Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là một loại trải nghiệm. Sớm tích lũy kiến thức, cuộc đời bạn về sau càng an nhàn.
Khổng Tử vẫn được biết tới là một trong những triết gia nổi tiếng nhất châu Á, những kiến thức của ông đã dạy con người cách sống đúng đắn hơn, có đạo lý hơn và luôn tôn trọng luật pháp.
Tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, các chùa chiền, trường học, cửa hàng hàng vẫn trưng bày những chân dung của Đức Khổng Tử cùng lời dạy của vị triết gia.
Trong những cuốn sách của Khổng Tử, người ta có thể thấy được sự uyên thâm của vị triết gia lỗi lạc này, dưới đây là lời dạy của ông có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

30 tuổi dốc sức làm việc
30 tuổi là độ tuổi đủ chín chắn và trưởng thành để mỗi người có thể gây dựng sự nghiệp, chăm lo cho chính bản thân mình. Đây cũng là giai đoạn mà một người cần xác lập vị trí của mình trong xã hội. Những người bước vào tuổi 30 cần chú ý câu nói của Khổng Tử: “tam thập nhi lập” tức lập thân, lập gia và lập nghiệp.
Thứ nhất, lập thân là việc xác lập nhân cách và tu dưỡng bản thân. Điều này bao gồm 3 khía cạnh: tu dưỡng tư tưởng, bồi dưỡng đạo đức và phát triển năng lực bản thân, ý chí tự cường. Trong khi đó, việc phát triển năng lực bản thân, ý chí tự cường là yếu tố nền tảng quyết định cuộc đời mỗi người. Bởi chỉ có bản thân mình mới giúp được mình, sống không nhờ cậy, không dựa dẫm ai sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, sống được mọi người coi trọng và nể phục.

Thứ hai, lập nghiệp là quá trình thiết lập công việc, sự nghiệp mà bản thân mình hướng đến. Ở tuổi này, mọi người phải có một công việc ổn định và vững vàng để dễ dàng trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Mà để có sự nghiệp vững chắc thì bản thân cần có năng lực, một sở trường hay một kỹ năng nhất định. Lập nghiệp là hình thức để độc lập tài chính và hướng đến giá trị bản thân và xã hội. Mà để có được sự nghiệp như mong muốn thì trước hết cần ‘lập thân’.
Thứ ba, lập gia ở đây có nghĩa là gia đình. Với sự phát triển trong xã hội hiện nay khiến cho người trẻ phải phấn đấu và cạnh tranh không ngừng để tồn tại. Chính vì vậy, những người này có xu hướng lập gia đình muộn để phát triển sự nghiệp bản thân.
Có thể nói, từ góc độ sinh học độ tuổi này rất thích hợp để sinh con để cái. Ngoài ra, con người ở độ tuổi 30 sẽ tự ý thức trách nhiệm với hôn nhân và gia đình. Như vậy, thứ chính yếu ở tuổi 30 cần tu dưỡng là tu dưỡng cho bản thân. Còn đối với việc lập nghiệp và lập gia là sự lựa chọn của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích hướng của họ.
50 tuổi sống khiêm nhường
Con người ở tuổi 50 mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, hiểu những quy tắc cơ bản của cuộc sống. Bước đến tuổi ngũ tuần, phần lớn mọi người đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, thấu hiểu được bản thân và đã trải qua sự đời. Ở giai đoạn này, họ thường không giận, không oán trách và sống khiêm nhường.
Người 50 tuổi thì sức khỏe không được như 30, 40 nữa nên họ tự mình hiểu được sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người. Không khi nào con người lại có trải nghiệm sâu sắc như thế về sức khỏe như ở độ tuổi này. Chính vì vậy, họ sẽ thường quan tâm hơn tới việc dưỡng sinh và tích cực rèn luyện.

Người 50 tuổi cần biết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Ở tuổi này không nên dễ dao động, khiến tâm trạng thất thường hay thay đổi vì bất kỳ chuyện gì. Trải qua nhiều năm vất vả gây dựng sự nghiệp đến tuổi 50 cũng có một điều kiện kinh tế nhất định vì vậy cần giảm bớt ham muốn về tiền tài, danh vọng. Thời gian này, nên dành thời gian hơn tới người bạn đời đồng cam cộng khổ trong đời mình, biết trân trọng những mối quan hệ và những người đã luôn kề vai sát cánh mình trong cả cuộc đời.
70 tuổi an nhàn, tự tại
Con người khi bước qua giai đoạn quan trọng của đời người mà giữ được những giá trị cốt lõi của bản thân, có chỗ đứng trong xã hội thì ở tuổi 70 mọi việc đều được như ý. Sau những gian truân của cuộc đời, sự khắc nghiệt của cuộc sống mà họ đã trải qua thì họ biết được lẽ sống thuận theo tự nhiên.
Đây không phải buông xuôi bản thân mà thích nghi được với mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, ở tuổi 70 sức khỏe không còn được như thời 30 nên mọi người thường để bản thân làm những việc mà mình thấy hứng thú.
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những giai đoạn thăng trầm khác nhau mà không ai giống ai. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu nhất định thì nên suy ngẫm lời răn mà Khổng Tử đã đúc kết từ cuộc đời của ông. Hãy làm cho cuộc sống thật rực rỡ trong những giai đoạn của cuộc đời để đến lúc 70 tuổi nhìn lại quá khứ là những hồi ức tuyệt vời mà bản thân không thể nào quên.
Khổng Tử dạy 3×8=23 và bài học chưa lỗi thời
Chỉ với một câu nói, Khổng Tử đã có thể cứu mạng được 3 người.
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni sống tại nước Lỗ vào thời Xuân Thu.
Ông được suy tôn là nhà khai sáng Nho giáo và triết gia lỗi lạc bậc nhất Á Đông. Những tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến Trung Quốc từ thời phong kiến cho tới tận ngày nay.
Tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, các chùa chiền, trường học, cửa hàng hàng vẫn trưng bày những chân dung của Đức Khổng Tử cùng lời dạy của vị triết gia.
Cuộc tranh cãi ở cửa hàng vải
Một ngày nọ, khi Nhan Uyên đi ngang qua một cửa hàng vải và thấy phía trước có đông người nên tiến đến xem xét. Bên trong có hai người đang tranh cãi gay gắt.
Người mua vải hét lên: “Ba nhân tám bằng hai mươi ba, sao lại đòi tôi hai mươi tư?”. Người bán vải cũng không chịu thua kém, quát lớn: “Bỏ ngón tay ra đếm thử, rõ ràng phải bằng hai mươi tư. Ông phải trả đủ cho tôi, không được thiếu một đồng”.

Nhân Uyên không chịu được nữa, liền đi tới gần người mua vải, cúi đầu nói: “Vị đại ca này, ba lần tám thật đúng là hai mươi tư, sao có thể là hai mươi ba? Là anh tính toán sai. Đừng cãi nhau nữa”.
Người mua vải nghe vậy càng tức giận, chỉ vào mũi Nhan Uyên “Ngươi bao nhiêu tuổi rồi? Ai kêu ngươi phân xử? Muốn phân xử thì chỉ có thể nhờ Khổng Tử phân xử thôi”.
Người bán vải nghe vậy lập tức trả lời: “Được rồi, bây giờ chúng ta hãy đến gặp Khổng Tử để phân sử.” Nhan Uyên cũng nói: “Được rồi, nếu Khổng Tử nói huynh sai thì làm gì?”. Người mua vải nói: “Nếu ta sai thì cứ lấy đầu ta. Còn người thì sao?”. Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”.
Khổng Tử nghe rõ câu chuyện, nhìn học trò của mình cười nói: “Ba tám hai mươi ba! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ đưa cho người ta đi”.
Nhan Uyên chưa bao giờ cãi lời thầy, nghe Khổng Tử nói mình sai liền bỏ mũ ở trên đầu xuống và đưa cho người mua vải. Người kia cầm mũ, đắc ý ra về.
Về lời phân định của thầy, mặc dù bề ngoài Nhan Uyên tỏ ra phục tùng nhưng trong lòng ông lấy làm khó chịu. Ông cho rằng thầy mình hồ đồ mất rồi, nên không muốn theo học Khổng Tử nữa.
Hôm sau, Nhan Uyên lấy cớ nhà có việc nên muốn xin phép về nhà. Khổng Tử biết rõ tâm sự của học trò, cũng không ngăn cản mà gật đầu đồng ý. Trước khi Nhan Uyên đi, có đến chào thầy.

Một câu nói cứu sống 3 sinh mạng
Khổng Tử muốn đệ tử làm xong việc rồi hãy về, đồng thời dặn theo một câu: “Thiên niên cổ thụ mặc tồn thân, sát nhân bất minh vật động thủ”. Câu này có nghĩa là: Không nên nương náu, trú tránh ở dưới gốc cây cổ thụ nghìn năm, hại người mà không rõ thực hư thì không nên động thủ.
Trên đường về, trời bỗng nhiên nổi gió lớn, mây đen vần vũ, rồi mưa như trút nước, sấm sét rẹt ngang trời.
Nhan Uyên vội chạy vào một gốc cây lớn bên đường, định đứng đó tránh mưa. Bất chợt, ông nhớ lại lời dặn của thầy: Thiên niên cổ thụ mặc tồn thân, nghĩ bụng dù sao cũng có tình nghĩa thầy trò, cứ nghe thầy thêm một lần xem sao.
Nghĩ vậy, Nhan Uyên vội chạy khỏi gốc cây. Thật không ngờ vừa chạy được một đoạn chưa xa lắm, một tiếng sét đánh chói tai, đánh trúng cây cổ thụ khiến thân cây bị xé toạc làm nhiều mảnh.

Nhan Hồi kinh ngạc: Vế đầu tiên trong lời dặn của thầy đã ứng nghiệm rồi, chẳng lẽ sắp tới mình còn hại người nữa hay sao?
Nhan Uyên mang theo băn khoăn đó trở về nhà. Đến nhà cũng đã đêm muộn nên ông không muốn kinh động người nhà, vì thế, ông dùng thanh bảo kiếm mang theo bên mình đẩy then cửa lên.
Đến trước giường ngủ lấy tay quờ, ông giật thót mình, ông thấy ở đầu giường có một người nằm và phía cuối giường cũng lại có một người nằm.
Nhan Uyên bỗng nổi cơn thịnh nộ, ông tức tối cầm ngay thanh kiếm bên người định xông vào chém, nhưng đúng lúc đó, lại nhớ đến lời dặn của Khổng Tử: Sát nhân bất minh vật động thủ, ông khựng lại.
Thắp nến lên nhìn cho kỹ, ông mới nhận ra trên giường là vợ và em gái mình.
Bài học về chữ “Nhẫn”
Trời sáng, Nhan Uyên vội lên đường trở về chỗ Khổng Tử. Vừa thấy thầy, ông liền quỳ rạp xuống nói: “Thưa thầy, lời thầy dặn đã cứu được con, vợ con và em gái con, làm sao thầy có thể biết trước được rằng sẽ xảy ra những chuyện như vậy?”.

Khổng Tử liền đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Hôm qua trời oi nóng, ta đoán trời sẽ có mưa gió, sấm sét, vì thế nhắc con không nên đứng dưới gốc cây. Con về nhà mà trong lòng giận dữ khó chịu, trên người lại mang theo kiếm, vì thế nên ta nhắc con không ra tay mà chưa biết rõ thực hư mà thôi”.
Nhan Uyên cúi người kính cẩn: “Thầy liệu sự như thần, học trò vô cùng kính phục”.
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết con xin nghỉ về nhà có việc chỉ là cái cớ, thực ra con cho rằng ta hồ đồ nên không muốn theo học ta nữa.
Con nghĩ xem, ta nói ba tám hai mươi ba là đúng, con thua, nhưng chỉ mất một cái mũ; nếu ta nói ba tám hai mươi tư, người ta thua, chẳng phải mất một mạng sao? Cái mũ của con quan trọng hay là mạng người quan trọng hơn?”.
Nhan Uyên lại một lần nữa kinh ngạc và bừng tỉnh ngộ, ông quỳ rạp trước mặt thầy nói: “Thầy trọng đại nghĩa mà xem nhẹ thị phi, học trò đã có rằng thầy tuổi cao mà không tỉnh táo, trò thật vô cùng xấu hổ”.
Theo phunuso/ Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm bài liên quan
- Đọc – Ngẫm – Thấm 47 bài học cay đắng về Tiền bạc và Danh vọng
- Nhà sáng lập đế chế Hyundai Chung Ju Yung: “Mặc dù là người ít học nhưng chí hướng của tôi luôn là tiến lên và sống một cuộc đời phát triển trong tương lai”
- Khi khó khăn, bế tắc, các tỷ phú thế giới đều áp dụng 3 nguyên tắc này để “lật ngược” mọi nghịch cảnh