Trong khi các tỷ phú, doanh nhân thường thích chơi golf, thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại không, với ông đó là bộ môn “khó khăn””
Tuy nhiên ông lại có một sở thích mà không nhiều doanh nhân Việt đam mê.
Người giàu thường quan tâm tới những hoạt động có chất lượng và có tính chính thống – họ ít quan tâm đến thành tích xuất sắc trong những hoạt động không có tầm quan trọng.
Golf là môn thể thao luôn được đưa tin trên trang nhất của ESPN, được tài trợ bởi Rolex, có những vận động viên trị giá hàng triệu đô la, và đồng hành với những nhãn hiệu thể thao lớn. Không có nhiều lựa chọn thể thao khác dành cho những người giàu mà lại chính thống, an toàn, có những giá trị mà họ có thể khoe khoang, và có cơ hội để nổi trội.
Bởi thế Golf là lựa chọn thư giãn của rất nhiều doanh nhân, tỷ phú thế giới cho tới Việt Nam, những cái tên nổi trội phải kể tới như Donald Trump, Bill Gates, Tiger Wood, Warren Buffett hay Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Shark Đặng Hồng Anh – Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, hay Chủ tịch Tập đoàn Đông Dương Nguyễn Hồng Hải…
Thế nhưng, tưởng chừng bộ môn thể thao tưởng là lựa chọn hàng đầu của những doanh nhân nổi tiếng, thì với ông Phạm Nhật Vượng, đó là bộ môn “khó khăn” theo cách ông chia sẻ.

“Tôi thường bị công việc cuốn đi nên nhiều cái không quan tâm. Mọi người bảo đánh golf thì thích nhưng tôi thấy… khó khăn lắm. Mấy người dạy tôi đánh golf xong đều chê “anh có đánh đâu, chả tập trung gì”. Vì quả thật, “cám dỗ lớn nhất của tôi là làm việc”, người giàu nhất Việt Nam tiết lộ với Vnexpress.
Bật mí về sở thích đặc biệt ngoài công việc của mình, người đứng đầu Vingroup cho biết:
“Tôi thích tốc độ. Hồi ở Ukraine, tôi rất thích lái xe tốc độ cao, từng lái BMW 240 km/h khi 40 tuổi nhưng giờ về Việt Nam thì đường sá không cho phép”.
Cùng với đó, người giàu nhất Việt Nam tiết lộ rất nhiều về chuyện công việc, quan điểm sống cũng như cách dạy con.
Bên cạnh đó, chia sẻ về việc dạy con, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định mình chia đều cơ hội để chúng được thử sức, nhưng sẽ không thiên vị. Hiện ông có 2 con trai, 1 con gái. Riêng với con trai, bên cạnh tình thương còn có cả sự nghiêm khắc.
Cậu thứ hai hiện đang học đại học năm hai ở nước ngoài. Tuy nhiên năm qua Covid hoành hành nên trường cho nghỉ. Cậu quý tử này được tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho vào Vingroup đi làm học hỏi kinh nghiệm luôn.
Còn cậu cả thì làm việc trong tập đoàn đã lâu, nhưng cũng nhiều lần lên chức, xuống chức. Ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ:
“Trong công việc, người ngoài hay người nhà như nhau. Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi!”.
Là người làm cha, tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn để lại cho các con tình yêu thương vô bờ vến và hi vọng lớn nhất là chúng đều làm người tử tế. Ông không cầu mong con phải làm được những điều quá to tát, cũng chẳng cần “cha truyền con nối”.
Vị tỷ phú quan niệm đơn giản, nếu con không làm được hay không muốn làm thì không ép buộc. Với con đẻ hay con nuôi ông đều cư xử như vậy.

“Dùng nghèo để nuôi con trai”, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: “Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm!”
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vốn được biết được là một người khá nghiêm khắc, dứt khoát và thống nhất trong cách nuôi dạy con.
Là một tỷ phú tầm cỡ, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lại không phải là người hào phóng trong cách dạy con. Trái lại, ông vốn được biết được là một người khá nghiêm khắc, dứt khoát và thống nhất trong việc giáo dục thế hệ tương lai.
Ông không ngại chia sẻ về câu chuyện về các con mình trên VnExpress:
“Tôi có hai con trai và một con gái. Với con trai, ngoài dùng tình thương thì còn kèm nghiêm khắc, luôn tạo cho các cậu ấy những cơ hội để thử thách. Cậu thứ hai đang học đại học năm hai ở nước ngoài nhưng Covid trường cho nghỉ 1 năm, tôi cho vào tập đoàn đi làm luôn.
Nhưng trong công việc, người ngoài hay người nhà như nhau. Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi!”
Giàu có đến vậy nhưng thứ ông Phạm Nhật Vượng mong muốn để lại sau cùng cho các con không phải tài sản kếch xù mà đó là bài học làm người. Với tư cách người bố, ông không giấu giếm bản thân muốn để lại tình thương yêu vô bờ bến, và quan trọng nhất là muốn những đứa con của mình luôn là người tử tế, chứ không yêu cầu con cái phải làm “đao to búa lớn”.

“Tôi cũng không dứt khoát cứ phải cha truyền con nối. Vì nếu con không làm được hoặc không muốn làm mà mình bắt ép thì chúng khổ. Con đẻ và con nuôi đều như vậy”, ông bày tỏ. Tuỳ vào năng lực và sự yêu thích công việc của con đến đâu, ông không ép uổng con phải nối nghiệp mình.
Theo bố cùng tới buổi phỏng vấn cùng Tuổi trẻ năm 2019, “cậu cả” được bố dặn dò đưa đến gặp cùng “để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được”. Phải nói, ông Phạm Nhật Vượng luôn cứng rắn với những cậu con trai của mình.
Quan điểm dạy con khi ấy của Chủ tịch Vingroup cũng được thẳng thắn bộc lộ,các con phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện.
Ông kể, khi gia đình còn sống tại Ukraine, sân nhà rất rộng, đến mùa hè ông mua một xe gạch về đổ xuống sân. Cậu con trai đầu và mấy người bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, làm miệt mài cả mùa hè. Cô con gái út bây giờ cũng được giáo dục như vậy, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.
Tuy nhiên, những thông tin khác về gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn được giữ kín với truyền thông.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/ cafebiz
Xem thêm bài liên quan
- 10 điểm sáng trong phong cách lãnh đạo tài tình của tỷ phú Phạm Nhật Vượng để hiện thức hóa ươc mơ đem thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế
- Chuyện chưa kể về nữ doanh nhân giàu có bậc nhất Hà Thành đầu thế kỷ 20 xưa: Hào hùng nhưng cũng lắm truân chuyên
- Tiết lộ bí mật ngành học của các tỷ phú USD của Việt Nam: Tất cả đều có 1 điểm chung một ngành thi 9 điểm/ môn chưa chắc đã đỗ