“Hướng dẫn Bán lẻ” năm 2022 đã nêu bật 5 chiến lược hàng đầu mà các doanh nghiệp bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương cần theo đuổi trong năm 2022 để đặt khách hàng ở vị trí trung tâm.
Publicis Sapient vừa phát hành báo cáo mang tên Hướng dẫn Bán lẻ năm 2022, nêu bật 5 chiến lược hàng đầu mà các doanh nghiệp bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương cần theo đuổi trong năm 2022 để đặt khách hàng ở vị trí trung tâm.
Phát triển một hệ sinh thái mua sắm toàn diện
Theo nghiên cứu, những người chiến thắng trong lĩnh vực bán lẻ của năm 2022 sẽ là các doanh nghiệp xây dựng được một hệ sinh thái kết nối toàn bộ các dịch vụ có liên quan và mang lại một trải nghiệm không ngắt quãng cho khách hàng.
Điều này đặc biệt phổ biến ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi 65% người tiêu dùng đã mua các sản phẩm không-phải-là-hàng-tạp-hóa trên các nền tảng trực tuyến trong 3 tháng qua. Đặc biệt, hơn ba phần năm người Singapore (61%) và Thái Lan (69%) được dự báo sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai.
Tái định vị trải nghiệm bằng cách kết hợp mua sắm trực tuyến và trực tiếp
Trong 18 tháng qua, các nhà bán lẻ đã phải đối mặt với các đợt phong tỏa và hạn chế đi lại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử, kéo theo những thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và vai trò của các cửa hàng vật lý.
Nghiên cứu của Publicis Sapient cho thấy 61% người được hỏi ở châu Á – Thái Bình Dương đang mua sắm trực tuyến ít nhất là ở mức hàng tuần.
Tận dụng dữ liệu để phát triển thương hiệu và bán hàng
Điện thoại thông minh vẫn là thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất (63%) đối với những người được hỏi ở Singapore khi mua sắm trực tuyến, và thậm chí nhiều hơn đối với những người được hỏi ở Thái Lan (84%).
Ngoài ra, 37% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu muốn các ưu đãi dành cho họ được cá nhân hóa dựa trên sở thích chi tiêu, trong khi 31% muốn các thông tin hoặc lời khuyên mua sắm được cá nhân hóa.
Hướng tới chuyển đổi trở thành các công ty tài chính
Gần một nửa (47%) người Singapore tham gia khảo sát muốn được hưởng chính sách hoàn tiền tại các nhà bán lẻ hoặc cửa hàng mà họ yêu thích, trong khi 34% người mua sắm trên toàn cầu muốn được mua trả góp tại đây.
Từ ví điện tử đến ngân hàng, khách hàng kỳ vọng tích hợp mọi thứ trong một nền tảng duy nhất để đáp ứng cả nhu cầu tài chính và mua sắm trong mối quan hện với các nhà bán lẻ.
Tối ưu hóa lợi nhuận bằng trải nghiệm tốt hơn
Dữ liệu là chìa khóa để cải thiện trải nghiệm khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Các nhà bán lẻ cần dữ liệu về sản phẩm của họ và thông tin chi tiết về cách khách hàng mua và trả lại sản phẩm để hiểu và đáp ứng các trải nghiệm của khách hàng. Các nhà bán lẻ cung cấp càng nhiều thông tin về sản phẩm thì khách hàng sẽ càng dễ đưa ra quyết định mua hàng.
“Vào năm 2022, các doanh nghiệp phải tiếp tục tái định vị bản thân trong một thời đại bán lẻ mới, từ phát triển một hệ sinh thái, kết hợp mua sắm trực tuyến và trực tiếp, phát triển các dịch vụ tài chính, và tối ưu hóa chi phí hoàn vốn bằng cách mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng”, Guy Elliott, Phó Chủ tịch cấp cao mảng bán lẻ của Publicis Sapient, cho biết.
Nguồn: Cafeland
Xem thêm bài liên quan
- Nhờ đâu chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động thành công như vậy? – Hiểu để giúp xây dựng doanh nghiệp bạn thành công bền vững
- So găng 2 “ông lớn” WinMart+ và Bách Hóa Xanh đang thống lĩnh thị trường bán lẻ, sở hữu mạng lưới cửa hàng lớn nhất Việt Nam
- Tất tần tật về hệ sinh thái AVA của Thế Giới Di Động: 6 thành viên đủ các ngành hàng