Tâm sự thật lòng của Robert Samuel – CEO công ty xếp hàng thuê chuyên nghiệp” Same Ole Line Dudes: “Chuyện đó có ai ngờ, việc tôi trở nên nhiều tiền và xuất hiện nhiều trên mặt báo”.
Ngẫu nhiên nảy ra ý tưởng kinh doanh từ việc xếp hàng thuê
Năm 2012, sau khi bị sa thải khỏi AT&T và lâm vào cảnh không xu dính túi, Robert tình cờ nảy ra cơ hội kinh doanh từ việc xếp hàng mua giúp Iphone mới ra mắt.
Cụ thể hơn, anh đã hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình bằng việc quảng cáo rằng bản thân sẽ nhận xếp hàng thuê mua Iphone với giá 100 đô la, tương đương với hơn 2 triệu đồng. Và bởi sức nóng của chiếc iphone 5 mới ra là quá lớn, rất nhanh sau đó anh đã có được khách hàng đầu tiên với đơn đặt hàng ở phố Fifth Avenue.
Trớ trêu thay, khi gần đến lượt, khách hàng của Samuel lại thông báo với anh rằng họ đã mua trực tuyến được điện thoại này, tuy nhiên họ vẫn quyết định trả anh đủ số tiền công.
Không để công sức chờ xếp hàng của mình bị uổng phí, anh nảy ra ý tưởng bán chỗ xếp hàng của mình cho một người khác, kết quả sau 19 tiếng ròng rã chờ đợi, Samuel đã thu về 325 đô la, tương đương với khoảng gần 10 triệu đồng.
Sau trải nghiệm lần ấy, anh đã nhận ra đây chính là một cơ hội kiếm tiền và quyết định nắm bắt nó.
Ngay lập tức, anh gọi điện cho bạn bè cùng đến xếp hàng thuê. Không chỉ vậy, họ còn mang theo sữa, nước, mũ, dù để bán cho những người cũng đang đứng đợi mua chiếc Iphone hot rần rần này. Kết quả, họ đã thu về 14.000 Đô la chỉ với 4 chỗ đứng trong ngày hôm đó.
“Tôi thường nói rằng mình đã ngẫu nhiên trở thành 1 doanh nhân”, Samuel (41 tuổi) nói. Hiện nay anh đang là CEO của Same Ole Line Dudes, công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hàng thuê với vài chục nhân viên.
Một bước trở thành CEO công ty “xếp hàng thuê chuyên nghiệp”
Sinh ra ở Brooklyn, Samuel học trường công và bỏ dở đại học. Anh từng trải qua nhiều nghề như nhân viên chăm sóc khách hàng, bán lẻ và cả bảo vệ – những công việc giúp tích lũy kinh nghiệm cho việc kinh doanh ngày nay.
Tháng 2/2012. Samuel đã thành lập công ty Same Ole Line Dudes (SOLD) chuyên cung cấp dịch vụ xếp hàng thuê. Ý tưởng này được đông đảo bạn bè anh ủng hộ, nhiều người thậm chí còn đầu quân làm nhân viên cho anh.
Robert Samuel- CEO của Same Ole Line Dudes. Ole Line Dudes thu 25 USD cho giờ xếp hàng đầu tiên và 10 USD cho mỗi giờ tiếp theo. Thời gian chờ tối thiểu là 2 giờ và nếu thời tiết quá khắc nghiệt giá cho mỗi giờ sẽ tăng thêm 5 USD. Mỗi tháng công ty nhận được khoảng 60 đến 100 đơn đặt hàng.
Ban đầu, Samuel không chắc rằng công việc kinh doanh này sẽ bền vững. Cho đến mùa hè năm 2013, 1 năm sau công việc đầu tiên, anh mới tích cực sử dụng tài khoản Line Dudes trên Twitter dù đã lập ra nó nhiều tháng trước đó. “Ngay cả bản thân tôi cũng không suy nghĩ nghiêm túc về chuyện đó”.
Công ty của Samuel trở nên nổi tiếng hơn khi Dominique Ansel, đầu bếp nổi tiếng thế giới, bắt đầu bán món bánh Cronut (loại bánh kết hợp giữa bánh sừng bò và doughnut) tại quầy bánh của ông ở trung tâm thương mại Soho với số lượng rất hạn chế.
Mỗi ngày, Samuel đều lên Craigslist viết bài quảng cáo dịch vụ xếp hàng thuê. Có quá nhiều khách, anh tuyển thêm bạn bè làm việc cùng mình bởi cửa hàng giới hạn số lượng bánh mà 1 người có thể mua. Mức phí lên tới 60 USD cho việc mua và giao 2 chiếc Cronuts, trong khi mỗi chiếc bánh chỉ có giá 5 USD.
Tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng bắt đầu gọi cho Samuel để thuê xếp hàng mua nhiều thứ khác. Anh xếp hàng mua vé xem hòa nhạc, nghe diễn thuyết hay bất cứ thứ gì phải xếp hàng để mua. Đầu năm 2014, Samuel cho ra mắt website nhưng vẫn chưa cảm thấy đủ chắc chắn để bỏ công việc hiện tại. Anh mới chỉ dốc toàn bộ thời gian và tâm trí cho Line Dudes từ tháng 1 vừa qua.
Những chiếc lều màu càng của Line Dudes ở bên ngoài cửa hàng Apple khi iPhone 7 ra mắt. “Hamilton” là món hời tiếp theo. Vở nhạc kịch về “cha đẻ” của nước Mỹ đã cháy vé, và giá vé chợ đen có thể lên tới vài chục nghìn USD. Người ta phải xếp hàng rất lâu trong thời tiết mùa đông lạnh giá để có thể mua vé.
Đó chính là lúc Samuel đặt những chiếc lều có in logo của Line Dudes để quảng cáo. Người xếp hàng có thể sử dụng chúng khi phải mất tới 8 tiếng xếp hàng chờ đợi qua đêm, chịu đựng nhiệt độ dưới 0 độ C.
Đội ngũ của Samuel mang theo pin dự phòng, ghế ngồi và cả túi ngủ. Điện thoại của họ thường có nhiều phim đã tải sẵn và danh sách dài các bài hát. Ban đầu đó là những người bạn sẽ thay Samuel làm việc khi anh bận, bây giờ thì có cả những người hàng xóm của Samuel, sinh viên đại học, người nghỉ hưu, cựu chiến binh hoặc bất cứ ai sẵn sàng làm công việc xếp hàng thuê. Người già nhất trong nhóm năm nay đã 71 tuổi.
Samuel vẫn tự duy trì website, phân bổ công việc, quản lý tài chính và làm công việc truyền thông. Anh từ chối nhận vốn đầu tư từ bên ngoài dù đã nhận được khá nhiều lời mời.
Samuel bộc bạch:
“Tôi muốn trở thành người mà bạn nghĩ đến mỗi khi nghĩ về việc xếp hàng”.
Không còn chỉ còn là công ty với vài nhân viên là người quen nữa. Samuel giờ có khoảng hơn 30 nhân viên với nghề nghiệp vô cùng đa dạng, từ hàng xóm, sinh viên đại học, cựu chiến binh, bất cứ ai sẵn sàng làm công việc này.
Mỗi tuần Same Ole Line Dudes trung bình có 15 lượt đặt chỗ, một tháng khoảng 60-100 đơn đặt hàng, chi phí là 45 đô la cho hai giờ đầu tiên và 10 đô la cho mỗi nửa giờ sau đó. Trung bình doanh thu của Same Ole Line Dudes trước đại dịch là 2000 đô là một tuần.
Đối tượng khách hàng của SOLD cũng rất đa dạng, từ người giàu có, đến nhân viên công sở không kịp về sớm đến xếp hàng xem phim công chiếu hay chỉ đơn giản là những người không thể chịu hàng tiếng đồng hồ chờ đợi.
Các nhân viên của Samuel thường xuyên xếp hàng để mua các mặt hàng hot như bánh Dominique Ansel’s Cronuts và các đôi giày đắt đỏ như Yeezy , cũng như vé xem các buổi hòa nhạc như bản “Hamilton” và “Saturday Night Live”.
Họ thậm chí còn làm việc trong lễ tốt nghiệp , giữ chỗ cho một bà mẹ muốn ngồi hàng đầu để xem con gái mình bước lên bục nhận bằng tại Đại học Columbia.
Năm 2014, anh cho ra mắt trang web để tiện marketing và quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Samuel còn kể, những lúc không có đơn đặt hàng, anh còn đích thân ra ngoài đưa từng danh thiếp cho các khách hàng anh thấy tiềm năng.
Thậm chí, anh còn viết tên công ty mình lên các vỉa hè ở New York, gần những nơi trưng bày, cửa hàng Apple hay ở các bến tàu điện ngầm.
Bên cạnh đó, điều kiện công việc không phải lúc nào cũng hoàn hảo.“Chúng tôi đợi trong mưa, chúng tôi đợi trong tuyết, chúng tôi chờ đợi tất cả,” Samuel nói. “Chúng tôi đã giao hàng cho Domino.
Vì vậy, mối quan hệ đó mà chúng tôi đã xây dựng với những người đang cùng xếp hàng, chúng tôi sẽ nhờ họ giữ chỗ của chúng tôi để chúng tôi có thể đi vệ sinh. Chúng tôi sử dụng một ứng dụng có tên là Toilet Finder có thể cho chúng tôi biết vị trí của các phòng vệ sinh gần nhất”, Samuel chia sẻ.
Mặc dù có thể mất hàng giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần – Samuel cho biết anh đã từng đợi hai tuần để có vé “Hamilton” – đây quả là phần thưởng xứng đáng với tất cả sự chờ đợi.
“Đối với tôi, nếu tôi nhận được sản phẩm cho khách hàng của mình, niềm vui khi thấy họ hạnh phúc của họ chính là phần thưởng tuyệt vời nhất mà tôi có,” anh nói.
“Tôi luôn muốn thấy khách hàng của mình hạnh phúc. Đó luôn là kim chỉ nam trong công việc của tôi, còn việc tôi có nhận được tiền boa hay không không quá quan trọng ”.
Trong 10 năm, Same Ole Line Dudes mang lại cho Samuel một khoản thu nhập vượt xa kỳ vọng ban đầu của anh. Mặc dù vậy, kể cả khi đã trở thành CEO, Robert Samuel vẫn tự duy trì website, phân phối công việc, quản lý tài chính và phụ trách công việc truyền thông của công ty.
Theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm bài liên quan
- 10 lời khuyên Lý Gia Thành răn dạy con trai để “biến sỏi đá thành vàng”: Ai muốn thành công cũng có thể áp dụng được
- 9 câu chuyện và bài học kinh doanh “Thấm tận tâm can”: Bỏ đi sĩ diện, cơ hội sẽ đến, thành công chỉ còn là thời gian
- Chuyện 3 thanh niên ôm mộng làm giàu từ những trái táo: Bài học kinh doanh dành cho bất cứ ai đang có ý định khởi nghiệp