Theo nhận định của chuyên gia, trong 10 năm tới nhà và tiền mặt sẽ mất giá, Cất tiền mặt chẳng khác gì “ném tiền qua cửa sổ”.
Hiện tại, phần lớn mọi người có hai cách để tích lũy tài sản. Thứ nhất là cất giữ trong ngân hàng, chủ yếu là tiền mặt; thứ hai là chọn mua nhà và đầu tư, để tài sản gia đình được bảo toàn, hoặc thậm chí là sinh lời…
Đối với loại phương pháp này, phương pháp thứ hai chắc chắn được lựa chọn nhiều nhất, đó là mua nhà và đầu tư để bảo toàn giá trị, sau đó để sẵn một khoản tiền mặt nhỏ để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp.
Hiện tại, cách tiếp cận này đã lỗi thời hơn nhiều so với trước đây.
Cất tiền mặt chẳng khác gì “ném tiền qua cửa sổ”
Đầu tiên phải nói đến tiền mặt hiện nay không thể tránh khỏi thực tế ngày càng ít giá trị.
Tại sao tiền mặt lại mất giá? Lý giải cho câu hỏi này có thể gói gọn trong một câu: “Khi cung tiền quá nhiều, tiền sẽ ngày càng mất giá”. Nhiều người có thể không hiểu vì sao lại như vậy. Để hiểu rõ hơn có thể lấy một trường hợp cụ thể như sau.
Ví dụ tổng số tiền chỉ có 10.000 đồng trong khi còn 1.000 mặt hàng, giá của 1.000 mặt hàng này là 10 đồng một món. Nhưng nếu tổng số tiền bây giờ là 20.000 đồng mà hàng hóa vẫn là 1.000 như cũ, khi bạn muốn mua hàng, bạn phải trả thêm đến 20 đồng.
So sánh với trước đây, có thể thấy rõ được thực tế này. Chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn nhưng song song bên cạnh đó, giá cả cũng leo thang, nên dù có rất nhiều tiền, cuộc sống cũng chưa chắc đã tốt hơn là bao.
Có thể nói, đối với tiền mặt, mất giá là chuyện rất bình thường. Vì vậy việc giữ toàn bộ số tiền mặt trong tay là một lựa chọn không hề khôn ngoan, cất tiền mặt đồng nghĩa với việc chờ tài sản của mình từ từ mất giá.
Nhà đất không còn là cách đầu tư khôn ngoan
Đối với việc đầu tư bằng cách mua nhà, chắc chắn trước đây là một hướng đi rất tốt, nhưng hiện tại, thị trường bất động sản đã có những biến động lớn. Vì trước đây giá nhà đất tăng rất nhanh nên sau khi đầu tư và mua nhà thì sau hai năm đợi giá tăng lên có thể thu lợi nhuận từ đó.
Nhưng hiện tại, giá nhà ở đã rất cao, điều này có thể thấy được từ tỷ lệ giá nhà trên thu nhập. Cái gọi là tỷ lệ giá nhà trên thu nhập là tỷ lệ giữa tổng giá nhà ở của một gia đình với thu nhập khả dụng của hộ gia đình đó.
Hiện nay, đặc biệt tại các đô thị, các chung cư có giá rất cao chưa nói đến nhà đất. Theo tính toán, nhiều gia đình thậm chí phải mất hơn 20 năm mới có đủ tiền mua một ngôi nhà, với điều kiện không chi tiêu thêm bất cứ khoản nào khác.
Vì vậy, hiện tại, đầu tư vào một căn nhà là điều không nên, rủi ro khi đầu tư mua nhà lớn hơn trước rất nhiều, lợi nhuận thu về cũng giảm so với trước đây. Một chủ tịch ngân hàng cũng đã thẳng thắn nói rằng: “Nhà và tiền mặt sẽ mất giá trong 10 năm, và bạn sẽ cảm thấy an toàn khi cầm trên tay hai thứ”.
Hai điều bạn nên nắm chắc trong tay
1. Công nghệ tiên tiến
Trong xu thế ngày nay, để không bị bỏ lại phía sau, chúng ta phải bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Đây là lựa chọn hàng đầu, vì công nghệ có thể được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống. Nhiều người có trình độ học vấn khác nhau, nhưng điều đó không thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận những thứ mới mẻ.
Ngày nay có rất nhiều cách để có thể làm ra tiền bằng công nghệ. Nếu bạn thành thạo một lĩnh vực nhất đinh, bạn hoàn toàn có thể thoải mái vui chơi mọi lúc mọi nơi, ít nhất không phải lo lắng về công việc và thu nhập của bản thân bị bấp bênh như trước đây.
2. Tư duy tài chính khôn ngoan
Hiện nay, quản lý tài chính không chỉ dùng để mua nhà. Trong xã hội có rất nhiều phương pháp quản lý tài chính nhưng hầu hết mọi người mới chỉ biết đến mua nhà và đầu tư. Bởi trước đây, đầu tư mua nhà tương đối đơn giản, tỷ suất sinh lời rất cao.
Nhưng hiện tại, nếu bạn muốn đầu tư, bạn vẫn cố gắng chọn những cổ phiếu, quỹ và các phương pháp khác.
Nhưng không nhất thiết phải đầu tư hết tiền vào một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể phân chia hợp lý việc bản thân giữ trong tay bao nhiêu tiền, đầu tư vào quản lý tài chính là bao nhiêu…
Bằng cách này, khi bạn cần tiền gấp, bạn có thể có đủ tiền mặt trong tay. Nhiều người sẽ nói lựa chọn quản lý tài chính kiểu này mạo hiểm, nhưng mua nhà cũng có rủi ro.
Khi lựa chọn đầu tư, tốt nhất là nên lựa chọn an toàn và không nên quá sa đà vào việc tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, nếu không sẽ rất dễ hao hụt tiền của.
Vì sao lại nói “Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay”
Nguyên nhân để có câu chuyện ngân hàng “Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay” có lẽ xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của xã hội. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ rằng những người nghèo khó khăn vất vả, tích nhặt được đồng nào là chỉ biết đi gửi tiết kiệm đồng ấy. Họ không dám đầu tư, không dám kinh doanh để sinh ra thêm lợi nhuận.
Điều này, đúng chỉ một phần vào một thời điểm nào đó mà thôi. Nhu cầu kiếm thêm tiền là có thật ở tất cả các đối tượng, khi mà nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên. Vì ngay khi họ đi gửi tiết kiệm tiền cũng là một dạng đầu tư rồi. Ngân hàng sẽ trả lãi cho số tiền mà họ đã gửi.
Người giàu thường ngược lại, thông thường họ sẽ vay ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để kinh doanh đầu tư phát triển. Có thể họ không thực sự giàu có nhưng chính nhờ những khoản vay ngân hàng mà họ trông thật thành đạt và sang trọng.
Chính điều đó sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của họ. Kinh doanh tốt họ sẽ nhanh chóng trả được cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nhưng thực chất, kinh doanh nào cũng có hạn chế vì những rủi ro tiềm tàng. Vì vậy, việc trả được tiền vay cho ngân hàng hay không lại là chuyện chưa thể xác định ngay được.
Như vậy, cả người giàu hay người nghèo đều có mục đích sử dụng đồng tiền của mình dựa vào thực tế của cuộc sống. Họ sẽ chọn cách mà họ cho rằng phù hợp với mình nhất.
Gửi tiết kiệm – chuyện không của riêng ai
Các chuyên gia đã khẳng định, tiết kiệm tài chính là một trong những cách quản lý tài chính thông minh và hiệu quả. Tại sao lại như vậy? Với số vốn nhàn rỗi từ 1 triệu đồng là bạn đã có thể bắt đầu gửi tiết kiệm ở các ngân hàng rồi. Số tiền gửi tiết kiệm sẽ sinh lãi cho bạn chứ không chỉ có “nằm yên” một chỗ.
Như vậy, hiểu đơn giản, gửi tiết kiệm là đầu tư sinh lời. Đây cũng được coi là một hình thức kinh doanh tài chính hiệu quả.
Đối với những cá nhân có số vốn nhàn rỗi lớn, khi biết tính toán, bạn hoàn toàn có thể nhận được lãi suất tiền gửi khá lớn. Các ngân hàng có nhiều gói gửi tiết kiệm với mức lãi suất được áp dụng cho từng gói sản phẩm khá hấp dẫn.
Hơn nữa lãi suất tiết kiệm tiền gửi giữa các ngân hàng đang khá cạnh tranh nên lợi ích của khách hàng gửi tiết kiệm được đảm bảo khá nhiều.
Người giàu lại thích vay mượn – chủ động biến mình thành con nợ để tiền đẻ ra tiền
Đại đa số mọi người đều nghĩ rằng chỉ ai không có tiền, túng thiếu mới hay đi vay mượn. Còn những người giàu có, nhiều tài sản thì sẽ gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, tội gì phải vay mượn trả lãi cho cực. Song, thực tế lại cho thấy, người càng giàu có, càng thành đạt thì lại càng tiêu tiền mượn từ ngân hàng, chủ động biến mình thành con nợ.
Đơn cử như Mark Zuckerberg – tỷ phú nắm trùm “đế chế” Facebook với khối tài sản đứng top thế giới cũng là một dân thích vay mượn. Năm 2012, khi mua căn hộ 6 triệu đô ở California, vị đại gia này đã chọn hình thức vay thế chấp trong 30 năm để thanh toán.
Với số tài sản gấp trăm ngàn lần giá trị căn nhà, búng tay một phát là mua đứt được ngay, tại sao Mark Zuckerberg phải chọn ôm nợ 30 năm? Song, thật ra đây lại là “mánh khóe” giúp cho Mark Zuckerberg ngày càng giàu hơn.
Mượn nợ cách nào mới “tiền đẻ ra tiền”?
Trước tiên, cần phải phân biệt rõ ràng 2 loại nợ là nợ tốt và nợ xấu. Nợ xấu có thể hiểu là những khoản vay vượt quá khả năng thanh toán, không tạo ra giá trị hay đẻ ra tiền mà còn khiến người mượn khổ sở thắt eo buộc bụng gồng lãi. Còn khoản nợ xấu hay gặp nhất là nợ mua sắm, nợ tín dụng, nợ chi tiêu cá nhân… V
ề phần nợ tốt, đây cũng là tiền vay mượn phải trả lãi nhưng là loại có thể đẻ ra tiền, giúp bạn nhân số dư tài khoản lên nhanh chóng. Các khoản nợ tốt thông dụng nhất có thể kể đến nợ mua nhà, nợ đầu tư, nợ đòn bẩy cho việc kinh doanh…
Về bản chất, dù là nợ tốt hay nợ xấu thì đều là tiền vay mượn, có lãi suất. Sự khác biệt của 2 loại nợ này không nằm ở bản chất của chúng mà là ở tư duy người vay tiền.
Nếu những người mắc phải nợ xấu thường là các con nghiện mua sắm, tiêu nhiều hơn kiếm và luôn trong tình trạng túng thiếu, vay bên này đắp bên kia để qua bữa thì những người có nợ tốt lại thuộc đối tượng ngược lại. Họ đa phần đều là người giàu có, tài sản tích lũy khổng lồ và có việc làm ăn, kinh doanh, đầu tư vững chắc.
Việc vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc mua ngay và phải trả thuế cho nó. Không giống như tiền lương và tiền công, các khoản vay đều không bị đánh thuế. Người giàu sẽ tận dụng ưu điểm này để có thể sử dụng khoản tiền đó mua những thứ mình.
Bên cạnh đó, họ sử dụng tài sản của mình để kiếm được lãi nhiều hơn để trải cho khoản nợ lãi suất thấp. Như vậy, khoản nợ đó sẽ trở thành “bàn đạp” đạp để kiếm được nhiều hơn.
Còn về lý do chọn thời hạn vay lâu, gồng lãi hàng chục năm là vì người giàu luôn muốn vay được càng nhiều tiền càng tốt và muốn trả các khoản vay càng chậm càng tốt. Điều đó giúp cho số tài sản họ đang có được dùng vào nhiều mục đích hơn như kinh doanh, mua thêm bất động sản, đầu tư mở rộng sản xuất…
Cứ thế, dòng tiền của họ hình thành một chu kì khép kín và không ngừng tạo ra của cải. Lãi ngân hàng lúc này chẳng còn đáng là bao so với số dư liên tục tăng lên gấp nhiều lần của họ.
Sau cùng, nợ nần không phải là điều xấu. Ngược lại nếu bạn có tư duy đầu tư, có trách nhiệm với tài chính cá nhân của mình, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu vay mượn để tạo ra nhiều của cải, tiến dần đến tự do tài chính. Còn nếu bạn không có kiến thức, chỉ muốn có tiền thỏa mãn các thú vui hay sĩ diện của bản thân, hãy cẩn trọng với các khoản nợ.
Tổng hợp: Nhịp sống kinh tế, Finance Yahoo!, BBC News, Timo