Mới đây trên trang cá nhân, Shark Bình, chủ tịch Nexttech đã có quan điểm: Đời người có 2 việc nhất định không thể bỏ lỡ: 1 là Khởi nghiệp khi còn trẻ, 2 là “tự do kép” khi về già.
Khởi nghiệp khi còn trẻ
Hiện nay, khởi nghiệp đã và đang là vấn đề thời sự của đất nước, đặc biệt đối với thanh niên. Năm 2016, Chính phủ đã chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp và đang triển khai những chính sách lớn để thúc đẩy phát triển khởi nghiệp.
Riêng đối với trẻ tuổi, việc khởi nghiệp không chỉ có ý nghĩa với mỗi người mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của đất nước.
Shark Bình là một trong những doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Ông hiện giữ chức chủ tịch HĐQT của NextTech Group – tập đoàn ѕở hữu nhiều thương hiệu ᴄông nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo…
Từ nhỏ, ông Bình đã có niềm đam mê với công nghệ. Vì thế, sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông đã theo học ngành công nghệ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngay khi còn là sinh viên, ông đã đạt được rất nhiều giải thưởng lớn trong cuộc thi công nghệ như Trí tuệ Việt Nam, Vifotec, Tài năng tin học trẻ… Ngoài ra, ông Bình còn có bằng thạc sỹ trường Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản) về ngành tin học đô thị.
Năm 19 tuổi, shark Bình đã thành lập công ty riêng trên nền tảng Internet đầu tiên mang tên PeaceSoft với số vốn 2 triệu đồng. Đây là một trong những startup công nghệ đầu tiên của Việt Nam chuyên gia công phần mềm.
Năm 2003, ông Bình tham gia Net Booking, hội thảo lớn nhất dành cho giới kinh doanh châu Á. Tại đây, với vai trò là ông chủ của PeaceSoft (tiền thân của NextTech), ông Bình đã nắm bắt 5 phút quý giá và mời chào thành công nhiều nhà đầu tư.
Sau 7 năm hoạt động, ông Bình đã quyết định chuyển PeaceSoft sang mô hình thương mại điện tử. Ông thành lập trang thương mại điện tử Chodientu.vn và trở thành đối tác của eBay – một tập đoàn lớn của Mỹ.
Tuy nhiên, thời kỳ “hưng thịnh” của PeaceSoft nhanh chóng qua đi khi Lazada, Shopee tấn công thị trường Việt Nam. Năm 2016, PeaceSoft tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn để tham gia vào điện tử hóa thương mại với tổng doanh số bán lẻ lên đến 110 tỷ USD/năm. Ông Bình đổi tên PeaceSoft thành tập đoàn NextTech.
Từng được ví như “Alibaba của Việt Nam”, Tập đoàn NextTech từng được bầu chọn là 1 trong 10 công ty có ảnh hưởng đến sự phát triển Internet của Việt Nam. Cùng với đó, Chủ tịch NextTech cũng đã được nhận hơn 30 giải thưởng lớn về kinh doanh công nghệ.
Hiện nay, Tập đoàn NextTech có hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính và dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. Mục tiêu tương lai của NextTech là trở thành tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.
Bên cạnh thành công kể trên, Tập đoàn NextTech còn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi nhất hiện nay như: ứng dụng gọi xe thông minh FastGo, giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, ví điện tử di động VIMO.vn…
Năm 2016, ông Bình đã quyết định đầu tư thêm dự án Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY. Đây là học viện đào tạo công nghệ chất lượng cho trẻ em đầu tiên ở Việt Nam.
2. Tự do kép khi về già
Theo Shark Bình, “Tự do kép” bao gồm 2 vế: Tự do TÀI CHÍNH và tự do về THỜI GIAN.
Vế thứ nhất, tự do tài chính tức là luôn có đủ tiền chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt, giải trí và sở thích trong mức độ mong muốn.
Vế thứ hai, tự do thời gian tức là có quyền sử dụng quỹ thời gian của mình theo nhu cầu và sở thích mà không ảnh hưởng đến vế thứ nhất.
Trên thực tế, “tự do kép” nói trên chỉ có thể đạt được khi bạn đã tích lũy được một khối tài sản hoặc quỹ tài chính đủ lớn và biết sử dụng các công cụ đầu tư để gia tăng giá trị nhằm mang lại nguồn thu nhập thụ động mà không phải dành quá nhiều thời gian, như Shark thường hay nói vui là “đi ngủ tiền cũng về”.
Trước đây, trong một bài phỏng vấn, shark Bình đã chia sẻ quan điểm: “Thực ra tôi nghĩ ở Việt Nam ai có tài sản tầm 10 triệu đô đã là vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa rồi”.
“Thực ra bây giờ có 1 tỷ đô tôi cũng không biết phải làm gì. Tôi không biết làm gì với nó bởi vì mình đã vượt qua ngưỡng tự do tài chính từ lâu rồi để mình có thể đi ăn, tiêu, đi du lịch hay mua sắm bất kỳ cái gì cũng được rồi. Tất nhiên trừ những cái quá xa xỉ tầm thế giới thì mình chưa có nhu cầu hoặc chưa nghĩ đến thôi.
Thực ra tôi nghĩ ở Việt Nam ai có tài sản tầm 10 triệu đô đã là vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa rồi. Quan trọng là lúc đó họ sẽ chuyển hóa mục tiêu lên một tầm cao hơn là để lại di sản, công trình gì cho xã hội. Mình đã để lại di sản gì cho xã hội rồi thì 1 tỷ đô hay 100 triệu đô nó chỉ là thước đo về di sản mà mình đã để lại thôi”, ông Bình thành thật chia sẻ thêm.
Ngoài lý do tiền chỉ là thước đo giá trị di sản để lại cho xã hội, doanh nhân này còn tin tưởng mỗi người có một thiên mệnh riêng dù ông khẳng định mình không phải là người mê tín.
Là người đã đủ kinh nghiệm cuộc sống lẫn kinh doanh, Chủ tịch NextTech lấy ví dụ rằng có những người làm nỗ lực vất vả cả đời nhưng không đủ may mắn. Thế nhưng có những người làm việc không phải quá nỗ lực, tất nhiên để thành công thì ai cũng phải giỏi và họ cũng giàu hơn rất nhiều so với người nỗ lực cố gắng kia.
“Tôi không phải là người mê tín nhưng tôi nghĩ rằng ai cũng có một số phận, ai cũng có một thiên mệnh riêng. Mình không có số thì muốn cũng không được. Mình có số chẳng nghĩ đến thì tiền cũng rơi vào đầu. Con số 1 tỷ đô nghĩ đến hay không, đối với tôi cũng chẳng để làm gì.
Nói tóm lại là mình cứ làm rồi nó sẽ đến thôi, mình có số thì nó đến. Đừng nghĩ đến nó. Nếu có nghĩ thì nghĩ đến những cái tác động mình muốn để lại cho đời thì mới quan trọng”, ông Bình kết luận.
Quan điểm này của chủ tịch NextTech xuất hiện từ cách đây khoảng 5 năm trong 1 buổi họp cuối năm của tập đoàn. Khi nhìn thấy những người trẻ sôi nổi đưa ra mục tiêu cho các công ty trong hệ sinh thái vào top doanh nghiệp nghìn tỷ, chục nghìn tỷ, ông cảm thấy rất vui vì đã truyền được cảm hứng cho họ về việc làm giàu bằng công nghệ.
“Nếu đặt ra mục tiêu tỷ đô thì mình phải tự làm nhưng nếu mình đặt mục tiêu giúp đỡ cho hàng trăm người như thế thì anh em sẽ giúp mình có tỷ đô”, doanh nhân Nguyễn Hòa Bình vui vẻ chia sẻ.
Thế nào là tự do về thời gian? Tôi cho rằng, đó là khi bạn có quyền tự chủ chi phối thời gian, lúc nào cũng có thể thực hiện một chuyến du lịch nói đi là đi, “thích là nhích”, chỉ cần xách ba lô lên và đi.
Muốn có được tự do về thời gian, điều này không dễ, ít nhất bạn phải có một nền tảng kinh tế nhất định, dẫu sao thì sống ở đời, hiếm có thứ gì là không cần tới tiền. Có tiền, bạn có thể “đi làm vì đam mê”, có thể dùng tiền đổi lấy tự do về thời gian, không có tiền, bạn vì mưu sinh, sẽ phải dùng thời gian đi đổi lấy tiền bạc.
Chúng ta làm việc cho người khác là đang dùng thời gian đi đổi lấy tiền, còn việc kiếm được bao nhiêu, thì còn phải xem giá trị của bạn tới đâu, giá trị của bạn càng cao, thời gian của bạn càng đáng tiền, và bạn sẽ càng tới gần hơn với cảnh giới tự do về thời gian.
Thời gian, ai trong chúng ta cũng có, trông thì tưởng miễn phí, trông thì tưởng thuộc về bản thân, nhưng đôi khi, bạn sẽ phát hiện ra, thời gian của bạn, căn bản không thuộc về bạn, ít nhất là một giai đoạn thời gian nào đó, nó không hề thuộc về bạn.