Lịch sử 3000 năm của phương Tây để lại cho nhân loại chúng ta 7 bài học kinh doanh bất hủ mà có lẽ mãi mãi sau này chúng đều hữu ích cho hậu thế.
Áp lực sinh tồn không phải là chuyện xấu, ngược lại, nó là sức mạnh cơ bản thúc đấy sự ra đời của nền văn minh thương mại. Là những người thừa kế của nền văn minh thương mại, vì vậy, chúng ta cũng nên kế thừa tinh thần của người xưa, đặc biệt là khi cảm thấy những khó khăn và áp lực tới từ cuộc sống.
1. Không có áp lực sinh tồn, sẽ không có văn minh thương nghiệp
“Áp lực sinh tồn” thường bị giới truyền thông ngày nay than thở và khiển trách. Dường như nhà nước và “xã hội” có trách nhiệm phải cứu tất cả mọi người khỏi “áp lực sinh tồn” thông qua các hình thức phúc lợi. Quan niệm phổ biến này, nếu đứng từ góc độ lịch sử thì lại là một điều khá vô lý. Bởi lẽ nền văn minh thương mại của con người, bản thân nó chính là một sản phẩm của áp lực sinh tồn.
Tại sao người Hy Lạp phát triển một nền văn minh thương mại? Điều này là do “bán đảo Hy Lạp ba mặt giáp biển, không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, không có đồng bằng rộng lớn hay những lưu vực sông màu mỡ, vị thế địa hình khiến Hy Lạp cổ đại không thể phát triển nông nghiệp quy mô lớn”. “Phát triển thương mại là do bị ép, họ chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản nhất là ăn uống thông qua thương mại. “
Áp lực sinh tồn không phải là chuyện xấu, ngược lại, nó là sức mạnh cơ bản thúc đấy sự ra đời của nền văn minh thương mại. Chúng ta là những người thừa kế của nền văn minh thương mại, vì vậy, chúng ta cũng nên kế thừa tinh thần của người xưa, đặc biệt là khi cảm thấy những khó khăn và áp lực tới từ cuộc sống.
2. Không biết chiến đấu, của cải sẽ chỉ bị cướp bóc
Người Phoenicia đã tạo ra một một nền văn minh thương mại tráng lệ, và cũng mở ra một kỷ nguyên hàng hải tuyệt vời. Mạng lưới thương mại của họ bao gồm toàn bộ Địa Trung Hải. Để kinh doanh, họ đã ngao du khắp Địa Trung Hải, khám phá Đại Tây Dương và cũng phát minh ra một hệ thống bảng chữ cái dù không chứa nguyên âm, họ để lại rất nhiều di sản văn hóa. Nhưng những người Phoenicia không giỏi chiến đấu, và nền văn minh thương mại này liên tục bị cướp bóc và chinh phục, rồi dần dần suy yếu.
Người Phoenicia thành lập nhiều thành phố ở nước ngoài, và thành phố quan trọng nhất là Carthage. Người Carthage giỏi kinh doanh, sau khi bị người La Mã đánh bại, họ vẫn kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng trong cuộc chiến thứ ba, Carthage bị san bằng, và những người sống sót bị bán làm nô lệ.
Không có sự bảo vệ của bạo lực, không biết chiến đấu, cho dù có bao nhiêu của cải và thịnh vượng tới đâu, nền kinh tế chỉ là một nhánh tỏi tây dễ bị dẫm nát. Điều này đúng cho dù đó là một nền văn minh hay một cá nhân. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, khi đối mặt với một vụ cướp, cùng là ông chủ cửa hàng, việc ông ấy có đồng ý cho mọi người bảo vệ tài sản của họ bằng súng hay không, lại cho ra những hậu quả hoàn toàn khác.
Sự hiểu biết của bạn về bạo lực, quyết định khả năng ứng phó với bạo lực và số phận của bạn khi nguy hiểm ập đến.
3. Các tập đoàn chỉ biết cướp bóc, sẽ không có ngày mai
Không có đấu tranh bạo lực, của cải sẽ bị cướp bóc. Nhưng cả ngày bạo lực cướp bóc người khác theo logic của kẻ cướp, liệu họ có sống một cuộc sống hạnh phúc lâu dài?
Đế quốc Assyria là quốc gia quân phiệt đầu tiên trong thời đại đồ sắt. Người Assyria đặc biệt giỏi chiến đấu và phát minh ra nhiều loại vũ khí mới. Họ đã xây dựng thang mây, búa công thành hay nhà tháp, không có việc gì là lại đi đánh nhau, Iraq, Syria, Lebanon và Palestine ngày nay đều đều là lãnh thổ của họ, trong một khoảng thời gian, người Assyria thậm chí còn công kích cả Ai Cập. Bởi vì có quá nhiều kẻ thù và nội chiến thì không ngừng diễn ra, Đế quốc Assyria sau đó đã bị liên minh các nước khác hợp lại tiêu diệt.
Người La Mã rất thiện chiến, họ giành được đất đai và nô lệ thông qua chiến tranh, nhưng sau khi thịnh vượng họ rơi vào nội chiến, và dần dần suy yếu. “Roma càng thành công trên con đường chinh phục quân sự bao nhiêu thì sẽ càng tiến gần đến suy thoái kinh tế nói chung và sự bùng nổ toàn diện của khủng hoảng kinh tế, chính trị và quân sự”. Roma thành nhờ “binh” nhưng cũng bị phá hủy “binh”.
Dựa vào logic của những tên cướp để có được sự giàu có không phải là một con đường phát triển bền vững. Người cầm đao đôi khi lại chết dưới lưỡi đao của mình, “Nhật Bản và Đức sau đó cũng đã cố gắng sử dụng logic của những tên cướp để cải thiện lợi ích của đất nước mình, nhưng cuối cùng. Như một lẽ dĩ nhiên, họ thất bại.”
Trong kinh doanh, làm ăn buôn bán, đừng chỉ chăm chăm không từ mọi thủ đoạn đi chiếm đoạt lợi ích từ người khác hoặc làm những gì chỉ có lợi cho mình mà không nghĩ tới đại cục hay nghĩ tới tương lai. Những đồng tiền bất chính hay không tới từ chính sức lao động và sáng tạo của mình, thì sớm muộn gì “của thiên cũng phải trả địa” mà thôi.
4. Thị trường tư tưởng không nên có bạo lực
Các nhà cai trị La Mã đã đàn áp các Kitô hữu và ném họ vào đấu trường để chiến đấu với sư tử và hổ, Đức và Pháp đã trải qua các cuộc chiến tôn giáo quy mô lớn, Tây Ban Nha, Thụy Điển và các quốc gia khác cũng lún sâu vào trong.
“Theo thống kê của các nhà sử học, số người chết trong các cuộc chiến tôn giáo thậm chí không ít hơn số người đã chết trong đại dịch Cái chết đen. Chúng ta có mọi lý do để tin rằng Phương Tây, những người đã đặt được một nửa chân vào hiện đại gần như bị phá hủy bởi các cuộc chiến tôn giáo.”
Khi những người bình thường đối đầu nhau dữ dội vì sự khác biệt về quan niệm, họ thường đánh giá thấp cái giá họ phải trả cho nó. Sự khác biệt trong tư tưởng nên được giải quyết thông qua bàn luận, chứ không phải là dùng đến bạo lực hay thủ đoạn.
“Chiến tranh tôn giáo đã bổ sung một phẩm chất tinh thần tốt đẹp cho người phương Tây, đó gọi là sự khoan dung.”
Và chi phí để có được phẩm chất tinh thần này lại là quá lớn.
5. Nhân tài cấp cao là nguồn lực cốt lõi
Tại sao Kitô giáo phát triển lớn mạnh, trỗi dậy qua cuộc đàn áp, trở thành quốc giáo của Rome và sau đó thống trị thời Trung cổ? Một lý do quan trọng là tôn giao này thu hút được một lượng lớn những tài năng cấp cao.
Nếu chỉ là người tầm thường, bạn sẽ chẳng thể nào có được cả thế giới.
Bất kể loại nghề nghiệp nào, tài năng cấp cao luôn là tài nguyên cốt lõi. Nếu loại tài nguyên này không đủ, bản thân sự nghiệp sẽ không thể lớn mạnh hay tồn tại được dài lâu.
Trong cuộc cạnh tranh của thị trường tư tưởng, triết học Hy Lạp và Kitô giáo đã tranh giành tài năng thông qua các cuộc tranh luận.
Cuộc chiến giành nhân tài có tầm quan trọng rất lớn. Cho dù đó là cai trị một quốc gia lớn hay điều hành một doanh nghiệp, quản lý một bộ phận nhỏ hoặc thậm chí chỉ là điều hành một nhóm người, có bao nhiêu tài năng cấp cao xung quanh sẽ quyết định mức độ lớn mạnh trong sự nghiệp của bạn.
6. Quan điểm sai lầm về sự giàu có cản trở sự phát triển kinh doanh
Những người tin vào chủ nghĩa trọng thương (một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch) có một nhận thức hoàn toàn sai lầm về sự giàu có. Họ tin rằng chỉ vàng và bạc mới là tài sản thực sự và thặng dư thương mại mới là chiến thắng trong kinh doanh.
Trên thực tế, tiền cũng là của cải, và tất cả hàng hóa đều là của cải. Bạn bỏ ra mấy chục ngàn để tải xuống bài hát của ca sĩ nào đó, lẽ nào bài hát đó không phải là của cải?
Quan điểm hạn hẹp về sự giàu có không có lợi cho sự phát triển kinh doanh. Nếu mọi quốc gia muốn có thặng dư thương mại, họ sẽ chỉ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kết quả là việc lưu thông hàng hóa bị cản trở và cả hai bên tham gia giao dịch đều phải chịu tổn thất.
“Nước Anh đã thay đổi từ chủ nghĩa trọng thương sang thương mại tự do, mở cửa để kinh doanh và cuối cùng, thương mại trở nên tự do hơn và quy mô của cải được tạo ra ngày càng lớn hơn – chính logic này đã tạo nên Đế quốc Anh.”
Logic tương tự áp dụng cho người bình thường. Đừng chỉ coi mỗi tiền là của cải, mọi thứ trong cuộc sống từ tri thức, sách vở, sở thích, ngoại hình, sức khỏe… mọi thứ đều là tài sản, là của cải quý báu mà bạn có và chủ động sở hữu. Đừng lãng phí bất cứ phương thức nào có thể giúp mình trở nên ưu tú hơn chỉ vì tiếc tiền, không muốn tiêu tốn thứ tài sản mà bạn cho là quý giá đó.
7. Thay đổi quan niệm giải phóng năng suất
Trong lịch sử lâu dài của Kitô giáo, kiếm tiền là một điều gì đó ô nhục, còn thương nhân là một nhóm người vô đạo đức, người giàu khó mà lên được Thiên Đàng.
Định kiến này từ lâu đã cản trở sự phát triển của thương nghiệp.
Jean Calvi, nhà thần học có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách từng chỉ ra rằng: “Kiếm tiền cũng là vì vinh quang của Chúa.”
“Những nhà tư bản ban đầu kiếm tiền với sứ mệnh tôn vinh Thiên Chúa. Đối với họ, lao mình vào kiếm tiền không phải là để hưởng thụ, mà là để quét sạch định kiến trong hàng ngàn năm của tôn giáo và xã hội khi cho rằng các doanh nhân là đen đủi, đồng thời chứng minh rằng mình hữu ích đối với Thiên Chúa. Cứ như vậy, tôn vinh Thiên Chúa là sứ mệnh gắn liền với tinh thần của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây hiện đại, xiềng xích đạo đức bị phá vỡ, tinh thần của chủ nghĩa tư bản được giải phóng… Không có gì đáng ngạc nhiên khi chủ nghĩa tư bản phương Tây lại phát triển tới vậy.”
Sức mạnh trong thay đổi quan niệm, nó không hề thua kém cuộc cách mạng công nghệ. Điều này đúng với một đất nước, và cả cá nhân. Chìa khóa để gia tăng sự giàu có không chỉ là cải thiện khả năng, mà còn là sự đổi mới cũng như cập nhật liên tục các quan niệm.
Dẫu sao thì, tư tưởng lớn tới đâu, ta sẽ đi xa được tới đó.
Theo Báo Dân Sinh
Xem thêm bài liên quan
- Bài diễn thuyết gây tranh cãi của Tỷ phú Lý Gia Thành: Làm công là cách đầu tư ngu ngốc nhất
- Huyền thoại thiết kế của Apple – Jonathan Ive: “Thật ra 10 năm nay tôi toàn ngồi chơi vì tất cả các mẫu iphone đều do cộng đồng mạng tự thiết kế”
- Tỷ phú giàu nhất lịch sử Rockefeller chia sẻ 5 nguyên tắc “bất di bất dịch” mà ai cũng nên biết: Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền