Dân tộc Do Thái được biết đến với trí tuệ hàng đầu thế giới. Lối tư duy khác biệt là bí quyết thành công của họ.
Một trong những điều đáng ngưỡng mộ nhất ở người Do Thái là tư duy làm giàu độc đáo. Có một câu nói rằng “Phần lớn của cải trên thế giới nằm trong tay người Mỹ, và phần lớn tài sản của người Mỹ nằm trong tay người Do Thái”.
Vì vậy người Do Thái còn được mệnh danh là những người giàu nhất thế giới. Theo thống kê những doanh nhân giàu nhất thế giới, người Do Thái chiếm một nửa: Warren Buffett, Soros, Boo,… Vậy rốt cuộc điều gì mà người Do Thái kiếm được nhiều tiền như vậy?
1. Có nhận thức về sự giàu có
“Muốn thì sẽ có được”. Đó là câu nói yêu thích của giới doanh nhân giàu có người Do Thái. Có ý thức về sự giàu có còn quan trọng hơn khả năng và kiến thức. Bản chất của ý thức giàu có là ý thức muốn luôn có nhiều tiền theo ý mình. Và chỉ khi bạn yêu tiền, nhận ra tầm quan trọng của tiền và muốn có được tiền thì bạn mới có thể đạt được mục đích làm giàu của bản thân.
Khi bạn duy trì ý thức giàu có, tiền sẽ liên tục đến với bạn qua nhiều hình thức khác nhau. Bạn sẽ chủ động nghĩ cách để tiền tìm đến mình. Bạn sẽ nỗ lực tìm kiếm, kịp thời nắm bắt những cơ hội mới trong cuộc sống. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, từng bước từng bước tiến tới khối tài sản khổng lồ.
2. Tận dụng triệt để mọi mối quan hệ
Theo quan điểm của người Do Thái, kinh doanh là con đường mang lại lợi nhuận cao nhất. Nhưng muốn khởi nghiệp từ con số không thì phải biết tận dụng mọi mối quan hệ của mình để mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho bản thân.
Từ lâu các nhà kinh doanh Do Thái đã nhận ra rằng, những người thành công trên thế giới thường có rất nhiều người bạn tuyệt vời. Những người bạn sẽ cho họ lời khuyên khi họ gặp vấn đề, đưa ra những yêu cầu cao đối với họ và không để họ buông lỏng bản thân. Những người bạn thông thái là động lực khiến họ không ngừng cố gắng để nâng cao năng lực, trình độ.
Người Do Thái là một cộng đồng rộng lớn, không phân biệt quốc tịch. Họ là những người đồng hương bền chặt, dù sống xuyên biên giới họ vẫn có thể giữ liên lạc và giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn.
Có thể nói “mạng lưới” giữa các cá nhân có tác động cực kỳ lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và chất lượng công việc của một người. Thành công phụ thuộc phần lớn vào các mối quan hệ xã hội.
Vì vậy để thành công, chúng ta nên kết giao với người tích cực, có chí hướng rộng lớn. Họ sẽ giúp bạn khám phá ra những ý tưởng kinh doanh mới, sản phẩm, chiến dịch hoặc bất cứ thứ gì có tác động tới công việc, giúp bạn tiến gần hơn tới điểm đích “thành công”.
3. Dám chịu rủi ro khi đầu tư
Con người sống trên đời, mỗi giây đều là suy đoán. Ngay cả sinh tồn cũng là hành động có ý thức suy đoán. Theo quan điểm của người Do Thái, rủi ro trong đầu tư và lợi nhuận là tỷ lệ thuận, rủi ro và lợi tức là anh em song sinh. Vì vậy, dám đầu tư đã là một hành vi kinh doanh rất khôn ngoan và dũng cảm.
Người Do Thái quan niệm rằng “rủi ro càng lớn thì phần thưởng càng lớn”, “của cải là cái đuôi của rủi ro”. Hãy chấp nhận đầu tư cho dù có nhiều rủi ro, vì chỉ khi chạm vào rủi ro, bạn mới tìm thấy sự giàu có.
Nhiều việc trên đời trước khi hoàn thành thực sự, đều tiềm ẩn rất nhiều khó khăn thách thức, có những lúc tồi tệ đan xen vào nhau. Thậm chí còn có những khi tưởng chừng như êm đềm, bình lặng nhưng bên trong lại ẩn chứa khủng hoảng không ngờ tới. Tuy nhiên, thường thì đằng sau những tình huống có vẻ khủng hoảng đó lại là một kho tàng tài sản khổng lồ!
Nói tóm lại, muốn trở nên giàu có, trước hết chúng ta phải làm cho tư duy và ý thức của mình trở nên phong phú, đồng thời cũng cần phải nâng cao nhận thức về sự giàu có. Nếu không, chúng ta lấy gì làm cơ sở cho chỗ đứng của mình trên thế giới này để cạnh tranh với người khác?
Chuyện 3 người chôn tiền và tư duy tiền bạc của người Do Thái
Trong suốt 2000 năm sống rải rác ở khắp nơi, người Do Thái từng nhiều lần bị bức hại, xua đuổi, nhưng họ không bao giờ bị đồng hoá. Điều này liên quan mật thiết với tư duy tiền bạc mà họ học được ngay từ khi mới sinh ra.
Đối với người Do Thái, tiền bạc luôn là con dao hai lưỡi. Họ nhận thức được rằng tiền có thể giúp con người sinh tồn, nhưng nó cũng có thể gặm nhấm và ăn mòn linh hồn của nhân loại. Vì thế, người Do Thái cho rằng, tiền là mặt gương thăm dò nhân cách con người, vừa có thể thấy được sự ti tiện của một nhân cách đồng thời cũng thấy được mặt cao thượng của người đó.
Dưới đây là một câu chuyện thú vị về tư duy tiền bạc của người Do Thái và lý do tại sao dù lưu lạc khắp nơi nhưng người Do Thái vẫn xuất chúng và giàu có nhất thế giới.
Vào một ngày Sabbath (ngày thứ bảy, ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa theo đạo Do Thái) ở thời Solomon, có ba người Do Thái cùng đến Jerusalem. Dọc đường, do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền, nên họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của cả ba chung một chỗ, rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng, một trong số họ đã lén ở lại và đào toàn bộ số tiền mang đi mất.
Hôm sau, họ phát hiện tiền bị mất trộm, đoán chắc là một trong ba người đã làm, song lại không có bằng chứng chứng minh là ai làm. Họ bèn dắt nhau tìm đến Solomon nổi tiếng anh minh để nhờ phân xử.
Sau khi nghe chuyện, Solomon không vội xét hỏi, ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giản, phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ, sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị”.
Trước tiên, Solomon kể một câu chuyện:
Ở làng nọ có một cô gái hứa gả cho một chàng trai, nên đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.
Chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn với tôi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế”. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.
Kể chuyện xong, Solomon hỏi: “Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?”
Người đầu tiên cho rằng, chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường, hành vi rất đáng khen.
Người thứ hai cho rằng, cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương, hành vi này rất đáng khen.
Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao, ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái, nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”.
Không chờ người thứ ba nói hết, Solomon chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền!”.
Sau đó, Solomon giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền, không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi chính là tên trộm đó”.
Câu chuyện này của người Do Thái đã nói rõ thái độ của một người trước đồng tiền chính là sự thể hiện nhân cách của người đó. Người ti tiện thì trong lòng sẽ chỉ nghĩ đến tiền mà không có đạo nghĩa; người cao thượng do coi trọng đạo nghĩa mà thường xem nhẹ đồng tiền. Trong cuộc sống, người Do Thái cũng thường dựa vào thái độ đối với tiền tài của đối phương để phán đoán phẩm chất của người đó.
Do vậy, ngạn ngữ Do Thái cũng có câu: “Tiền không tên không họ, không có lý lịch”. Họ cho rằng, bất kể dùng phương pháp hay cách thức gì, chỉ cần tiền kiếm được bằng chính khả năng kinh doanh của mình thì có thể đường hoàng nhận lấy, chẳng có gì là xấu hổ cả.
Theo Trí Thức Trẻ, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Ngẫm câu chuyện 3 người “chôn tiền” và tư duy tiền bạc đỉnh cao của người Do Thái: lý do tại sao họ lại xuất chúng và giàu có nhất thế giới
- Phân tích mô hình kinh doanh tất thắng của “Bánh mì Sài Gòn 2 ngàn 1 ổ”: Đơn giản mà thành công không ngờ
- Lời khuyên kinh doanh từ tỷ phú số 1 Elon Musk: “Bỏ tất cả trứng vào một giỏ cũng không sao, miễn là mọi thứ trong tầm kiểm soát của bạn”