Khi được hỏi ông sẽ dành lời khuyên gì tới bản thân mình khi 19 tuổi, đây là 2 điều mà vị tỷ phú nổi tiếng Bill Gates gửi cho chính mình trong quá khứ.
Hồi năm 2017, nhà sáng lập Microsoft đã tổ chức một buổi trả lời trực tuyến các câu hỏi từ người hâm mộ trên diễn đàn Reddit có tên “AMA” (Ask me anything – Hãy hỏi tôi bất cứ điều gì). Một trong những câu hỏi mà ông nhận được là: “Nếu ông muốn khuyên nhủ Bill Gates năm 19 tuổi, ông sẽ nói điều gì?”.
Đây là câu trả lời của Bill Gates: “Tôi sẽ giải thích rằng sự thông minh không phải là đơn chiều (single-dimensional) và nó không quan trọng như tôi nghĩ lúc đó. Tôi sẽ nói với Bill Gates năm 19 tuổi rằng bạn nên khám phá thế giới trước khi bước sang tuổi 40. Thời điểm đó, kỹ năng xã hội của tôi cũng chưa tốt, nên tôi không chắc là lời khuyên của mình có thể thay đổi điều đó. Có lẽ tôi cứ nên ngại ngùng và trưởng thành dần lên một cách tự nhiên”.
Một cách ngắn gọn, Bill Gates nhấn mạnh “bạn không thể thành công nếu chỉ có sự thông minh”.
Đây không phải là lần đầu tiên Gates đưa ra lời khuyên cho những người độ tuổi thanh thiếu niên. Một trong những lời khuyên tuyệt nhất của Bill Gates được đúc kết từ bạn thân và cũng là đồng nghiệp của ông – Warren Buffett: “Hãy giữ mọi thứ thật đơn giản”
Trong lần phỏng vấn với đài CNBC năm 2009, Gates từng nói: “Nhìn vào cuốn lịch của Warren Buffett, mọi thứ cực kỳ đơn giản. Nếu bạn nói chuyện với ông ấy về một mảng kinh doanh hấp dẫn, ông ấy chỉ cần biết những thứ đơn giản về cái dự án đó mà thôi. Và nếu sự việc càng đơn giản, ông ấy sẽ càng muốn đầu tư”.
Warren Buffett sẽ chọn những việc đơn giản và dễ đoán. “Sự tài tình của ông ấy là biến những việc rất phức tạp trở nên vô cùng đơn giản, và chỉ tập trung làm những thứ cho ra kết quả tốt mà thôi. Đó là cái tài của ông ấy, Warren Buffett là một thiên tài”, Bill Gates chia sẻ.
Lời khuyên sinh tồn của Bill Gates dành cho những người trẻ
Đối diện với cuộc sống là một thử thách mà bất cứ ai có khát vọng đạt được thành công đều phải chấp nhận, đó cũng là tiền đề quan trọng để nắm bắt cơ hội. Không có tiền đề này thì sẽ không có cơ sở cho con đường đi đến thành công.
1. Nguyên tắc sinh tồn của Bill Gates
Bản thân con người Bill Gates và cách nghĩ của ông đều khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu. Trong đời ông, dù là thời kỳ thơ ấu, thiếu niên hay thanh niên đều không gặp khó khăn gì, cũng không gặp phải bất kỳ trở ngại lớn nào, gia đình ông giàu có, không phải lo lắng về kinh tế.
Vậy tại sao sau khi thành công, Bill Gates vẫn không hề nhượng bộ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong lĩnh vực kinh doanh?
Thời thanh niên của Bill Gates chính là thời kỳ sau khi nước Mỹ đắm chìm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thời kỳ tầng lớp thanh niên sùng bái bộ phim “Câu chuyện tình yêu”, là thời đại nước Mỹ kiêu ngạo với việc đặt chân lên mặt trăng, kỹ thuật genes, kỹ thuật tấm chịu lửa. Trong môi trường như vậy, tâm lý cạnh tranh của Bill
Gates có được từ đâu? Ý thức về nguy cơ sinh tồn của ông đã phát sinh như thế nào? Sau khi thành lập được 2 năm, Microsoft đã gặp phải một vụ kiện nghiêm trọng, đến mức gần như đưa công ty vào mảnh đất chết.
Theo thỏa thuận đã ký giữa Microsoft và MITS, MITS phải “cố gắng hết sức” để tiêu thụ chương trình BASIC của Microsoft, còn bản thân Microsoft không được trực tiếp bán chương trình phần mềm công ty nghiên cứu được cho khách hàng.
Nhưng do chương trình này có rất nhiều ưu điểm nên đã khiến nhiều người sao chép lại mà không thông qua sự cho phép, trên thị trường đâu đâu cũng có những bản sao chép phi pháp, dẫn đến việc MITS không tiếp tục cố gắng bán chương trình nữa, việc này làm cho Bill Gates vô cùng tức giận. Ông cho rằng MITS là kẻ tiếp tay cho những kẻ sao chép.
Bởi vậy, ngoài việc phát biểu tuyên bố và cảnh cáo những kẻ sao chép trên các tạp chí điện tử trên toàn quốc, Bill Gates còn hỏi ý kiến của cha mình, cũng là một luật sư. Cha ông – dựa vào kinh nghiệm, cộng với sự hiểu biết sâu rộng của mình về luật bản quyền tài sản tri thức của Mỹ – đã cho Bill Gates những lời khuyên rất có giá trị.
Ông cho rằng, “trong tình hình trước mắt, nếu tiến hành thu hồi lại quyền tiêu thụ chương trình BASIC và khởi kiện thì khả năng thắng là rất lớn”. Đồng thời, ông còn đích thân giới thiệu cho Bill Gates một vị luật sư chuyên về bản quyền.
Roberts, ông chủ của MITS thấy tình thế không có lợi, hơn nữa, 3 năm trước công ty đã làm ăn rất phát đạt, bởi vậy đã quyết định bán lại MITS. Công ty MITS không còn tồn tại, công ty mới có tên là PERTEC, vì thế, đối tượng tố tụng đã trở thành công ty mới PERTEC.
Bill Gates và luật sư băn khoăn giữa hình thức kiện và trọng tài. Nếu theo kiện thì phải mất một khoản chi phí khổng lồ mà phí trọng tài thì lại có hạn. Thế là họ quyết định đề nghị cơ quan hữu quan của chính phủ làm trọng tài.
Điều họ không ngờ tới là, sự lựa chọn này đã kéo dài thời gian chờ đợi. Chính phủ tỏ ra do dự trước một vụ việc chưa từng xảy ra trước đó, đã mời rất nhiều chuyên gia các lĩnh vực làm cố vấn nhưng vẫn không đạt được kết quả.
Cùng lúc, trước khi có kết quả trọng tài, PERTEC từ chối việc tiếp tục ủng hộ quyền lợi cho Microsoft theo như bản hợp đồng đã ký trước đây. Như vậy, nguồn vốn chủ yếu của Microsoft đã bị cắt đứt.
Khi Bill Gates trả lời phỏng vấn của phóng viên vào tháng 10 năm 1996, ông cũng đã nhắc đến vụ kiện này. Ông nói: “Họ định làm cho chúng tôi chết đói. Họ cũng đã thử hòa giải với chúng tôi bên ngoài tòa án, chúng tôi gần như đã bị ép đến đường cùng.
Trọng tài kéo dài thời gian đến 9 tháng, cuối cùng cũng có được phán quyết. Đến khi mọi việc kết thúc, tôi phát hiện ra họ vì chuyện này đã phải dốc sạch túi mà vẫn thua.
Họ đã phải trả giá đắt cho việc coi thường hợp đồng”. Vào thời điểm nguồn vốn của Microsoft ở trong tình trạng khó khăn, Bill hoàn toàn có thể vay tiền từ quỹ của bố và người thân với tư cách cá nhân, nhưng ông kiên quyết không nhờ sự trợ giúp về tài chính từ họ.
Tuy nhiên, vụ kiện này quả thực đã khiến Bill Gates suốt đời không thể quên. Không giống với các công ty phần mềm lớn nhỏ khác của Mỹ, Microsoft chưa từng vay vốn, ngược lại, luôn cung cấp dịch vụ cho vay vốn từ tồ chức quỹ của mình.
Microsoft không nợ tiền bất kỳ ai, hơn nữa, số vốn dự trữ của Microsoft ít nhất cũng tương đương với tổng GDP của nhiều nước đang phát triển nhỏ và vừa gộp lại.
Đó là kết quả của cách thức Bill Gates đối mặt với áp lực sinh tồn. Ông đã biến nguyên tắc “Kẻ thích nghi sẽ tồn tại” thành nguyên tắc vàng trong quản lý Microsoft.
Một danh nhân đã từng nói: “Sự thể hiện đặc biệt tốt của hệ thống thần kinh thể hữu cơ có thể giúp đỡ việc quyết định năng lực biến hóa cảm giác và khả năng phản ứng nhanh. Bởi vậy, con người mới có thể sống được, thậm chí càng thêm mạnh mẽ”. Đây chính là nguyên tắc kẻ thích nghi sẽ tồn tại.
2. Phải học được cách thích nghi với cuộc sống
Thích nghi là hành động mang tính chủ động, nhưng nó có một tiền đề: phải lựa chọn. Muốn đạt được mục đích đề ra, bạn phải kết hợp khả năng và sức lực của mình để thực hiện. Học được cách thích nghi với cuộc sống, điều này còn quan trọng hơn việc chỉ biết vùi đầu vào sách vở.
Không thể phủ nhận, trong cuộc sống, có tới một nửa thời gian chúng ta chấp nhận một cách bị động những thử thách của cuộc sống.
Vì thế, chúng ta lúc nào cũng đang tìm cách thích nghi để sinh tồn, có thể chúng ta nhất thời không ý thức được tính kỳ diệu của sự thích nghi, nhưng sau khi đã đứng vững và tồn tại ở một lĩnh vực nào đó trong một thời gian rất dài, chúng ta sẽ ý thức được sự thích nghi quan trọng đến thế nào.
Để thích nghi với các vấn đề của cuộc sống, bạn cần có một ý chí kiên cường và lòng nhẫn nại bền bỉ. Điều đó cũng tương tự như việc một đứa trẻ sơ sinh phải thích nghi với thế giới sinh tồn bên ngoài cơ thể người mẹ. Thích nghi là một quá trình tiêu hao năng lực trí tuệ. Bởi vậy, trong quá trình thích nghi, chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện tích lũy và thể nghiệm tri thức.
Thích nghi phải có tính dự kiến thành công và ít khiên cưỡng. Thích nghi một các miễn cưỡng sẽ chỉ làm tiêu tốn thời gian của bạn, còn khiến bạn rơi vào tình thế khó xử. Sự thích nghi là không ngừng thay đổi.
Đôi khi một môi trường có vẻ dễ dàng sinh tồn nhưng khi thực sự sống trong môi trường đó thì lại thấy vô cùng khó khăn; ngược lại, có môi trường vô cùng khó khăn nhưng khi thích nghi được thì lại cảm thấy dễ dàng. Bởi vậy, chúng ta phải học cách nhìn thấu bản chất sự vật, sau đó xác định mục đích phấn đấu của mình.
Học cách thích nghi với cuộc sống là một quá trình tư duy sâu sắc và kỹ lưỡng. Nhất thiết không được hành động một cách mù quáng trước khi làm rõ được bản chất của sự việc ẩn sau mục đích. Quá trình thích nghi là một đề toán mà bạn buộc phải giải chính xác, thành thạo bằng 2 – 3 cách, có như thế bạn mới hạn chế được nguy cơ thất bại.
Phải làm thế nào khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn – hậu quả của việc hành động một cách mù quáng – trong cuộc sống?
Có hai cách: một là tiến nhanh rút nhanh; hai là bất chấp tất cả để tiến tới cùng, chuẩn bị để chấp nhận những khó khăn phức tạp hơn, cho tới khi cuộc sống thừa nhận sự tồn tại của bạn. Trong cuộc sống, khó khăn nào cũng có lối vào và lối ra, để giải quyết chúng, yếu tố then chốt là sự lựa chọn sáng suốt của bạn.
Không được vì hoàn cảnh sống mà gò bó ý chí sinh tồn của mình, chúng ta phải thích nghi với cuộc sống để nắm bắt lấy những cơ hội sinh tồn.
Theo Business Insider
Xem thêm bài liên quan
- 2 lời khuyên “ngàn vàng” tỷ phú Bill Gates muốn gửi tới chính mình năm 19 tuổi và mọi người trẻ trên thế giới
- 2 lời khuyên tỷ phú Bill Gates muốn gửi tới chính mình năm 19 tuổi và mọi thanh niên trên thế giới
- Tỷ phú Bill Gates: “Những năm 20 tuổi, tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi ngày nào, một ngày cũng không”