Từ Jordan Belfort – Sói già phố Wall, người đã từng đứng trên vai rất nhiều gã khổng lồ, người đã từng thất bại thảm hại, từng ngồi tù; những bài học cần ghi nhớ để luôn vươn lên dù cuộc đời đang ở những ngày tăm tối nhất!
“The Wolf of Wall Street” – “Sói già phố Wall” là một bộ phim rất thành công, khi khán giả vô cùng ấn tượng với Jordan Belfort – nhân vật chính của bộ phim. The Wolf of Wall Street khắc họa chân thực về cuộc đời và sự nghiệp của Belfort – người khởi đầu chỉ là một anh nhân viên môi giới quèn nhưng đã trở thành chủ một công ty khét tiếng ở Phố Wall. Bộ phim còn cho khán giả những bài học quan trọng để thành công.
Làm bạn với nhân viên và họ sẽ làm mọi thứ vì bạn
Trong phim, những người làm việc cho Belfort luôn sẵn sàng hy sinh (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) cuộc đời họ cho anh. Một trong những lý do đó là văn hóa mà Belfort cùng các cộng sự đã xây dựng là cực kỳ bằng hữu.
Tất nhiên có những hậu quả rõ ràng đối với một môi trường làm việc kiểu như vậy, nhưng một lợi ích rõ ràng là các nhân viên của Belfort sẵn sàng làm mọi thứ vì anh. Belfort có mối quan hệ cá nhân vô cùng mạnh mẽ với các nhân viên của anh, đôi khi còn vượt qua khuôn khổ công việc. Điều này khiến anh được tôn trọng hơn và nhân viên sẵn sàng dâng hiến cho công ty.
Từ đây, có thể rút ra bài học quan trọng là nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, hãy chân thành đối xử với nhân viên của mình, và những gì bạn nhận được sẽ là sự hy sinh vô bờ bến của các thành viên trong công ty.
Đừng loại bỏ ai đó chỉ vì các vấn đề trong quá khứ
Belfort đã chớp thời cơ vô cùng nhanh để tuyển dụng các nhân viên dù họ có thể ở trong tình trạng “tồi tệ”. Bất chấp những hành vi sai trái hay thiếu kinh nghiệm làm việc. Khi đưa ra quyết định tuyển dụng ai, Belfort dựa vào tiềm năng và năng lực của người đó, chứ không hẳn xét trên khía cạnh về đạo đức.
Kết quả là Belfort đã thuê rất nhiều người “sai” – sai ở đây về mặt đạo đức và tư cách nghề nghiệp. Nhưng đổi lại, các nhân viên của Belfort đem lại hiệu suất công việc tối đa và cảm thấy mang ơn Belfort vì những gì anh đã đưa cho họ,
Khi tuyển dụng, chúng ta đôi khi cần nhìn về phía trước để đánh giá tiềm năng của một ứng viên, thay vì soi xét quá kỹ lưỡng quá khứ của người đó. Sau tất cả, quá khứ đã qua rồi thì hãy để quá khứ ngủ yên.
Những buổi giao lưu là cách tuyệt vời để xây dựng văn hóa công ty
Phải thừa nhận rằng các buổi “giao lưu” xuất hiện trong The Wolf of Wall Street thường không lành mạnh, nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Các nhân viên của Belfort và chính anh ta đã rơi vào những buổi thác loạn ít người dám tưởng tượng đến. Có lẽ câu “work hard play hard” đã bị hiểu rất sai trong tình huống này ở trong phim.
Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh tích cực, các hoạt động này đã tạo ra sự liên kết bền chặt giữa các nhân viên và ban lãnh đạo của công ty. Đó không phải là những buổi giao lưu và các nhân viên cảm thấy họ phải tham gia, thay vào đó là họ muốn tham gia.
Xây dựng được những buổi giao lưu ngoài công sở là điều cực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp muốn có được sự đoàn kết và nhân viên thoải mái. Dù vậy, đừng biến những sự kiện đó trở thành những buổi thác loạn như trong phim. Đôi khi chỉ là những chuyến đi nghỉ mát cùng công ty hay ra rạp xem phim cũng là những cách tuyệt vời để nâng cao tình đoàn kết nội bộ.
Cẩn thận khi hy sinh cho tiền bạc và thành công
Một điều quan trọng nữa được rút ra sau khi xem bộ phim là giá trị của hy sinh. Belfort đã trở thành người hoàn toàn khác khi tham gia Phố Wall. Cuộc đời của anh dường như thú vị hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng đổi lại, Belfort đã phải hy sinh quá nhiều.
Anh đối xử rất tệ với người thân, li dị người vợ đầu tiên để cưới một cô gái giàu có hơn, Belfort thậm chí còn dùng cả ma túy. Cuối cùng, Belfort gây tổn thương cho cả những người anh quan tâm nhất và những người quan tâm nhất đến anh.
Tiền bạc luôn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và hy sinh. Nhưng hy sinh cả sức khỏe và những người thân thì có đáng không? Chắc chắn câu trả lời là không. Do đó, chúng ta cần đưa ra những quyết định không chỉ là có lợi, mà còn là lành mạnh. Đôi khi quyết định đem lại lợi nhuận cao nhất cũng chính là thứ đòi hỏi hy sinh nhiều nhất và đắng cay nhất.
Biết buông bỏ khi đang thành công là điều tốt
Belfort đã có cơ hội lùi lại và từ bỏ con đường phi pháp và văn hóa công ty ngày càng tiêu cực hơn. Ở đỉnh cao danh vọng, Belfort có sự ổn định tài chính, và dư sức thoát khỏi các hoạt động phi pháp. Tuy nhiên, Belfort vẫn “cắm đầu” vào công việc và ngày càng sa đà vào vi phạm pháp luật. Cuối cùng lòng tham vô độ của anh khiến Belfort mất tất cả.
The Wolf of Wall Street dạy cho chúng ta bài học vô cùng giá trị về giá trị của bản thân tại công ty do mình sáng lập. Đôi khi, lựa chọn tốt nhất là lùi bước. Có thể là do mâu thuẫn cá nhân hoặc bạn không còn phù hợp với vị trí mình làm nữa. Điều này đòi hỏi bạn phải tự nhận thức rằng mình đang ở đâu và giá trị của mình cho công ty còn tốt nữa hay không.
Môi trường công ty giàu sức cạnh tranh có cả mặt lợi và hại
Một mặt, các nhân viên của Belfort làm việc cực kỳ chăm chỉ, do văn hóa làm việc giàu sức cạnh tranh của công ty. Điều này dẫn tới công ty có kết quả kinh doanh tốt và tiêu chuẩn làm việc được nâng lên.
Nhưng mặt khác, các nhân viên cua Belfort không từ bất cứ thủ đoạn nào để thành công. Họ làm những điều phi pháp và vô đạo đức. Belfort không nhận ra điều gì ngày càng tiêu cực hơn trong công ty, và dần đưa “đế chế” của Belfort vào tình huống độc hại.
Khi môi trường công ty trở nên căng thẳng, đặc biệt là có liên quan đến tiền, người ta có xu hướng đưa ra các quyết định tồi tệ, Do đó, chủ doanh nghiệp cần cân bằng giữa nỗ lực và các giá trị sống khác để giúp công ty lành mạnh hơn.
Đừng quan trọng hóa mọi thứ
The Wolf on Wall Street là bài học rất hay về cách khiến cuộc sống bớt “nghiêm trọng hơn”. Belfort và công ty của anh đưa ra nhiều quyết định “điên dại”. Họ đã trải qua những phút giây thăng hoa khi theo đuổi điều đó, nhưng cuối cùng đọng lại là một sự trả giá vô cùng lớn.
Điều hành một công ty là cực kỳ thách thức. Do đó, điều quan trọng là tận hưởng hành trình chứ không hẳn là đích đến. Liên tục nghiêm trọng hóa vấn đề chỉ làm mọi thứ khó khăn hơn.
Theo Simpleinvest
Xem thêm bài liên quan
- iPhone 16 mới ra mắt vẫn “nhàm chán” nhưng đây là “Chiến lược Thu hoạch” giúp Apple thu về cả đống tiền mỗi năm, là công ty giá trị bậc nhất thế giới
- “Đại gian hùng” Tào Tháo: Người làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi khóc lóc!
- Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tiết lộ “công thức đặc biệt” quản lý Trung Nguyên dù 5 năm lên núi ở ẩn trong 1 câu nói: Người làm sếp nào cũng nên học hỏi