Tủ đồ của Steve Jobs có hàng trăm chiếc áo thun cao cổ màu đen. Cựu CEO Apple nói: “Đồ tôi mặc đấy. Tôi có đủ áo để mặc đến hết cả đời”.
Khi nhắc đến iPhone của tập đoàn công nghệ máy tính Apple, hẳn chúng ta đều liên tưởng ngày tới hình ảnh CEO Steve Jobs xuất hiện trong trang phục quen thuộc quần jean – áo thun tại các buổi lễ ra mắt của các dòng iPhone.
Phong cách thời trang của Steve Jobs
Trong cuốn sách Steve Jobs xuất bản năm 2011, tác giả Walter Issacson đã kể lại câu chuyện do chính Steve Jobs kể lại trong cuộc phỏng vấn với ông về phong cách thời trang mà ông trung thành lựa chọn kể từ khi quay lại Apple (1998) đến lúc mất (10/2011).
Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1980 khi Jobs có dịp tới thăm công ty điện tử Sony (Nhật Bản), ông đã bị bất ngờ vì thấy tất cả các nhân viên ở đây đều chỉ mặc một loại đồng phục.
Sau đó, ông tò mò hỏi Akio Morita, Chủ tịch hãng Sony nguyên cớ thì được biết là sau Thế chiến II, do khó khăn về tài chính khi Nhật Bản bại trận và phải bồi thường cho các nước thắng trận, kinh tế người dân khi đó rất khó khăn, thậm chí người làm việc cho Sony cũng không phải ngoại lệ.
Do đó, các nhân viên được phát cho những bộ đồng phục giống nhau, không chỉ Sony mà nhiều công ty đều làm như vậy. Điều này vô tình tạo nên sự độc đáo riêng của mỗi công ty vì chỉ cần nhìn vào bộ trang phục cũng biết ngay đó là người của công ty nào.
Thể hiện sự gắn kết của một tập thể lớn, dần dần theo thời gian, xu hướng này trở nên phổ biến và lan rộng ra toàn nước Nhật cho tới tận sau này, điều này khiến Jobs cảm thấy rất thích thú và muốn mang ý tưởng này tới Mỹ.
Sau đó, Jobs đã mời chính chuyên gia thiết kế đồng phục của Sony là Issey Miyake thiết kế bộ vest cho riêng Apple. Ông còn cho là ý tưởng này sẽ được mọi người trong công ty đón nhận nhiệt tình nhưng trái lại chỉ là thái độ thờ ơ, một số thậm chí còn ghét ý tưởng này.
Không được mọi người đón nhận nhưng điều đó cũng không làm Steve Jobs từ bỏ ý tưởng này, ông quyết định tạo ra một bộ đồng phục cho… chính mình! Trang phục mà ông sẽ mặc trong bất cứ buổi ra mắt sản phẩm mới nào của công ty.
Vốn là một anh chàng có lối sống tự do, phóng khoáng nên ông đã chọn cho mình một phong cách gọn gàng, đơn giản, thoải mái, thể hiện phong cách độc đáo của cá nhân nhưng cũng rất lịch sự.
Ông còn đề nghị Miyake thiết kế cho riêng mình dựa trên tiêu chí trên. Miyake đã thiết kế gần 100 mẫu, đa số là kiểu áo cổ rùa (turtleneck) mà sau này trở thành những bộ trang phục theo ông tới cuối đời.
Đó cũng chính là những gì mà chúng ta thấy ở ông mỗi khi xuất hiện trong các sự kiện lớn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo.
Chiếc quần jeans mà ông mặc là những chiếc quần jeans màu xanh của thương hiệu Levi’s, một công ty quần áo tư nhân nổi tiếng trên toàn thế giới, mà sản phẩm nối tiếng nhất là những chiếc quần jeans đã trở thành thương hiệu.
Jobs thường mặc áo thun đen dài tay hay áo len đen cổ lọ cùng giày sneaker New Balance (một công ty chuyên sản xuất giày ở Mỹ, có trụ sở chính nằm tại Boston, Massachusetts với 100 năm gây dựng và phát triển).
Phong cách này được ông trung thành kể từ khi quay trở lại Apple và tới lúc mất, đến nỗi nhiều người có thể hiểu lầm là vị CEO giàu có này chỉ có… mỗi một bộ đồ mặc đi mặc lại!
Vì thế đây cũng là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt cho Steve Jobs mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Một phong cách, biểu tượng không lẫn với ai mang thương hiệu “Steve Jobs”.
Sau khi Steve Jobs qua đời, không chỉ là tổn thất lớn đối với Apple mà còn với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Ông được ví như “Leonardo da Vinci thời hiện đại” đủ đề cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của ông đối với cả thế giới.
100 chiếc áo thun cổ lọ của Steve Jobs
Trong một chuyến đi sang Nhật Bản hồi đầu thập niên 1980, Jobs đã hỏi Akio Morita, chủ tịch hãng Sony, rằng tại sao tất cả nhà máy của tập đoàn đều mặc đồng phục. “Ông ấy tỏ ra rất ngượng và bảo với tôi rằng sau chiến tranh, không ai có quần áo mặc, và những công ty như Sony phải cung cấp cho công nhân cái gì đó để mặc hàng ngày”, Jobs nhớ lại.
Năm tháng qua đi, đồng phục đã dần phát triển lên thành phong cách mang tính dấu ấn của riêng họ, nhất là những công ty như Sony, và nó trở thành một phương thức gắn kết công nhân viên với công ty. “Tôi quyết định rằng tôi cũng muốn kiểu gắn kết như thế với Apple,” Jobs nhớ lại.
Sony, với thái độ trân trọng phong cách, đã đặt hàng nhà thiết kế lừng danh Issey Miyake sáng tạo nên những bộ đồng phục cho riêng mình. Đó là một chiếc áo bảo hộ bằng vải sợi nylon tổng hợp với tay áo có thể kéo khóa cho rời ra để trở thành một chiếc áo vest.
“Thế nên tôi gọi cho Issey và đề nghị ông ấy thiết kế một mẫu vest cho Apple”, Jobs kể. “Tôi trở về với mấy kiểu mẫu và bảo mọi người là nếu tất cả mặc những chiếc vest này thì thật tuyệt vời. Ôi trời, tôi bị la ó phản đối rầm rầm. Ai nấy đều ghét cay ghét đắng cái ý tưởng này”.
Tuy vậy, trong quá trình đó, Jobs đã trở thành bạn bè thân thiết với Miyake và thường xuyên ghé thăm ông. Jobs còn bắt đầu thích ý tưởng sẽ có một bộ đồng phục cho riêng mình, bởi cả tính tiện dụng thường nhật của nó (lý do căn bản mà Jobs luôn đòi hỏi) và năng lực chuyển tải một phong cách mang dấu ấn cá nhân.
“Thế là tôi đề nghị Issey làm cho tôi mấy chiếc áo thun cao cổ màu đen mà tôi thích, và ông ấy đã may cho tôi khoảng chừng trăm cái”. Jobs nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tôi khi ông kể chuyện này, thế là ông ra dấu chỉ vào chỗ áo chất đống trong tủ. “Đồ tôi mặc đấy”, ông nói. “Tôi có đủ áo để mặc đến hết cả đời”.
Bất chấp bản tính độc đoán của mình – không bao giờ cung kính trước bệ thờ đồng thuận – Jobs lại nỗ lực hết mức để nuôi dưỡng văn hóa hợp tác ở Apple. Rất nhiều công ty tỏ ra tự hào vì ít họp hành. Jobs lại có rất nhiều: Một phiên họp nhân sự cấp cao mỗi thứ hai, một phiên họp chiến lược marketing vào tất cả các chiều thứ tư, và các phiên họp đánh giá sản phẩm liên tục.
Luôn dị ứng với PowerPoint và các hình thức trình chiếu khuôn mẫu cứng nhắc, Jobs khăng khăng rằng mọi người ngồi quanh bàn cứ việc quẳng ra các vấn đề từ mọi khía cạnh và các quan điểm từ các phòng ban khác nhau.
Bởi Jobs tin rằng lợi thế to lớn của Apple chính là tính tích hợp của toàn bộ công cụ – từ thiết kế đến phần cứng, phần mềm và nội dung – nên ông muốn tất cả các bộ phận trong công ty cũng phải làm việc song song với nhau.
Những cụm từ ông luôn dùng là “hợp tác sâu sắc” và “kỹ thuật đồng thời”. Thay vì một quy trình phát triển trong đó sản phẩm sẽ được chuyển tiếp liên tục từ khâu kỹ thuật sang thiết kế tới sản xuất rồi tới tiếp thị và phân phối, những phòng ban riêng biệt này hợp tác đồng thời với nhau.
“Phương pháp của chúng tôi là phát triển những sản phẩm tích hợp, và điều đó đồng nghĩa với việc quy trình của chúng tôi cũng phải mang tính tích hợp và cộng tác”, Jobs nói.
Cách tiếp cận này cũng được áp dụng vào việc tuyển dụng những vị trí chủ chốt. Jobs sẽ cho các ứng cử viên gặp gỡ những lãnh đạo hàng đầu của công ty – Cook, Tevanian, Schiller, Rubinstein, Ive – chứ không chỉ là người quản lý của các bộ phận mà họ muốn làm việc.
“Rồi tất cả chúng tôi sẽ họp lại với nhau mà không có ứng cử viên đó và nói chuyện xem liệu người đó có phù hợp không”, Jobs nói. Mục tiêu của Jobs là đề cao cảnh giác với “cơn bùng nổ những kẻ ngốc” dẫn tới hệ quả là một công ty bị đầy những người có năng lực thứ cấp. […]
Quy trình này có thể rất đáng sợ đối với các ứng cử viên, nhưng Jobs có con mắt tinh đời nhận ra nhân tài. Khi công ty tìm kiếm chuyên viên thiết kế giao diện đồ họa cho hệ điều hành mới của Apple, Jobs nhận được email từ một anh chàng trẻ tuổi và mời cậu ta đến.
Ứng viên này quá hồi hộp, và buổi gặp gỡ không suôn sẻ cho lắm. Cuối ngày hôm đó, Jobs tình cờ đụng phải cậu ta, lúc ấy đang chán chường ngồi bên ngoài hành lang. Anh chàng hỏi liệu rằng cậu ta có thể thể hiện cho Jobs thấy một trong những ý tưởng của mình không, thế là Jobs nhìn qua vai cậu ta và trông thấy một bản chạy thử nho nhỏ, sử dụng Adobe Director, một phương thức để sắp xếp nhiều biểu tượng hơn vào thanh ngang cuối màn hình.
Khi anh chàng di con trỏ qua các biểu tượng chen chúc nhau ở chỗ thanh ngang, con trỏ mô phỏng một chiếc kính phóng đại và làm cho bong bóng của mỗi biểu tượng bung ra to hơn. “Tôi thốt lên, ‘Ôi Chúa ơi,’ và tuyển cậu ta ngay lập tức”, Jobs nhớ lại.
Chức năng này trở thành một phần dễ mến của Mac OSX, và chuyên viên thiết kế này sau đó tiếp tục sáng tạo nên các chức năng như là cuốn trang quán tính cho màn hình đa cảm ứng (một chức năng thú vị khiến cho màn hình vẫn tiếp tục trượt thêm chút xíu sau khi bạn đã dừng cuốn trang).
Những kinh nghiệm của Jobs tại NeXT giúp ông chín chắn hơn nhiều, nhưng chẳng khiến cho ông vui tính thêm mấy. Ông vẫn không có bằng lái chiếc Mercedes và vẫn cứ đậu xe vào chỗ dành cho người khuyết tật, đôi lúc còn bành trướng ra tận hai lô.
Việc này đã trở thành trò châm biếm cho mọi người. Nhân viên Apple chế ra các bảng hiệu, trên đó có đề “Đậu chỗ khác” và ai đó còn vẽ đè lên biểu tượng xe đẩy của người khuyết tật logo Mercedes.
Mọi người đều được cho phép, thậm chí là khuyến khích đương đầu với Jobs và đôi khi ông cũng tỏ ý tôn trọng họ vì điều đó. Nhưng bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc ông ấy tấn công bạn, thậm chí là quát tháo bạn, trong lúc ông xử lý các ý tưởng của bạn.
“Ngay lúc ấy thì bạn đừng hòng thắng cuộc tranh luận với Jobs, nhưng đôi khi, đến chung cuộc, bạn lại giành phần thắng”, James Vincent, một chuyên viên quảng cáo sáng tạo trẻ tuổi làm việc với Lee Clow kể lại: “Bạn trình lên ý tưởng gì đó và ông ấy tuyên bố, ‘Đấy là ý tưởng ngu xuẩn,’ rồi sau đó ông ấy quay trở lại và bảo, ‘Chúng ta sẽ phải làm thế này này.’ Và bạn muốn thốt lên rằng, ‘Đấy là cái tôi đã trình cho ông hai tuần trước và ông bảo là ý tưởng ngu xuẩn còn gì.’ Nhưng bạn không thể làm thế được. Thay vào đó, bạn sẽ nói, ‘Thật là một ý tưởng tuyệt vời, chúng ta làm vậy đi”.
Mọi người cũng phải dần quen với những tuyên bố thỉnh thoảng sai lầm và phi lý trí của Jobs. Đối với cả gia đình lẫn đồng nghiệp, ông có xu hướng tuyên bố, chắc như đinh đóng cột – một vài thông tin khoa học và lịch sử chẳng mấy tính xác thực.
Lý do Steve Jobs chỉ mặc áo cổ lọ ngắn màu đen
Một thói quen được nhiều người biết đến của Steve Jobs là “Lúc nào cũng mặc cùng một bộ trang phục”. Ông luôn mặc áo cổ lọ ngắn màu đen do Miyake Issei (ISSEI MIYAKE) thiết kế, mặc quần bò Levi’s và đi giày New Balance. Ông có rất nhiều bộ giống hệt nhau để mặc thay đổi.
Chiếc áo cổ lọ ngắn màu đen là hàng đặt riêng đo theo độ dài vai và tay của ông, ban đầu được sản xuất với số lượng 50 đến 100 chiếc.
Steve Jobs mặc chiếc áo do Miyake Issei thiết kế là vì trước đó ông đã dự định đặt hàng Miyake Issei thiết kế đồng phục cho Apple. Khi ghé thăm nhà máy sản xuất của Sony ở Nhật Bản, ông đã thấy công nhân mặc áo khoác do Miyake thiết kế và cảm thấy Apple cũng cần đồng phục nên đã đặt hàng với Miyake. (Cuối cùng Apple lại không áp dụng việc mặc đồng phục nữa).
Vậy, vì sao Steve Jobs lại mặc trang phục y hệt nhau mỗi ngày?
Đó là bởi, theo lời của ông: “Tôi không muốn phải dùng đầu óc của mình vào việc lựa chọn hôm nay mặc gì?”.
Steve Jobs là người đứng đầu của một doanh nghiệp toàn cầu, vậy nên chẳng cần phải nói, ông luôn phải giữ một hình ảnh lịch sự và đáng tin. Thế nhưng, băn khoăn suy nghĩ “Hôm nay mặc bộ đồ nào?” chỉ làm lãng phí thời gian.
Cho dù nó có là một quyết định vụn vặt đi chăng nữa, nó vẫn làm não phải nghĩ ngợi. Mà làm não phải nghĩ ngợi có nghĩa là năng lực phán đoán sẽ bị mài mòn.
Chính vì vậy, để não không phải nghĩ ngợi quá nhiều, ông đã loại bỏ luôn việc phải lựa chọn trang phục. Không chỉ mình Steve Jobs, có rất nhiều người thành công cũng mặc những trang phục giống nhau.
Phương pháp thuyết trình không căng thẳng của Steve Jobs
Thứ Steve Jobs áp dụng vào khi thuyết trình là thiền. Thực ra, ông đã tiếp xúc với Phật giáo từ thời thiếu niên khi ở Ấn Độ và với thiền khi còn là sinh viên. Sau lần gặp gỡ với nhà sư Kobun Otogawa của phái Tào Động Tông, ông ngày càng đến gần với thế giới thiền hơn.
Sư thầy Otogawa đã đảm nhiệm vai trò người truyền bá tôn giáo trong công ty NeXT của Steve Jobs và đồng thời là người chủ trì cho hôn lễ theo kiểu Phật giáo của ông. Có một dạo, ông thậm chí còn nói muốn đi tu ở ngôi chùa chính của Tào Động Tông là Vĩnh Bình Tự ở Nhật Bản.
Những sản phẩm tinh tế của Apple cũng lấy cảm hứng từ lời dạy của thiền. Trước khi thuyết trình, Steve Jobs cũng tĩnh tâm bằng cách nhắm mắt lại thiền.
Thế nhưng, chắc chắn rằng Steve Jobs có thể nhiều lần thuyết trình một cách xuất sắc như vậy chỉ đơn giản là vì ông đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Trước khi thuyết trình, để có thể nhớ hết được nội dung phát biểu, ông tập đi tập lại nhiều lần, trở nên tự tin, và nhờ thế ông không còn cảm thấy căng thẳng.
Chẳng hạn, khi giới thiệu về iMac, trong buổi tổng duyệt, Steve Jobs cực kỳ để ý đến thời điểm chiếu sáng. Steve Jobs chỉ gật đầu sau lần thay đổi thứ tư, và sự chỉn chu đó đã biến iMac trở thành sản phẩm cả thế giới đều mong có được ngay sau màn công bố chính thức.
Không chỉ riêng Steve Jobs, các nhà lãnh đạo các công ty nổi tiếng thế giới cũng đều căng thẳng trước khi thuyết trình. Không có ai không căng thẳng khi phải nói trước nhiều người. Nhưng, nhờ chú tâm luyện tập để đem lại sự tự tin cho bản thân, họ đã trở thành những diễn giả truyền cảm hứng cho nhiều người.
Người kế nhiệm hoàn hảo của Steve Jobs
Mặc dù có 13 năm phục vụ tại Apple và thậm chí đã 4 lần nắm tạm quyền CEO của Apple (do lý do sức khỏe của Steve Jobs) nhưng ông lại gần như là một bí ẩn đối với cả báo chí và công chúng.
Giống như một người bước ra từ bóng tối, giờ đây ông chính là người thay thế cho Steve Jobs để tỏa sáng trên sân khấu công nghệ, những điều mà người trong công ty nói về ông là một người nổi tiếng với phong cách làm việc lạnh lùng và ít cảm xúc, không thích nói đùa hay khoan nhượng.
Ngay cả những người cứng đầu cứng cổ nhất cũng phải e dè khi làm việc với ông. Ông thường khiến nhân viên cảm thấy “lạnh sống lưng” với những khoảng lặng đáng sợ.
Nếu như Steve Jobs nổi tiếng với tính cách nóng nảy, hay quát tháo thì Tim Cook hoàn toàn đối lập với sự bình tĩnh, trầm lặng, nhẹ nhàng nhưng lại mang một cảm giác đáng sợ không kém.
Sự đối lập của hai con người này cũng tới từ phong cách thời trang mỗi khi xuất hiện trong các buổi lễ ra mắt sản phẩm mới của công ty.
Tuy là người trầm lặng và cũng thích sự đơn giản như Steve Jobs với phong cách Normcore nhưng Tim Cook cũng rất phần tinh tế với sự kết hợp đa dạng.
Thời trang Normcore (được ghép bởi 2 từ “Normal- bình thường” và “Hardcore – lõi, nhân” ) là một trong những điển hình của phong cách Unisex lấy sự đơn giản, ăn mặc tối thiểu, bình dị làm phương châm.
Thậm chí phong cách này được xem là chống đối thời trang vì sự xuề xòa và “thiếu sáng tạo” của nó!
Ông có thể xuất hiện với áo sơ mi, áo blazer, T – shirt ngắn tay hoặc dài tay, jacket, áo polo… với màu sắc trầm rất đa dạng từ đen, xám đên xanh nhạt nhưng ưa chuộng nhất là tông màu xanh.
Còn quần thì có thể là khaki nhưng giống như Steve Jobs, ông cực kỳ thích quần jean ống suông.
Đây là kiểu quần jean mà các ông bố thường sử dụng từ những năm 90, Cook thường cho thấy sự thoải mái và tự nhiên của mình bằng cách bỏ hẳn áo ra khỏi quần, nhưng đôi khi cũng gọn gàng lịch sự, chỉn chu khi đóng thùng (nhưng rất hiếm hoi).
Phong cách của Tim Cook thể hiện một con người năng động, nhiệt tình nhưng vẫn mang sự trẻ trung, tươi mới hiện đại và lịch sử dù đã ở tuổi ngũ tuần.
Hay một lần khác, ông có dịp tới Pháp và đã ghé thăm nhà thiết kế Julien Fournie nổi tiếng, đồng sáng lập ra VizEat.
Nếu như nhiều người cho rằng những người thuộc phong cách thời trang đơn giản Normcore là những người xuề xòa, thiếu sáng tạo thì Tim Cook, Steve Jobs hay cả những người nổi tiếng khác như Mark Zuckerberg hay Bill Gates lại cho thấy điều ngược lại.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Famousoutfits.com, En.people.cn, Mashable.com, Josephrosenfeld.com, Businessinsider.com, Appleinsider.com
Tham khảo: Trí thức trẻ, Alpha Books/NXB Thế giới, Tân Việt Books/NXB Lao động