Giảm giá, bán phá giá không phải lúc nào cũng tốt trong kinh doanh buôn bán. Những tuyệt chiêu sau đây sẽ giúp các bạn vừa có thể tăng giá bán sản phẩm mà vẫn đảm bảo khách hàng hài lòng, luôn sẵn sàng quay lại ủng hộ sản phẩm của cửa hàng bạn.
Cắt giảm giá sản phẩm có thể không mang lại lợi thế nhiều như bạn nghĩ, đôi khi còn ảnh hưởng xấu đến cửa hàng. Nếu bạn giảm giá sản phẩm xuống mức quá thấp, người mua sẽ có cảm giác rằng sản phẩm của bạn không tốt, rẻ tiền.

Khi chạy các chiến lược về giá, bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để khách mua sản phẩm chứ đừng chỉ biết hạ giá vô tội vạ.
Có rất nhiều shop bán hàng bỗng nhiên tăng giá đột ngột, khiến cho khách hàng không khỏi phật ý, cũng như bức xúc không muốn mua tại cửa hàng đó nữa. Những tuyệt chiêu sau đây sẽ giúp các bạn vừa có thể tăng giá bán sản phẩm mà vẫn đảm bảo khách hàng hài lòng, luôn sẵn sàng quay lại ủng hộ sản phẩm của cửa hàng bạn.
Ghi mức tăng giá rõ ràng

Cùng với mức tăng giá nhưng bên cạnh đó bạn có thể đưa ra một câu bên cạnh mức tăng đó là “đây là sản phẩm rẻ nhất tại Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh…”.
Đối với những người chưa từng biết đến sản phẩm của cửa hàng bạn thì chắc chắn sẽ tin đó là sản phẩm có mức giá tương đối tốt nên họ mới cam kết mức giá rẻ nhất tại đó, còn với những người đã từng mua sản phẩm tại cửa hàng bạn dù có tăng nhưng dù sao họ thấy khẩu hiệu sản phẩm rẻ nhất, thì họ cũng sẽ tin dù cao hơn 1 chút, nhưng chắc đây cũng sẽ là nơi bán sản phẩm rẻ nhất tại thành phố đó rồi.
Đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng

Một trong những cách thay đổi giá cả tốt nhất mà vẫn làm hài lòng người tiêu dùng chính là cho họ nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bạn có thể đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thấp hơn, nhưng về chi phí lại tương đương với mức giá cũ của loại hình sản phẩm vừa tăng giá. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy giá trị của sản phẩm là phù hợp.
Ví dụ cụ thể là khi bạn muốn tăng giá bán một sản phẩm từ 2 đồng lên 4 đồng , bạn sẽ đưa ra một vài sản phẩm khác cũng có giá 2 đồng nhưng chất lượng kém hơn. Như vậy khách hàng sẽ không quá tập trung so sánh sự chênh lệch giữa mức giá cũ và mới. Đồng thời cũng cảm thấy giá bán 4 đồng là hợp lý với chất lượng sản phẩm.
Áp dụng nguyên tắc 80 – 20

Các bạn hiểu đơn giản như sau: 20 là giữ nguyên giá 20% các sản phẩm tại cửa hàng đang được bán chạy hoặc có độ cạnh tranh cao trên thị thị trường, hoặc có thể giảm hơn 1 chút, nhưng thay vào đó lại tăng 80% các mặt hàng khác.
Với nguyên tắc 80/20 này sẽ tạo cảm giác cho khách hàng thấy được các sản phẩm trong cửa hàng không hề tăng giá, nhưng nếu họ có thể lựa chọn thêm các sản phẩm khác thì mình lại thu được lợi nhuận từ những sản phẩm đó.
Giữ nguyên mức giá và giảm đi khối lượng

Cũng tương tự như cách vừa rồi, thay vì những sản phẩm được bán với số lượng từng chiếc, cái thì đây sẽ là giảm đi khối lượng, như trước đây khách hàng mua bánh sinh nhật với kích thước 80 cm sẽ có giá 200k, thì bây giờ bạn vẫn giữ nguyên mức giá 200k nhưng kích thước của bánh sẽ chỉ cón 75cm. Vậy là khách hàng sẽ không cảm thấy khó chịu khi cửa hàng bạn tăng giá như vậy.
Đây là 1 trong những hình thức khá là khéo léo dù có tăng giá mà vẫn luôn giữ chân được khách hàng. Thay vì trước kia bạn bán cùng mức giá đó với số lượng 5 – 7 chiếc thì giờ đây bạn vẫn giữ nguyên mức giá đó và bằng cách giảm đi 1 – 2 sản phẩm, nếu khách hàng nào có nhu cầu mua thêm thì sẽ tính riêng mức giá đó bên ngoài, như vậy doanh thu đảm bảo vẫn như mong muốn, mà lại giúp mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn, cũng như không khiến khách hàng khó chịu.
Ghi rõ giá khuyến mãi

Tuyệt chiêu bán hàng online đắt là đây chứ đâu. Đây là cách mà các siêu thị thường áp dụng nhất, thường các hãng sản phẩm hay đưa ra các chương trình khuyến mại giảm giá từ 10 – 20 – 50% tùy thuộc vào sản phẩm và thời điểm khác nhau, thường khách hàng sẽ luôn chú ý đến các sản phẩm khuyến mãi.
Nếu bạn đang muốn tăng giá một sản phẩm nào đó, thay vì với mức giá cũ bạn hãy đưa ra mức giá mới và giảm đi 10% – 20% bằng với mức giá bạn muốn tăng sau đó, như vậy sau khi hết chương trình khuyến mãi giảm giá, khách hàng sẽ không cảm thấy lạ khi sản phẩm của bạn lại ở mức giá cao hơn so với trước đây.
Đầu tư vào hình thức bao bì

Tuyệt chiêu bán hàng này chính là thiết kế bao bì bắt mắt cho sản phẩm của bạn sau đó bán lại với mức giá cao hơn bình thường. Hãy giải thích với khách hàng rằng sản phẩm của bạn độc đáo và có chất lượng tốt nên giá thành phải đắt hơn. Khách hàng cũng sẽ cảm thấy sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ về hình thức nên vẫn vui vẻ sử dụng.
Tăng giá và kèm theo các chương trình khuyến mại đặc biệt

Khi tăng giá nhưng bạn có thể đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như, miễn phí ship nội thành, hay mua nhiều sản phẩm có thêm một phần quà nhỏ nào đấy, hoặc áo dụng voucher giảm giá cho các lần mua hàng lần sau, hay sử dụng thẻ tích điểm… như vậy dù sản phẩm có tăng giá thì khách hàng vẫn vui vẻ lựa chọn mua sản phẩm tại cửa hàng bạn.
Và điều cuối cùng các bạn cũng đừng quên kèm theo lời cảm ơn dành cho khách hàng đã luôn ủng hộ và tin dùng sản phẩm tại cửa hàng của bạn.
Trên đây là 6 cách tăng giá bán sản phẩm mà đảm bảo khách vẫn vui vẻ chấp nhận. Bạn có thể tham khảo và mang về áp dụng cho shop của mình. Tuy nhiên, hãy vận dụng những phương pháp này một cách nhẹ nhàng và linh hoạt, tránh thay đổi quá nhiều (Ví dụ thay vì giảm số lượng đi 1/10 lại giảm 4/10, thay vì tăng giá nhẹ lên 1,3 lại tăng gấp 3…) sẽ rất dễ gây ra hiệu ứng ngược cho cửa hàng.
Một mặt cần tìm cách tăng thêm giá trị cho những món hàng, vận dụng khéo léo để giúp khách hàng hài lòng khi mua hàng, ngay cả khi họ biết giá bán của bạn có cao hơn chút so với các đối thủ khác. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn chiến lược về giá, bạn đừng bỏ qua bài viết tiếp theo Tăng gấp đôi doanh thu với Chiến lược giá hiệu ứng chim mồi.
Xem thêm bài liên quan
- 5 chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ kinh điển trong kinh doanh, ai làm ăn lĩnh vực gì cũng đều phải biết
- Quy luật Pareto – 80/20: Bí mật làm giàu của thương gia kinh doanh ăn uống để không cần đông khách vẫn thu lời bạc tỷ
- Khi khách hàng nói: “Tôi cần suy nghĩ thêm!”, Là người bán hàng giỏi, bạn sẽ trả lời như thế nào?