Vừa trả thưởng Tết chưa đầy vài tuần, ngay sau Tết đi làm lại tôi đã nhận 2 lá đơn xin nghỉ việc. Thất vọng như bị phản bội, nhân viên nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết là vô ơn với sếp, với công ty?
Hôm nay đang nằm lướt facebook thì tự nhiên đọc được cái tus này. Năm ngoái cũng đọc được 1 cái tương tự, năm kia cũng thế và có lẽ năm sau cũng vậy.
Chắc đây là điều thường được các “sếp” than thở nhiều vào mỗi dịp Tết khi hàng loạt nhân viên nghỉ việc “không-rõ-lý-do” mặc dù vừa được thưởng.
Chẳng hiểu sao nhiều người lại lồng ghép chuyện ơn huệ vào đây trong khi “đi làm” bản chất là 1 cuộc trao đổi, mua bán sức lao động sòng phẳng. Nó không khác gì mấy việc ra chợ mua 1 con cá, mua 1 mớ rau và phải trả tiền, vậy thôi.
Bà bán rau không mang ơn bạn, bạn cũng không cần báo đáp bà bán rau, thuận mua vừa bán, có gì đâu mà mang công mắc nợ.
Tiếp nữa là chuyện thưởng Tết – đó là khoản thưởng cho 1 năm ĐÃ QUA – nhân viên đã cống hiến hết mình vì sếp, vì công ty. Đó là điều họ xứng đáng được nhận chứ thưởng Tết có phải là lấy trước của năm sau đâu mà coi nó như thứ “ân huệ” được sếp phân phát cho mọi người.
Giả sử bạn nhân viên đấy, nghỉ việc trước Tết – sếp đỡ được 1 khoản tiền thì sếp có cảm ơn người ta đã vì “biết ơn công ty” và khen người ta “có lòng tự trọng” không? Tất nhiên là chẳng bao giờ có chuyện đó rồi.
Sếp có cảm thấy biết ơn người ta vì cống hiến cả năm mà không cần thưởng Tết? Tất nhiên là cũng đ’ luôn. Vậy thì đòi hỏi gì hơn ở người lao động?
Đứng trên góc độ quản lý thì đây là vấn đề cần xử lý nếu nó tồn tại trong nhiều năm chứ không phải “than thở” để kêu gọi lòng trắc ẩn của những người có ý định nghỉ việc. Đừng kể lể: “Anh phải đi vay lãi để thưởng cho các em” – đó là chuyện của anh, “các em” chỉ mong anh thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Còn thưởng ít thưởng nhiều là do anh tự đánh giá tình hình công ty mà quyết định chứ “các em” có được ý kiến gì đâu.
Vậy nên mong sếp đừng nói 2 chữ “vô ơn” – mất lòng nhau lắmmmmm.
Theo Thoa Em
Loạt phát ngôn trái chiều của các Sếp lớn Shark Tank Việt về thưởng Tết – Nhảy việc
Shark Hưng: “Nếu muốn nhảy việc đừng nghĩ đến vài đồng thưởng Tết”
Cuối năm 2020, Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group đã chia sẻ quan điểm của mình về chuyện thưởng Tết và nhảy việc. với các sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Sự kiện do Phòng Công tác Chính trị & Quản lý Sinh viên của trường phối hợp với chương trình Cơ Hội Cho Ai tổ chức.
Cụ thể, khi được hỏi rằng “Sắp Tết, có nên nhảy việc không hay đợi thưởng?”, Shark Hưng thẳng thắn cho rằng chuyện nhảy việc không phụ thuộc vào thưởng Tết. Theo Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, nếu muốn nhảy việc thì đừng nghĩ đến vài đồng tiền thưởng :
“Cái này thì không phải phụ thuộc vào thưởng đâu. Nếu các bạn đã muốn nhảy việc rồi thì quan trọng là các bạn đã có việc khác tốt hơn chưa? Không nên vì vài đồng tiền thưởng, nếu bạn đã muốn đi rồi thì thưởng không quá quan trọng.
Nếu bạn cố gắng để có thưởng, kéo dài thời gian thì có thể nhận phải những đánh giá là thực dụng quá. Hãy quyết định vì những yếu tố khác, không nên ở lại hay ra đi vì tiền thưởng”.
Shark Phú: “Thưởng Tết không đạt được kỳ vọng, họ sẽ tìm đến những môi trường làm việc mới, đấy là suy nghĩ thông thường”
Tương tự Shark Hưng, Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse cũng từng phân tích về chuyện tiền thưởng nói chung và làn sóng nhận thưởng Tết xong mới nghỉ việc nói riêng.
Theo Shark Phú, thưởng khác với lương, nó xuất phát từ phần vượt trội hơn trong kết quả làm việc. Nếu không thì chính bản thân người chủ đã trích một phần lợi ích của mình để thưởng cho bạn.
Vì vậy Shark Phú cho biết: “Không chỉ phải làm đúng, làm đủ, làm tốt, chúng ta còn phải làm hơn những gì đã cam kết thì mới có nguồn để thưởng. Đây là điều mà cả người lao động và người làm chủ cần hiểu rõ để đảm bảo cân bằng cho cả 2 bên”.
Với làn sóng nghỉ việc sau Tết, Shark Phú cho rằng tiền thưởng Tết là giọt nước tràn ly khiến cho nhân viên đi đến quyết định nghỉ việc: “Người ta cố gắng chịu đựng 1 – 2 tháng nữa để nhận thưởng cuối năm rồi họ sẽ chuyển đổi công việc.
Nguồn cơn khi họ thay đổi công việc không phải do thưởng Tết mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác tích lũy trước đó.
Có thể trong quá trình làm việc hàng ngày, môi trường, văn hoá, chế độ chính sách của công ty đã gây ức chế với họ. Cộng thêm thưởng Tết không như kỳ vọng nên họ quyết định ra đi. Thưởng Tết chỉ là giọt nước làm tràn ly còn phần chính nằm ở chỗ khác”.
Để tránh tình trạng tiền thưởng Tết của nhân viên không được như kỳ vọng, Shark Phú cũng đưa ra một cách giải quyết cho các sếp.
Chủ tịch HĐQT Sunhouse khuyên công ty nên trích lập quỹ khen thưởng ngay từ những tháng đầu tiên trong năm để cuối năm có nguồn chi trả: “Tôi biết nhiều công ty không trích lập quỹ khen thưởng, cuối năm thấy bảo phải chi ra hàng chục tỷ để khen thưởng sẽ rất xót ruột. Người chủ lúc ấy thường không muốn thưởng nhiều, muốn cắt giảm khoản thưởng của nhân viên, từ ấy tạo ra xung đột giữa hai bên”.
Shark Phú lý giải, do nhu cầu chi tiêu, dùng tiền vào cuối năm tăng cao nên ai cũng mong chờ thưởng Tết để có thể bù vào. Còn về chuyện nhân viên nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết, Shark Phú cho rằng đó chỉ là “giọt nước tràn ly”.
Theo quan điểm của Shark Phú, nguồn cơn khiến nhân viên thay đổi công việc không phải do thưởng mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác tích lũy trước đó.
Có thể trong quá trình làm việc hàng ngày, môi trường, văn hoá, chế độ chính sách của công ty đã gây ức chế với người lao động. Cộng thêm thưởng Tết không như kỳ vọng nên họ quyết định ra đi.
Để tránh tình trạng này, Shark Phú cũng đưa ra một cách giải quyết cho các sếp. Chủ tịch khuyên công ty nên trích lập quỹ khen thưởng ngay từ những tháng đầu tiên trong năm để cuối năm có nguồn chi trả cho người lao động.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Vừa trả thưởng Tết chưa đầy 1 tuần, tôi đã nhận 2 lá đơn xin nghỉ việc: Thất vọng như bị phản bội, Nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết là vô ơn?
- Gửi đến mấy bạn hở chút là đòi nghỉ việc: Ai cũng có thể bị thay thế, làm việc chuyên nghiệp thì cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp!
- Vì sao không nên cố làm thân với sếp? Thân thiết với sếp có thể khiến các quyết định công việc thiếu khách quan?