Đối mặt những thách thức thực tế từ cuộc sống, không ít cử nhân, kỹ sư mới ra trường hoài nghi liệu học đại học có phải là một lựa chọn sáng suốt để thành công trong tương lai?
Các bạn trẻ chỉ ra thực tế rằng lương của những người có bằng cử nhân đôi lúc thua các cô chú bán bún. Có người còn so với đi Xuất Khẩu Lao Động [XKLĐ] hay dân kinh doanh.
Chính vì sự chênh lệch này nên người theo đuổi tri thức thường nản vì không thấy lợi ích. Đôi lúc cũng chạnh lòng vì ăn học 4 năm trời nhưng bây giờ đồng lương còn thua người không học gì.
Tôi hoàn toàn đồng ý.
Với mức khởi điểm trung bình 6 triệu mỗi tháng, không ít bạn trẻ sẽ hoài nghi giá trị của tấm bằng. Còn với lương bình quân 10 triệu thì rất khó thuyết phục người khác rằng giáo dục là đường ngắn nhất để thoát nghèo.
Nhưng tôi nghĩ đây là cách nhìn nhận chưa toàn diện vì bản chất khác nhau.
Nhân viên là người làm công ăn lương, còn cô bán bún là người kinh doanh. Cho nên không thể so sánh được vì:
1. Nhân viên văn phòng chỉ làm 8 tiếng mỗi ngày rồi về. Mỗi năm được nghỉ phép 1-2 tuần có lương. Chế độ bao gồm Bảo Hiểm Xã Hội, Y Tế và tai nạn. Chưa kể khả năng thăng tiến và tăng lương luôn rộng mở. Bắt đầu thì chỉ 6 triệu nhưng từ từ sẽ lên 10 hoặc 20 triệu.
2. Cô bán bún phải làm việc 12 tiếng, thời gian đứng bán chỉ là một phần, còn phải thức sớm để nấu nữa. Mỗi tuần chắc làm không nghỉ ngày nào. Cũng không có ngày nghỉ phép được trả lương vì đang làm tự do.
Không có Bảo Hiểm Xã Hội, Y Tế hay tai nạn, có vấn đề gì thì tự chịu. Khả năng tăng thu nhập chỉ có thể đến từ bán nhiều hơn hoặc mở thêm chi nhánh. Nhưng làm vậy thì cần vốn và rất cạnh tranh.
Bạn đi làm công ty thì không có gánh rủi ro gì còn cô bán bún thì đang đánh cược và có thể sẽ lỗ vốn.
Để quy ra giá trị mỗi ngày sau thuế sẽ thấy rõ.
1. Mỗi ngày cô ta thu 800,000 VND, mỗi tháng tính ra là 24 triệu..
2. Nếu cô ta chỉ làm 5 ngày/tuần hoặc 20 ngày/tháng thì là 16 triệu.
3. Rồi tự đóng BHXH như nhân viên văn phòng, 33% thì chỉ còn 10.72 triệu.
Đó là sự khác biệt. Bạn nghĩ rằng cô ta có thu nhập cao nhưng nó chỉ hơn nhân viên văn phòng một chút. Làm nghề này rất cực, làm văn phòng thì bạn ngồi máy lạnh, cô ta làm việc trong nóng nực. Bạn có vô số cơ hội để phát triển còn cô ta chỉ có thể đứng bán.
Tất cả công việc đều đáng quý nhưng tri thức luôn thắng trong dài hạn. Đừng tập trung vào cái ngắn hạn vì đầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là sai lầm.
Nguồn: Nguyen Trong Nhan
Nhưng… tri thức luôn bền bỉ hơn với sự tồn tại dài hạn!
Bạn Dạ Ngân, một sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, đồng thời cũng đang làm một công việc văn phòng đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề trên: “Mình nghĩ đây là một quan điểm rất phiến diện và so sánh khập khiễng. Mọi công việc đều đáng quý, đều nên được trân trọng. Nhưng có một sự thật đó là tri thức thì luôn bền bỉ hơn với sự tồn tại dài hạn.
Các bạn đừng nên tập trung vào cái trước mắt, cái ngắn hạn là số tiền cô bán bún riêu kiếm được 1 tháng mà bỏ đi một cái giá trị lâu dài đó là sự phát triển của các bạn trong tương lai. Cô bán bún riêu có thể kiếm được hơn 20 triệu/ tháng nhưng số tiền 20 triệu/ tháng đó có thể duy trì trong 5-10 năm và vẫn y như vậy.
Thế nhưng nếu bạn nghiêm túc đầu tư vào giáo dục, khởi điểm có thể bạn không bằng nhưng biết đâu, 5-10 năm sau, bạn lại có được gì có hơn thì sao?” – Ngân chia sẻ thẳng thắn quan điểm của mình về vấn đề.
Theo Ngân, việc học Đại học vẫn vô cùng quan trọng dù cho bạn ra trường làm trái ngành với công việc mà mình đã học. Để trả lời cho câu hỏi, bạn đã nhận được những gì khi học Đại học, Ngân cho biết bản đã học được nhiều kỹ năng mền, kiến thức và đặc biệt là vòng tròn mối quan hệ chất lượng – là những thứ mà những người không học Đại học chưa chắc đã có được.
“Thực sự thì ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều cách để kiếm tiền rồi. Quan trọng là nhu cầu ở các bạn thôi. Đúng là tiền bạc, lương bổng, những cái phúc lợi xã hội,… sẽ là một trong những thứ mà chúng ta để ý và xem xét nhất khi ứng cử vào 1 công ty để kiếm việc, kiếm tiền.
Tuy nhiên với kinh nghiệm và kiến thức của một sinh viên mới ra trường, mình nghĩ để có một mức tiền cao thì bạn cũng phải upgrade (nâng cấp) bản thân cao để xứng đáng với nó” .
Tiền chỉ là kết quả, kiến thức mới là phương tiện cốt lõi để kiếm ra tiền và nhiều hơn thế nữa!
Bạn Nguyễn Huỳnh Tấn, một sinh viên từng chọn cách “bảo lưu” tại Đại học một năm để làm việc, kiếm tiền và chạy theo những giá trị thực tế trong cuộc sống. Sau đó, Tấn đã quay trở lại Đại học và tiếp tục con đường học vấn của mình vì nhận ra: “Kiến thức mới là phương tiện để giúp mình kiếm được tiền, mình vẫn cần có một tấm bằng Đại học”.
Chia sẻ với về vấn đề gây tranh cãi trên, Tấn cho biết: “Câu này sẽ có nhiều góc nhìn, bạn học trường nào, năng lực của bạn tới đâu thì sẽ ra cái mức thu nhập đó. Kinh doanh sẽ khác nhiều so với làm công ăn lương thông thường.
Việc cô bán bún riêu có thu nhập cao hơn là hiển nhiên nhưng việc có nên học hay không học Đại học nó chẳng liên quan gì đến hình ảnh so sánh cô bán bún riêu cả!”
Bằng đại học chưa chắc có giá trị, nhưng kiến thức có được trong quá trình học lên đại học, rèn luyện tư duy, sáng tạo, kiên trì bền bỉ là những thứ không thể so sánh được với bất cứ thứ gì kể cả tiền.
Tóm lại nghề nào cũng quý và không quá đề cao bằng cấp. Bạn có thể làm nông dân, tiểu thương… hay bất cứ một ngành nghề tự do nào bạn muốn, miễn là nó làm bạn hạnh phúc. Đừng mang giá trị đồng tiền ra so sánh, nó làm chúng ta nhìn lệch lạc và phiến diện!
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Bill Gates: Khi bạn đã trở thành một CEO thì không ai để ý bạn bỏ học hay không có bằng cấp nữa!
- Tỷ phú Bill Gates: Khi bạn đã trở thành một CEO thì không ai để ý bằng cấp của bạn nữa!
- Sếp FPT Đỗ Cao Bảo trả lời câu hỏi “Doanh nhân thành công có học không, có đọc sách không?” Xin thưa, doanh nhân có học, có đọc sách chứ