Bị sa thải khi 64 tuổi, nhưng ông Paul Tasner vẫn không ngừng học hỏi và đã tự tái tạo và khởi động lại một doanh nghiệp bao bì cho riêng mình.
Thất nghiệp ở tuổi 64
Ông Paul Tasner đã làm việc 40 năm trong ngành sản xuất, đóng gói và phân phối sản phẩm. Ở tuổi 64, Paul Tasner được gọi đến họp cùng Giám đốc điều hành của công ty sản xuất các sản phẩm vệ sinh Method. Tại thời điểm đó, ông đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc vận hành tại công ty và đó cũng là ngày cuối cùng của ông tại đây. Ông được yêu cầu nghỉ việc, ngay trước lễ Giáng sinh năm 2009.
Sau khi bị sa thải, ông đã chuyển sang làm một nhà tư vấn. Công việc mới giúp ông có tiền trang trải cuộc sống, nhưng lại khiến ông có cảm giác cuộc sống đang mất dần ý nghĩa. “Tôi muốn tạo ra một điều gì đó gây tiếng vang lớn”, ông Tasner chia sẻ. “Đó là chương cuối cùng trong sự nghiệp của tôi. Tôi không muốn kết thúc nó bằng một nốt trầm như vậy. Vì thế, tôi đã tự tạo áp lực lớn cho bản thân để tìm kiếm cơ hội thú vị đó”.
Paul Tasner, hiện 75 tuổi, nói rằng, ông luôn quan sát và lắng nghe mọi thứ xung quanh. “Nói chuyện với mọi người. Lắng nghe. Hiểu được xu hướng, đưa ra những ý tưởng từ mọi người”. Đó chính là tôn chỉ mà ông Tasner luôn tuân theo, để rồi vào năm 2011, ông cùng người đồng sáng lập Elena Olivari đã cho ra đời PulpWorks – doanh nghiệp thiết kế và sản xuất bao bì làm từ rác thải. Khách hàng của PulpWorks bao gồm cả những tên tuổi lớn như Google, Campbell’s. Bài chia sẻ về nội dung “không bao giờ là quá muộn để đổi mới bản thân” trên TED Talk của Paul Tasner thu hút tới hơn 2 triệu lượt xem.
Những ngày đầu khó khăn của Paul Tasner
Tuy nhiên, những ngày đầu gây dựng PulpWorks không hề dễ dàng, nhất là trong việc huy động vốn. “Một số người tỏ ra khá gay gắt. Họ không muốn rót tiền cho một doanh nghiệp mà người đứng đầu đã ở độ tuổi như tôi”, ông Tasner kể lại. “Ông nên nghỉ hưu, tận hưởng những ngày tháng nhàn nhã của mình”, đó là những gì họ đã nói.
Cuối cùng, ông được mời đến một cuộc gặp mặt trực tiếp với một nhà đầu tư tiềm năng. “Tôi đã nghĩ: ‘Cuối cùng thì chúng ta cũng đã có được một sự chú ý’”.Thế nhưng nhà đầu tư này lại nói với Paul Tasner rằng: khởi nghiệp là việc dành cho những người trẻ tuổi hơn, còn ông nên tận hưởng thời gian giải trí và dành cho gia đình.
“Tôi đã nói: ‘Nếu chúng ta tiến hành cuộc trò chuyện này qua điện thoại hoặc email, tôi sẽ rất bực mình và khó chịu… Nhưng vì anh đã hẹn tôi tới văn phòng và tiêu tốn mất nửa ngày quý giá của tôi, vậy cả cuộc đời này tôi sẽ luôn nhớ anh là kẻ khốn nạn như thế nào”, nhà đồng sáng lập của PulpWorks nhớ lại đồng thời cho biết khá hài, tự hào về lời đối đáp với nhà đầu tư đó.
Trong suốt những năm tháng đi làm thuê, đã không ít lần ông Paul Tasner nảy ra ý tưởng tự kinh doanh, nhưng sau đó ông luôn tự loại bỏ chúng.
“Tôi luôn lấy lý do gia đình và các nghĩa vụ tài chính, rằng tôi thực sự không thể phù phiếm như vậy,” ông Paul Tasner nói. “Nhưng thành thật mà nói, điều đó sẽ không kìm hãm được tôi. Vợ tôi sẽ luôn ủng hộ tôi. Và cuối cùng tôi nhận ra, thứ cản trở tôi chính là sự sợ hãi của bản thân.
Khi còn là một chàng trai trẻ bốc đồng, ông Paul Tasner không thể tán thành ý tưởng của bản thân, nhưng khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, suy nghĩ của ông cũng dần thay đổi.
“Nếu tôi đủ hiểu biết để quan sát phản ứng của chính mình, tôi đã biết điều này từ nhiều năm trước”, vị doanh nhân 75 tuổi chia sẻ. Khi gây dựng nhà máy đầu tiên của chính mình, ông Paul Tasner có cơ hội nói chuyện với “những doanh nhân kỳ quặc và thú vị” và lập thức cảm thấy yêu quý họ. “Họ khiến tôi nhận ra đây chính là thứ mình muốn. Lẽ ra tôi nên chú ý tới điều đó sớm hơn.
PulpWorks hiện đã hoạt động được một thập kỷ và tại nơi làm việc không ai nhắc đến tuổi tác của Paul Tasner. Bản thân vị doanh nhân 75 tuổi cũng có cái nhìn khác đi về tuổi tác của mình.
“Tôi tự hào về bản thân mình”, ông Paul Tasner khẳng định. “Vào những năm 60 tuổi, tôi không thực sự thoải mái khi nói đến vấn đề tuổi tác, kiểu: ‘Ồ, mình đã 64 tuổi rồi đấy.’ Nhưng khi bước sang tuổi 70, cảm giác khó chịu ấy không còn nữa. Tôi đã là một ông già. Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái về điều đó.”
Giải mã lý do khởi nghiệp thành công
Kinh nghiệm phong phú
Kinh nghiệm chính là “tài sản giá trị” nhất mà người trẻ không có được khi so với những quý ông 40-50. Sự thông thái luôn đi kèm với độ tuổi người đàn ông. Thực tế cho thấy rằng, ở độ tuổi 50, những thất bại vấp ngã khi còn trẻ là bài học sẽ giúp họ đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, ít rủi ro hơn khi khởi nghiệp.
Sam Taylor (63 tuổi), doanh nhân vừa nghỉ hưu tại Scotland là một hình mẫu điển hình cho việc khởi nghiệp khi đã trên 60. Trong thời gian nghỉ dưỡng, ông cùng vợ lập nên website trưng bày các tác phẩm tranh nghệ thuật. Đến nay, số lượng tranh của phòng trưng bày online đã lên đến 200 tác phẩm của hơn 30 họa sĩ đương đại, đồng thời mang về cho ông khoản lợi nhuận gấp nhiều lần so với trước kia.
Hiểu được đam mê mình đang theo đuổi
Lợi thế không thể chối cãi của tuổi 50 là bạn gần như đã khám phá mọi thứ của cuộc sống và được trải nghiệm gần hết tất thảy. Không còn nỗi mơ hồ về việc mình thích gì và muốn làm gì như tuổi trẻ nữa. Ở độ tuổi này, quý ông đã biết được động lực nào lôi họ ra khỏi giường đi làm mỗi sáng và một giấc ngủ ngon vì những việc ý nghĩa làm được trong ngày.
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
Trước khi kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ, việc gặp gỡ và bàn chuyện kinh doanh với đối tác là sự tương tác vật lý, mặt chạm mặt thật sự chứ không phải qua màn hình điện thoại. Bởi vậy, họ là những người rất giỏi trong việc tạo dựng mối quan hệ. Họ không ngại rời khỏi bàn làm việc để trò chuyện trực tiếp với đối tác kinh doanh, cũng như chủ động bay hàng vạn cây số để mặt đối mặt với những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó họ còn có được “giác quan thứ sáu” để nhận ra đâu là những hiền tài, đâu là những cộng sự tốt nhất của mình.
Mạng lưới quan hệ rộng
Sau nhiều năm làm việc và va chạm xã hội, đàn ông trên 50 đã xây dựng mạng lưới quan hệ rộng khắp và tạo dựng được nhiều đồng minh chiến lược có ích cho công việc kinh doanh của mình. Tưởng tượng xem nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, họ không cần phải quá lo lắng chạy đôn chạy đáo mà chỉ cần rà soát danh bạ, chọn một cái tên thích hợp và nhấn nút “gọi”. Mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy!
Trách nhiệm với nhân viên
Ở độ tuổi này đa phần đàn ông đều đã lập gia đình. Và khi trở thành người chủ điều hành công ty, họ thường có trách nhiệm với nhân viên của mình hơn và có thể đứng ra giải quyết nhiều vấn đề xảy ra trong công ty như lúc họ làm chủ gia đình vậy. Vì với trách nhiệm, họ sẽ làm được nhiều điều đáp ứng với nhu cầu phát triển của công ty.
Muốn thay đổi định kiến
Không bao giờ là quá muộn khi bắt đầu cho một khởi đầu mới. Paul Tasner, 66 tuổi, là kỹ sư tốt nghiệp Đại học New Jersey và có tấm bằng thạc sĩ Toán học của Đại học Boston. Hơn 40 năm làm việc ở vị trí Giám đốc vận hành cho một công ty ở San Francisco, vài ngày trước lễ Noel, Paul Tasner được gọi vào trong cuộc họp cùng ban giám đốc, và đó cũng là ngày cuối cùng của ông tại công ty.
Choáng váng vì bị sa thải đột ngột khỏi công ty mình gắn bó lâu năm nhưng điều đó không thể nào đánh gục Paul. Có mạng lưới quan hệ rộng, danh tiếng và nền tảng vững mạnh. Ông nhanh chóng xây dựng công ty của mình ở tuổi 66, Pulpworks – Công ty chuyên tái chế vật liệu. Chỉ trong vòng 5 năm, Pulpworks đã thành công tăng trưởng một cách thần kỳ với lợi nhuận gấp đôi mỗi năm. Nhưng quan trọng hơn, ông đã thực hiện được sứ mệnh của mình đó là: giảm thiểu rác thải giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Xem thêm bài liên quan
- Phân tích hành trình “hóa rồng” của tập đoàn Vingroup: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân và bài học rút ra
- Đi xin việc liên tục bị từ chối vì mắc Down, cô gái tự khởi nghiệp công ty bánh cookie cả triệu đô: Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường!
- Tỷ phú Jack Ma và lời khuyên “gây bão”: 25 tuổi cứ sai lầm đi, 30 tuổi tìm 1 người sếp giỏi, 40 tuổi làm những gì bạn giỏi