẳng phải ngoài kia có hàng triệu người đang khổ sở vì sống với vấn nạn: “Thất nghiệp ở tuổi 35” đó sao.
Nỗi lo sợ về tương lai hoàn hoàn có cơ sở. Tôi nhận ra rất nhiều người xung quanh dù đã có gia đình hay chưa đều đang cố gắng hoạch định cho mình những chiến lược để sớm đạt đến cuộc sống tự do tài chính như mong đợi.
Để tạo ra một dòng tiền ổn định cung phụng cho suốt phần đời sau này của bạn và gia đình quả không dễ dàng. Nó cũng giống như quá trình liên tục của chuyển hóa: đủ lượng sẽ thành chất.
Bạn phải tạo ra nhiều giá trị, thử nghiệm nhiều mô hình thu nhập, phải bỏ công sức rất nhiều ở hiện tại đến độ làm sao xây dựng một hệ thống làm việc thông minh, tinh gọn, tự động hóa cho đến một ngày tạo ra dòng chảy đồng tiền liên tục và liên tục. Đó là thời điểm nỗ lực từ trước đến giờ đã được chuyển hóa thành chất.
Để làm được điều này, bạn phải có tư duy “Tài chính thông minh“. Muốn có nó bạn buộc phải học. Học cách quản lý tài chính, làm chủ được đồng tiền và chiến thắng trong cuộc chơi tiền bạc bức tranh tự do tài chính sẽ dần được sáng tỏ.
Và đặc biệt, nên học cách quản lý tài chính và ứng dụng nó ngay khi còn trẻ, để tới ngưỡng cửa 30 – 35, bạn làm chủ được tài chính, vận mệnh của bản thân.
04
Dưới đây là 7 bí kíp quản lý tài chính hiệu quả dành cho những người trẻ, bạn nên bỏ túi cho bản thân mình:
Đặt mục tiêu phấn đấu
Khi đến tuổi trưởng thành, bạn cần xác định những mục tiêu cụ thể cho chính mình như định hướng nghề nghiệp, kế hoạch kinh doanh riêng… Hướng đến mục đích rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn biết mình nên kiếm tiền như thế nào, tiết kiệm ra sao và làm cách nào để đầu tư hiệu quả nhất.
Đầu tư vào nhiều lĩnh vực
“Không bao giờ bỏ tất cả số trứng đang có vào cùng một cái rổ” là kinh nghiệm của hầu hết những nhà kinh tế giỏi đúc kết lại. Cách khôn ngoan nhất là chia nhỏ vốn và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro nếu chẳng may bị lỗ vốn.
Thay đổi công việc khi cần
Đừng phí hoài tuổi trẻ vào những công việc không phù hợp với năng lực và đam mê. Điều bạn cần làm là định hướng con đường sự nghiệp một cách rõ ràng nhất có thể và quyết tâm theo đuổi ước mơ.
Mở tài khoản tiết kiệm
Chuẩn bị cho bản thân một khoản tiền tiết kiệm là điều mà mọi bạn trẻ cần thực hiện. Hàng tháng, hãy trích một phần cố định từ thu nhập cá nhân và gửi vào sổ tiết kiệm. Bạn có thể chia số tiền tiết kiệm ra thành hai khoản rõ ràng, gồm một phần sử dụng cho mục tiêu ngắn hạn và phần còn lại cho cả cuộc đời.
Khoản tiết kiệm rất hữu ích trong việc giúp bạn sống dễ chịu hơn và vượt qua những lúc khó khăn tài chính, tai nạn bất ngờ hoặc thất nghiệp.
Kiểm soát chi tiêu
Những người trẻ tuổi thường thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính, thậm chí là tiêu xài hoang phí. Điều này vô cùng bất lợi vì bạn sẽ luôn trong tình trạng rỗng túi vào cuối tháng và tất nhiên là không có được khoản tiền dự phòng nào.
Trước hết, bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và liệt kê ra những khoản cần chi tiêu mỗi tháng. Khi đã bắt đầu quen, bạn có thể đề ra những kế hoạch tài chính trong khoảng thời gian xa hơn.
Không để mắc nợ
Tuyệt đối không lạm dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và chi quá nhiểu tiền cho những món hàng xa xỉ. Hãy học cách kiểm soát bản thân thật tốt, thẻ ghi nợ chỉ có tác dụng tạm thời, nhưng lãi suất và hậu quả không hề nhỏ. Thay vì chăm chú vào những món đồ hàng hiệu, bạn có thể dùng tiền để đầu tư vào mục đích có lợi về sau như học thêm kĩ năng mềm, đầu tư phát triển chuyên môn hay đi du lịch.
Học cách chia sẻ với mọi người
Giới trẻ nên học cách chia sẻ lợi ích với người khác, điều này sẽ giúp cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Hầu hết những người giàu trên thế giới đều dùng tiền vào những việc có ích. Quyên góp quỹ từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn sẽ làm cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa.
Với tinh thần trẻ trung, năng động kết hợp với các kĩ năng quản lý tiền bạc thông minh, bạn sẽ sớm thành công trong cuộc sống. Hãy áp dụng những bí quyết đã nêu trên và trở thành “nhà quản lý tài chính tài ba” cho chính bản thân mình, bạn nhé!
Bài viết tham khảo ý kiến của Mr Why – Phạm Ngọc Anh – CEO ASK Training JSC/Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Đời người: 20 tuổi chưa có tiền, quá đúng; 27 tuổi còn nghèo, thông cảm được; sau 30 vẫn rỗng túi, cần nghiêm túc xem lại mình
- 3 phong cách và nguyên tắc kiếm tiền “bất bại” của tỷ phú Lý Gia Thành: Tích lũy, tiết kiệm, tìm kiếm tự do trong kinh doanh, cân bằng cuộc sống
- Tuổi 25 đến 30: Đừng làm vì đam mê, hãy làm vì tiền! Thân là đàn ông, một là làm việc, hai là làm cha, ba là làm người