Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức chiêm nghiệm về việc học: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ học có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi.”
Thi trượt đại học 3 lần nhưng Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai – ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ: “Đừng bao giờ ngộ nhận học đại học là có tất cả!”
Ông Đoàn Nguyên Đức nói: “Ở Việt Nam, không chỉ có 3 người quản lý công ty lên sàn chứng khoán không có bằng đại học mà tôi tin có không dưới 100 người thành đạt khác cũng như vậy”.
Người có biệt danh thân mật bầu Đức lý giải: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi”.
Theo ông, dù là kiến thức trong trường hay kiến thức ngoài đời, nếu không tận dụng, không tận thu thì “cũng vứt đi hết”.
Ông khẳng định: “Đại học không phải là tất cả, không phải có bằng đại học mới làm được việc lớn. Đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản, nó có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ… còn trong kinh doanh thì hoàn toàn không lệ thuộc”.
Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2 năm liên tiếp (2008-2009) chia sẻ trong tay ông hiện tại không dưới 6.000 nhân viên có bằng đại học, thậm chí trong tương lai, con số này lên tới 10.000 người (đã tốt nghiệp nông lâm, tài chính, vi sinh,…) nhưng trong số đó có rất nhiều người không làm được việc, không phải ai cũng thành đạt.
Bên cạnh đó, có những người không bằng đại học vẫn giữ những vị trí rất quan trọng, chủ chốt trong tập đoàn.
“Tôi cũng thi đại học 3 lần“
Là chủ tịch của tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực với hơn 20.000 cán bộ công nhân viên, khi tuyển dụng, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức luôn đánh giá cao bằng đại học nhưng ông cũng luôn tâm niệm: Đại học không phải là tất cả. “Ngày xưa, tôi cũng thi đại học 3 lần, da diết muốn thi nhưng không bao giờ nặng nề điều đó”, ông Đức thừa nhận.
Mặc dù không có bằng đại học, nhưng bầu Đức cho biết, ông không bao giờ tự ti về điều này. “Bạn bè tôi rất đông, hồi lớp 12 ra trường 40-50 người, trong đó đỗ đại học hơn 30 người, sau 20 năm gặp nhau, tất cả đều như nhau, không ai hơn ai. Mỗi người mỗi việc, ai cũng đều có quyền thành đạt ở lĩnh vực chuyên môn của mình, đừng bao giờ nghĩ không học là không thành đạt”, ông Đoàn Nguyên Đức nhấn mạnh.
“Hiện nay, tôi biết có nhiều bạn trẻ sở hữu tấm bằng đại học nghĩ mình hơn người khác nhưng điều đó là sai lầm lớn. Bởi ra đời còn nhiều yếu tố, học đại học chưa phải là làm ngay được”, ông Đức nhận xét. Ông cũng nói thêm, không phải học cao cấp mới đi tới thành công và khuyên các bạn trẻ đừng bao giờ ngộ nhận điều này.
Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng một phân xưởng nhỏ vào năm 1990, có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Sau đó xí nghiệp mở rộng loại hình kinh doanh sang khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng đá… để trở thành một tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đa ngành vững mạnh như bây giờ.
Gia nhập sàn chứng khoán từ cuối năm 2008 với mã HAG, tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết ban đầu gần 180 triệu đơn vị, đến nay, khối lượng cổ phiếu HAG đang lưu hành đã lên tới hơn 537 triệu, tương đương mức vốn hóa thị trường khoảng 16.067 tỷ đồng.
HAGL tuyển người không bằng cấp
Trên thế giới, nhiều tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg sẵn sàng từ bỏ giấc mơ đại học để khởi nghiệp. Và họ đã thành công rực rỡ. Ở Việt Nam, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) không có được may mắn như vậy. Bầu Đức chưa có 1 ngày nào ngồi trên ghế nhà trường dù nỗ lực thi đại học tới 3 lần.
Có lẽ chính vì vậy, bầu Đức đồng cảm với những người thiếu may mắn như mình nên HAGL không quá câu nệ chuyện bằng cấp. Những ai thiếu mảnh giấy nho nhỏ này vẫn có cơ hội bước chân vào tập đoàn lớn nhất nhì Việt Nam. Đây là điều khá đặc biệt, vì ở Việt Nam, bằng cấp vốn rất được coi trọng.
Lý do HALG sẵn sàng đón nhận người không bằng cấp rất đơn giản. Trong khi luôn đánh giá cao bằng đại học, bầu Đức cũng tâm niệm: Đại học không phải là tất cả. Mặc dù không có bằng đại học, nhưng bầu Đức cho biết, ông không bao giờ tự ti về điều này.
“Bạn bè tôi rất đông, hồi lớp 12 ra trường 40-50 người, trong đó đỗ đại học hơn 30 người, sau 20 năm gặp nhau, tất cả đều như nhau, không ai hơn ai. Mỗi người mỗi việc, ai cũng đều có quyền thành đạt ở lĩnh vực chuyên môn của mình, đừng bao giờ nghĩ không học là không thành đạt” – ông Đoàn Nguyên Đức nhấn mạnh.
Ông khẳng định: “Đại học không phải tất cả, không phải có bằng đại học mới làm được việc lớn. Đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản, nó có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ…, còn trong kinh doanh thì hoàn toàn không lệ thuộc”.
Với quan niệm này của bầu Đức, HALG rất rộng cửa cho những ai thiếu bằng cấp. Trong năm 2012, khi tổng lượng nhân sự của HAGL trên 20.000 người thì trong tay bầu Đức có khoảng 6.000 nhân viên có bằng đại học.
Nhưng theo đánh giá của bầu Đức, trong số 6.000 người này, có rất nhiều người không làm được việc, không phải ai cũng thành đạt. Bên cạnh đó có những người không bằng đại học vẫn giữ những vị trí rất quan trọng, chủ chốt trong tập đoàn. Thậm chí, một kế toán trưởng của công ty đi lên từ con số 0 trong nghề vì anh chỉ có bằng… sư phạm.
Cách tuyển dụng của HAGL cũng khá khác người. Những ai muốn làm việc tại tập đoàn này, đừng mong mua báo rao vặt chờ ngày HAGL đăng tin tuyển dụng. HAGL không bao giờ làm điều đó.
Khi cần người, HAGL sẽ thông báo cho cán bộ công nhân viên của mình biết để truyền thông điệp cho người nhà, anh em, bạn bè. Người có nhu cầu xin việc sẽ tự nộp hồ sơ để đến phỏng vấn.
Không bằng không có nghĩa không học
HAGL sẵn sàng chấp nhận những người chưa có bằng cấp vào công ty nhưng không chấp nhận những người không có nỗ lực học hỏi và vươn lên. Bản thân bầu Đức là ông chủ nhưng ông cũng phải tự học hỏi rất nhiều trên “trường đời”.
Bầu Đức chia sẻ: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ học có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi”.
Các cán bộ cấp cao ở HALG cũng thấm nhuần tư tưởng của bầu Đức nên ai cũng trong trạng thái “vừa học vừa làm”. Bầu Đức tiết lộ một kế toán trưởng được đánh giá cao của HALG có khởi điểm là sinh viên Đại học Sư phạm. Vì không xin được việc ở Hà Nội, người này phải lên Gia Lai đầu quân cho HAGL.
Vị kế toán trưởng này đã cố gắng học thêm ngoại ngữ, trau dồi kiến thức và trở thành cán bộ cấp cao. Nhờ sự quyết tâm cao và lòng say nghề nhưng rất khiêm nhường, anh này đã được bầu Đức cử đi đào tạo thêm ở nước ngoài 4 năm, sau đó đề bạt làm đại diện chi nhánh tập đoàn tại Singapore.
“Trường hợp cán bộ này không phải hiếm ở Hoàng Anh Gia Lai” – Bầu Đức khẳng định.
Vì đề cao tinh thần học hỏi nên trong báo cáo thường niên 2014, ngay trong phần đầu tiên giới thiệu về nhân sự, HAGL khẳng định: “Trải qua 21 năm hình thành và phát triển, đến nay, đội ngũ nhân sự của HAGL không chỉ tăng về số lượng, mà còn không ngừng phát triển, liên tục trau dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn”.
Sau 2 thập kỷ hoạt động, đến nay, khi tổng nhân sự đã lên tới con số 24.111 người, dường như HAGL vẫn chưa thay đổi quan niệm “vào trước, học sau” của mình.
Khi tuyển dụng, đa số các công ty khác đều ưu tiên “người có bằng thạc sĩ”, “người có bằng tiến sĩ”,… thì HAGL lại xác định “Trong dài hạn, Tập đoàn ưu tiên nguồn nhân lực ở địa phương, vì có tính ổn định và chất lượng khá cao”.
Bên cạnh đó, Tập đoàn có chính sách đặc biệt ưu đãi những người địa phương có năng lực thực sự và có đạo đức tốt đang làm việc ở các thành phố lớn trở về làm việc tại TP Pleiku và các vùng dự án”.
Vì đề cao việc học nên hiếm có nhân viên nào của HAGL không được đào tạo. HAGL khẳng định: “Việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng, chuyên môn cần thiết được thực hiện tại nơi làm việc hoặc đào tạo các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của Tập đoàn được lập từ đầu năm”.
Chính vì quan niệm không có bằng cấp nhưng vẫn phải học nên HAGL không quan tâm xuất phát điểm của nhân viên, thậm chí lãnh đạo cấp cao, miễn là tất cả phải cố gắng học hỏi, trau dồi. Chính vì vậy, hiện nay, ngoài bầu Đức, tất cả lãnh đạo cấp cao của HAGL đều ít nhiều sở hữu một tấm bằng.
Ví dụ, ông Đoàn Nguyên Thu, em trai bầu Đức, có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, ông Nguyễn Văn Sự – nguyên TGĐ có bằng Cử nhân Kinh tế, ông Võ Trường Sơn, TGĐ có bằng thạc sĩ Tài chính và Cử nhân luật,…
Bên cạnh việc đề cao tinh thần học hỏi, HAGL còn ưu tiên những người có đạo đức, khiêm nhường. Bầu Đức khẳng định, HAGL không bao giờ tuyển dụng những người “chảnh chọe”. Theo bầu Đức, ngay cả người thành công rồi vẫn cần phải khiêm nhường và tiếp tục học hỏi.
Bầu Đức tiết lộ, với HAGL, đạo đức là một trong những tiêu chí hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự, sau đó mới đến năng lực, kiến thức.
Theo Vietnmanet, VTCnews
Xem thêm bài liên quan
- Bầu Đức: Đừng bao giờ nghĩ không học là không thể thành đạt, tôi còn trượt đại học tới 3 lần
- Bầu Đức nhớ lại thời thơ ấu cơ cực chăn bò đến cơ duyên bước vào ngành gỗ sau khi thi rớt 3 lần đại học
- Bầu Đức khuyên người trẻ đừng ngộ nhận về bằng đại học: Các bạn học đại học có 5 năm còn tôi học trường đời 35 năm rồi