Tỷ phú Jack Ma nhấn mạnh: “Nếu bạn đang tuổi 25, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”.
Lời khuyên “gây bão” của ông chủ Alibaba theo từng độ tuổi mà bạn chắc chắn sẽ cực tâm đắc khi nghe.
Jack Ma – người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba được biết đến là một tỷ phú tự đi lên từ hai bàn tay trắng.
Ông được biết là 1 doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng và được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong những người giàu nhất ở quốc gia này.
Và bạn có hay, trong 1 bài phỏng vấn Jack Ma đã chia sẻ những lời khuyên và vạch 1 khung phát triển chung để giới trẻ tham khảo khi muốn theo đuổi sự nghiệp của mình. Lời khuyên này được đưa ra ở từng độ tuổi (20 – 60 tuổi) mà bạn chắc chắn sẽ cực tâm đắc khi nghe.
20 – 25 tuổi – hãy trở thành 1 sinh viên giỏi và cứ sai lầm đi
Theo Jack Ma, khi 20 tuổi, bạn hãy cứ học hành cho thật tốt. Đây là khoảng thời gian bạn cần tìm một người thầy đủ giỏi để học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm cho mình.
Hãy tận hưởng khoảng thời gian này để trau dồi kiến thức và nếu có thất bại – hãy đứng lên và đừng lo lắng bất cứ điều gì cả.
“Hãy cứ sai lầm đi” – vì đó chính là những bài học đầu tiên – doanh thu quý báu cho cuộc đời của bạn.
30 tuổi: Hãy tìm cho mình 1 người sếp giỏi
Jack Ma khuyên bạn rằng, sau khi đã có được sự tích lũy kiến thức cho mình, đến 30 tuổi – hãy “theo” một ai đấy.
“Trước 30 tuổi, quan trọng không phải là theo công ty nào mà theo người sếp nào. Người sếp giỏi dạy chúng ta rất khác” – Jack Ma
Cụ thể, bạn có thể xin vào làm, trải nghiệm tại 1 một công ty nhỏ. Bởi làm trong 1 ở công ty nhỏ bạn sẽ học được cách đam mê, học cách khát khao, học cách làm nhiều việc cùng lúc. Cũng đừng quá sợ khi “ném” mình vào những công ty, môi trường khác nhau bởi mỗi ông chủ sẽ cho bạn 1 bài học quý giá.
30 – 40 tuổi: làm những gì mà bạn cảm thấy mình thực sự giỏi và thành thạo
Jack Ma cho rằng, thời điểm này bạn cần phải có những suy nghĩ rõ ràng rằng việc đó có phải thực sự là việc bạn muốn làm hay không?
Nếu bạn thực sự muốn trở thành doanh nhân – hãy làm việc cho chính mình.
40 – 50 tuổi: Tập trung vào công việc mình giỏi nhất
Tỷ phú Jack Ma khuyên bạn rằng, khi bạn 40-50 tuổi, bạn hãy tập trung toàn lực cho công việc mình giỏi nhất.
Điều đó có nghĩa là bạn nên xác định rõ ràng việc tự kinh doanh, và hiện thực hóa những gì mình giỏi nhất, đừng nên cố nhảy sang lĩnh vực khác vì… đã quá muộn rồi.
Bạn có thể thành công nhưng tỷ lệ “chết” cũng khá cao – nhưng hãy nghĩ đến việc “làm sao để tôi có thể tập trung vào những thứ tôi giỏi nhất” – Jack Ma.
50 – 60 tuổi: làm điều có thể phát triển lớp trẻ
Khi đến tuổi 50, thay vì cố công toàn lực làm việc bạn hãy dành thời gian, cơ hội để đào tạo lớp trẻ. Vì sao ư?
Vì lớp trẻ có nhiệt huyết, có sự năng động, có kiến thức và đam mê. Hỗ trợ những người trẻ tuổi kinh nghiệm, họ cũng sẽ giúp bạn làm tốt hơn việc của mình. Đầu tư vào lớp trẻ, dựa vào lớp trẻ – chắc chắn đó là con đường tốt để bạn tiến bước.
60 tuổi trở lên: Dành thời gian cho chính mình
Bạn đã dành gần như cả cuộc đời cho sự nghiệp và đây là thời điểm để nghỉ hưu rồi. Tốt hơn hết là bạn hãy để thời gian chơi đùa cùng con cháu trên bãi biển, tận hưởng ánh nắng Mặt trời và tận hưởng cuộc sống của mình.
Và bạn biết chứ, Jack Ma kết lại phần chia sẻ của mình bằng nhấn mạnh: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”.
Tỷ phú Jack Ma: ’35 tuổi mà còn nghèo là lỗi của bạn’
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định nghề nghiệp quan trọng sẽ giúp bạn thành công và không bao giờ hối hận.
Rất nhiều người trong chúng ta bị ám ảnh với việc phải làm gì để không mãi dậm chân tại chỗ, làm gì để có thể phát triển sự nghiệp mà từ đó thận trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến công việc. Song sự chần chừ, việc sợ đưa ra quyết định lại chính là điều cản trở khả năng để nắm bắt những cơ hội hiếm hoi có thể sẽ không đến với ta lần thứ 2.
Để có thể đưa ra những quyết định nghề nghiệp không bao giờ khiến bạn phải hối hận, điều đầu tiên là thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, nhìn mọi thứ từ một góc nhìn khác.
Tỷ phú Jack Ma từng nói: “35 tuổi mà còn nghèo, đó là lỗi tại bạn”. Vì vậy, thay vì ngồi ở vị trí ai cũng có thể thay thế được, hãy tự cầm lái sự nghiệp của mình. Bạn đã sẵn sàng để thay đổi để tự làm chủ cuộc sống và sự nghiệp của mình chưa?
Dưới đây là 5 bước giúp bạn đưa ra các quyết định nghề nghiệp chính xác, đảm bảo khả năng thành công:
Xác định mức độ tự tin vào năng lực của bản thân
Để biết quãng đường mình cần đi, thì trước tiên, chúng ta cần hiểu mình là ai. Vì vậy việc xác định mức độ tự tin và năng lực của bản thân có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghề nghiệp của mỗi người.
Nếu bạn tự tin rằng mình có đủ sáng suốt để đưa ra quyết định và đủ năng lực để theo đuổi công việc, thì bạn có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi công việc, tránh mất thời gian nhìn ngang ngó dọc.
Khởi nghiệp và tự đặt ra các mục tiêu sự nghiệp
Có phải bạn đang ngóng chờ một cơ hội công việc từ một tập đoàn đa quốc gia, một công ty có tiếng hay các tổ chức phi chính phủ với mức lương hậu hĩnh và đãi ngộ tuyệt vời?
Nếu câu trả lời là có, thì thực ra bạn vẫn đang chỉ là một phần trong công cuộc xây dựng “ước mơ” của người khác. Ai cũng có những bước đầu tiên, song bạn có chắc mình sẽ đi được đến nơi cần đến khi bạn không hề nắm trong tay quyền quyết định?
Glenn Richards, người thành lập nên Greencross Vets – chuỗi bệnh viên thú ý đầu tiên trên thế giới vào năm 1994 ở tuổi 26. Thời điểm đó. ông đã đặt ra cho mình mục tiêu rõ ràng về việc ngừng làm việc cho các công ty và tự sở hữu một công ty riêng. Là người đầu tiên theo đuổi mô hình bệnh viện thú y vào đầu thế kỷ 20, sau 13 năm, Greencross Vets nhanh chóng phát triển và có 130 phóng khám trên khắp Châu Đại Dương.
Khi đến một giai đoạn nhất định, nếu bạn tiếp tục chỉ đi làm cho các công ty mà không cân nhắc đến việc tự kinh doanh hay khởi nghiệp, cuộc sống sẽ trở nên rất khó khăn. Bởi lẽ theo thời gian, luôn có một bộ phận lao động mới sẵn sàng thay thế bạn.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, hãy tự đặt ra mục tiêu và xây dựng cho mình một lộ trình khởi nghiệp, để tự nắm trong tay quyền quyết định cho cuộc sống của chính mình.
Nhìn nhận sai lầm của mình như điều không thể tránh trong quá trình trưởng thành
Hãy nhìn trực diện vào những sai lầm của mình, tự đặt cho mình những câu hỏi, vì sao mình thất bại. Tuy không hề dễ dàng, nhưng việc này sẽ giúp bạn hạn chế việc lặp lại chúng trong tương lai.
Carol Dweck, tác giả cuốn sách “Tâm Lý Học Thành Công” đã nói rằng: “Những bài học bạn nhận được sau thất bại sẽ là cú hích lớn làm thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn, không đơn thuần chỉ là công việc”.
Sau khi bước ra khỏi cơn bão, hãy nhìn lại và tự hỏi mình 4 câu hỏi:
– Sau sự việc này, tôi đã nhận ra được điều gì từ con người mình?
– Tôi đã mắc phải sai lầm gì?
– Tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn như thế nào sau sự việc này?
– Nếu những thử thách tương tự xảy đến, tôi có thể giải quyết mọi việc như thế nào?
Xây dựng cho mình mạng lưới quan hệ với những người cùng chí hướng
Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình, còn đi xa bạn cần có người đồng hành. Một điều quan trọng trong việc đưa ra quyết định chính xác là bạn có cần học và tham khảo ý kiến từ những người có hiểu biết về lĩnh vực mình muốn theo đuổi.
Hãy chủ động tìm kiếm, kết nối với những người có cùng mục tiêu, tham gia các dự án cùng họ (ban đầu bạn có thể yêu cầu tham gia tình nguyện). Khi có cơ hội va chạm với những người có hiểu biết hơn mình, bạn sẽ dần nhận ra giới hạn của bản thân, mở rộng được tầm nhìn và nhìn nhận đúng hơn về khả năng của mình từ đó đưa ra những quyết định đúng hơn cho định hướng công việc.
Nhìn nhận tốc độ thay đổi của thời đại trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra, 60% ngành nghề giới trẻ hiện nay đang theo học sẽ trở nên lỗi thời trong 10 – 15 năm nữa do sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa.
Một doanh nghiệp chỉ kinh doanh thành công khi liên tục chuyển mình theo xu hướng của thị trường và xã hội, con người cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta sống cần có niềm đam mê, song cũng không thể thiếu hiểu biết về nhu cầu của xã hội về những ngành nghề sẽ cần nhiều nhân lực trong tương lai.
Trước khi quyết định theo đuổi công việc, hãy tìm hiểu tiềm năng phát triển của công việc, liệu nó có biến mất trong vài chục năm nữa khi thế giới có những chuyển biến không ngừng. Và để đáp ứng được công việc ấy, chúng ta cần có những kỹ năng, kiến thức gì mới.
Nhiều người vẫn nói con đường chúng ta đi sẽ giống như một biểu đồ hình sin, không tránh được những lúc giáng trầm. Song nếu bạn luôn chủ động tìm hiểu, tự trang bị cho mình đủ kiến thức, nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ tượng hỗ trong cuộc sống thì những quyết định bạn đưa ra từ đó cũng sẽ hướng bạn đi trên con đường bằng phẳng và nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn.
Cuộc sống bận rộn, nỗi lo cơm áo cuốn mọi thứ đi rất nhanh, 50 tuổi tôi giật mình nhận ra: Những người bạn năm ấy bỏ tôi mà đi hay vì sự thờ ơ tôi đã quên mất họ?
Nguồn: Knowol, Vulcanpost/ Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Tỷ phú Jack Ma khuyên người trẻ: 20 tuổi đi làm thuê, 30 tuổi theo đuổi đam mê và 40 tập trung chuyên môn
- 5 câu chuyện thành công kinh điển trong kinh doanh đáng suy ngẫm nhất mọi thời đại: Thành công không phải may mắn mà là quá trình không ngừng nỗ lực cố gắng
- Bí kíp từ tay trắng qua liên tiếp thất bại trở thành tỷ phú của Jack Ma: Đẹp trai không bằng “chai mặt”