Khi bước chân vào làm việc ở một doanh nghiệp nào đó, hầu hết điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến đó là công ty có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không vầ những lợi ích mà công ty có thể mang lại cũng như là môi trường làm việc của họ thế nào. 8 yếu tô sau đây sẽ giúp rất nhiều doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp của mình.
1. Nhân tài coi trọng “Chất lượng đội ngũ lãnh đạo”
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động – việc làm, mỗi doanh nghiệp cần xác định những đặc trưng mà doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng để thu hút và giữ chân nhân tài một cách hiệu quả nhất. Những lãnh đạo tại doanh nghiệp là yếu tố mà người khảo sát quan tâm hàng đầu khi lựa chọn ứng tuyển hoặc gắn bó với một công ty lâu dài. Chi tiết hơn, người khảo sát cũng chỉ ra rằng, đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt và có khả năng tạo ra sự gắn kết giữa mọi người chính là những lãnh đạo trong mơ của họ.
Trong đó chân dung “đội ngũ lãnh đạo chất lượng” được xác định bởi hai yếu tố quan trọng nhất là: Tầm nhìn truyền cảm hứng, chiến lược rõ ràng (45,9%); gắn kết nhân viên tốt (45%).
2. Văn hóa và giá trị cốt lõi
Ở góc độ văn hóa và giá trị cốt lõi doanh nghiệp, đa phần ứng viên coi “Công bằng, tôn trọng”, “đáng tin cậy, rõ ràng”, “tác phong làm việc chuyên nghiệp” là 3 điều họ kỳ vọng cao nhất trong doanh nghiệp.
Rất nhiều người quan tâm nhất đến yếu tố “Công bằng, tôn trọng”. Xếp sau đó là những yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều như: “Được công nhận và khen thưởng”, “cởi mở, thân thiện”, “tinh thần làm việc đội nhóm”, “sáng tạo và năng động”, “đa dạng, gắn kết và hòa nhập”… Nhân viên có xu hướng lựa chọn những môi trường làm việc mà họ được tôn trọng, đáng tin cậy, được trao đổi rõ ràng và thể hiện được sự chuyên nghiệp trong quy trình làm việc.
3. Phúc lợi nhân viên
Vượt qua lương, thưởng, bảo hiểm và trợ cấp được người lao động đánh giá là quan trọng nhất trong yếu tố “Phúc lợi nhân viên”. Ba yếu tố được đa số người khảo sát mong chờ nhất khi đi làm đó là “Các loại bảo hiểm và trợ cấp” – chiếm 50,9%; “thu nhập hấp dẫn trong tương lai” – 46,8; “công việc được đảm bảo ổn định” – 42,8%. Điều này chứng tỏ chế độ bảo hiểm, mức thu nhập hấp dẫn và ổn định tại nơi làm việc và một cơ hội việc làm ổn định lâu dài là những yếu tố luôn được người tìm việc đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một công ty.
4. Chất lượng công việc cuộc sống
Trong nhóm “Chất lượng công việc và cuộc sống”, gần một nửa người khảo sát cho rằng “Môi trường làm việc an toàn, không tai nạn” của nơi làm việc chính là yếu tố được ưu tiên cao nhất với 46,2% lựa chọn. Bên cạnh đó, những yếu tố khác cũng chiếm được sự quan tâm cao là “Cơ sở vật chất đầy đủ, hỗ trợ quá trình làm việc” – 33,2%, “khối lượng công việc hợp lý” – 32,9%, “chương trình chăm sóc sức khỏe và thể chất tốt” – 32.4%.
5. Uy tín doanh nghiệp
Ứng viên luôn tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp trước khi ứng tuyển, nhận việc. Doanh nghiệp có uy tín không? Thương hiệu doanh nghiệp có phổ biến, được biết đến rộng rãi?Nếu là một ứng viên có trình độ cao, họ luôn tìm đến những tổ chức, doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực. Họ sẵn sàng bỏ qua những doanh nghiệp có điều tiếng không tốt trong công việc, xử lý khiếu nại khách hàng hay nhân viên không thỏa đáng….
6. Cơ hội phát triển
Cơ hội phát triển, thăng tiến, lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cũng là những điều được ứng viên quan tâm khi làm việc. Ứng viên có nhu cầu được công nhận những nỗ lực, đóng góp của họ, mong muốn có cơ hội học tập thêm kiến thức, kỹ năng mới và sự thăng tiến khi đạt thành quả trong công việc.
7. Tuyên dương và khen thưởng
Những nhân viên giỏi luôn luôn nỗ lực làm việc để được ghi nhận. Vì thể, ở khía cạnh quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nhận ra điều đó, thực hiện việc tuyên dương và khen thưởng những nhân viên làm việc tốt kịp thời để tạo động lực làm việc cho nhân tài và giúp làm hình thành “văn hóa ghi nhận cống hiến”. Điều này cũng giúp làm tăng uy tín cho doanh nghiệp, thu hút nhân tài về đầu quân và làm đòn bẩy để nhân viên nỗ lực làm việc tốt hơn nữa.
Tóm lại, cả 7 yếu tố này đều có những ý nghĩa nhất định. Chúng là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian văn hóa, tính chất vật lý, xã hội nảy sinh từ yếu tố nhân sự và cả khả năng thích với công việc. Hơn hết, cả ba đã góp phần xây dựng nên cái gọi là văn hóa của công ty, những hoạch định cụ thể về việc phát triển chiến lược nhân sự đồng thời thực hiện các mục tiêu thu hút, đào tạo và giữ chân các nhân tài.
Tạp Chí Doanh Nhân
Xem thêm bài liên quan
- Sếp công ty công nghệ bật mí về hệ thống chấm “điểm cầu tiến” đổi ra ngày phép, phần thưởng cho nhân viên để hướng tới mục tiêu 10 000 nhân sự
- Thuật dùng người của người trí tuệ: Thứ 3 là năng lực, thứ nhì là thái độ, vậy thứ nhất là gì? – Dù sếp hay nhân viên cũng nên đọc 1 lần!
- CEO Lê Bá Thông: Nếu sáng thức dậy không muốn đi làm nữa, liên tiếp như vậy trong 1 tuần, hãy nộp đơn xin nghỉ việc ngay!