Bạn tiêu xài tiền bạc mà không để ý đến việc phải quản lý tài chính cụ thể khiến bản thân luôn “rỗng túi”? 7 bước sau đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính khoa học, tránh phung phí tiền bạc.
Bước 1: Xác định ngân sách
Bạn cần quản lý tài chính bằng cách liệt kê các nguồn tiền đầu vào (lương, thu nhập ngoài…) trên cơ sở định kỳ theo tháng hay khoảng thời gian bạn xác định.
Bước 2: Quản lý tài chính bằng cách xác định quy tắc phân bổ cho 3 nhóm chính
Nhóm 1: Chi tiêu thiết yếu cố định phải trả
Chi tiêu thiết yếu cố định phải trả (hóa đơn điện, nước, tiền xăng xe, tiền học của con cái, tiền thuê nhà…) Hãy xem lại các hóa đơn, lịch sử chi tiêu các khoản phải chi này. Chúng sẽ giúp bạn đưa ra con số bạn mong muốn trong tương lai.
Nhóm 2: Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (Tiết kiệm, quỹ khẩn cấp) Tiết kiệm bao nhiêu là đủ? Rủi ro nào sẽ xảy ra? Hãy trả lời câu hỏi: Những rủi ro nào là khẩn cấp? chi phí trung bình xảy ra rủi ro đó ở môi trường sống là bao nhiêu?
Cộng chúng lại và nhớ phải đảm bảo sự tối giản các trường hợp, đừng phức tạp hóa vấn đề và đừng gượng ép bản thân một khoản tiết kiệm quá lớn, hãy để bạn có không gian để thích nghi với thời gian.
Khoảng chi phí dự phòng dao động từ 10% đến 15% được coi là mức tối ưu, sau thời gian thử nghiệm từ 2 đến 3 tháng nếu thấy mình có khả năng hãy tăng dần lên.
Nhóm 3: Chi phí tùy ý
Chi phí tùy ý (mua sắm, giải trí…) Bạn có thể cắt giảm các hóa đơn ở nhóm này. Bởi nó không phải là hàng hóa thiết yếu, đôi khi bạn mua chỉ vì bạn thích ở một thời điểm nhất định. Hãy mạnh dạn đưa ra một con số thấp hơn hiện tại.
Bước 3: Tính toán dự tính chi cho hiện tại
Hãy liệt kê ra các đầu mối chi bên trong các nhóm, các đầu mối chi này nhân số với số chi dự kiến để ra được tổng dự chi của mỗi nhóm
Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2
– So sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi, bất kỳ chi tiêu nào bạn đắn đo nên bỏ hay giữ thì chính thứ đó bạn cần cắt bỏ.
– Hãy cố gắng giảm chi tiêu tùy ý vì nó không cần thiết như bạn nghĩ.
Bước 5: Cắt giảm lệ thuộc vào thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng cung cấp các tiện ích, đặc quyền riêng rất hấp dẫn và vô tình đưa chúng ta vào bẫy. chi tiêu khó kiểm soát hơn nhiều so với khi sử dụng tiền mặt, phí phát sinh mà không nhận ra và nợ quá mức có thể dẫn đến chi tiêu ít kiểm soát hơn. Mọi người rất dễ bị cám dỗ khi dùng chúng. Khi chi tiêu hãy cố gắng sử dụng chúng ít nhất số lần và số tiền có thẻ.
Bước 6: Tìm cách để tiền của bạn sinh lời
Chi phí dự phòng là chi phí bạn sẽ ít khi dùng tới. Một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người đều quên ngoài việc tiết kiệm, dự phòng là làm cho khoản tiết kiệm được hoạt động. Lạm phát theo thời gian làm triêt tiêu sức mua của đồng tiền. Do đó, tiền nên được đầu tư bù lại khoản giá trị bị giảm và luôn nhớ rằng nó phải sẵn sàng được rút khi bạn cần.
Bước 7: Tuân thủ quy tắc, linh hoạt trong chi tiêu
Tuân thủ luật chơi và kỷ luật bản thân sẽ giúp bạn từng bước chinh phục kế hoạch quản lý tài chính này.
Hãy linh hoạt cho bản thân trải nghiệm và đừng vôi vàng thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn. Có rất nhiều cách mà bạn có thể bạn tìm đọc được qua báo chí, bạn bè.
Hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
Có rất nhiều cách mà bạn có thể bạn tìm đọc được qua báo chí, bạn bè. Hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
Theo: Tài chính tiêu dùng
Xem thêm bài liên quan
- Dấn thân vào kinh doanh sớm, bài học tôi thấm suốt đời: Càng tập trung vào túi tiền cá nhân, càng ít có cơ hội thành công dài hơn
- 4 loại tiền tuyệt đối đừng tiết kiệm nếu không muốn nghèo suốt đời
- Quy tắc quản lý tài chính cá nhân “Siêu việt” 50-20-20-10: Áp dụng ắt sẽ đạt được sự giàu có và thịnh vượng trong tương lai!