Tiến sĩ Alan Phan khuyên người trẻ: “Cách chắc nhất khiến con người trở thành hèn mọn là chỉ làm đủ việc mà họ đã được trả lương để làm”
Cuối tuần, sắp xếp lại đống hồ sơ cũ, chợt tìm thấy một trang sách ghép vào một trang nhật ký, 23 năm trước. Cuốn sách không nhớ tên của Og Mandino đã làm thay đổi tư duy của Alan rất nhiều. Xin ghi lại:
“Nguyên lý này thật đơn giản. Nó ứng dụng hữu hiệu cho mọi lớp người không phân biệt tuổi tác, màu da, chủng tộc hay tôn giáo. Đó là… nếu con phải đi một dặm đường, hãy cố gắng đi hai dặm. Luôn luôn bước thêm một bước nữa.
Cách duy nhất để thành công trong bất cứ một hoàn cảnh nào, một công việc nào… là luôn luôn cố gắng vượt quá chỉ tiêu đòi hỏi nơi mình, luôn luôn dâng hiến nhiều hơn, từ sản phẩm đến dịch vụ, từ công việc đến xử thế, bất cứ trong hoàn cảnh nào.
Đây là thói quen số một của mọi người thành công. Cách chắc nhất khiến con người trở thành hèn mọn là chỉ làm đủ việc mà con đã được trả lương để làm.
Đừng nghĩ rằng nếu con cho đi nhiều hơn con nhận là con bị lừa gạt. Giống như một quả lắc, con càng kéo về một phía thật xa, quả lắc sẽ dao động qua chiều đối diện gấp chục lần lực đẩy. Nếu ngày nay, con không nhận được phần mình, để càng lâu, phần của con sẽ sinh sôi nảy nở gấp trăm lần.
Nếu con không chịu bước đi một bước nữa, chỉ làm vừa đủ, là con đã tuyên án cho đời con một kiếp sống hèn mọn. Luật nhân quả và thừa trừ luôn luôn tuyệt đối. Trái chín mà ngày nay con hưởng thụ đã hiện diện trong cái nhân con vừa gieo trồng ngày hôm qua. Không bao giờ sai trật.
Luôn luôn bước thêm một bước nữa.

Nếu con nghĩ rằng con đang phục vụ một tên chủ không biết điều, hãy tiếp tục phục vụ hắn. Hãy để ta làm người mang nợ của con. Và ta hứa là ta sẽ trả cho con đầy đủ… nợ càng lâu, lãi suất càng tích lũy và con sẽ thụ hưởng toàn vẹn cái tích lũy cấp số của món nợ này.
Ta không thể ban cho con sự thành công… chỉ có con là xứng đáng với trái quả mà con đã gieo trồng.
Hãy bước thêm một bước nữa.”
(Trích từ sách God Memorandum – Bản dịch: TS. Alan Phan)

Cách duy nhất để thành công trong bất cứ một hoàn cảnh nào, một công việc nào… là luôn luôn cố gắng vượt quá chỉ tiêu đòi hỏi nơi mình, luôn luôn dâng hiến nhiều hơn, từ sản phẩm đến dịch vụ, từ công việc đến xử thế, bất cứ trong hoàn cảnh nào.
Đây là thói quen số một của mọi người thành công. Cách chắc nhất khiến con người trở thành hèn mọn là chỉ làm đủ việc mà con đã được trả lương để làm.
Theo Goc Nhin Alan
“Cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi” – câu nói này của vĩ nhân Gandhi thật đúng với Tiến sĩ Alan Phan. Sinh ra vào đúng thời khắc lịch sử 1945 và ‘”sống ba đời trong một đời người” Alan Phan bình thản đi qua 70 năm cuộc đời với sự lạc quan và hướng thiện giữa muôn trùng phong ba của cuộc sống cá nhân, vận mệnh dận tộc lẫn thời thế toàn cầu.
Alan Phan có thể giàu hơn vài người và vẫn còn nghèo hơn rất nhiều người, nhưng với ông – sự “giàu có” trong cuộc đời được đo đếm bằng những lần thất bại (và đứng dậy), những người bạn (Bạn Của Alan – BCAs), những sự chia sẻ với doanh nhân, với các bạn trẻ…
Sự giàu có này có vẻ xa lạ với khái niệm thực dụng và kim tiền của thế giới kinh doanh trong hơn 45 năm lăn lộn của ông từ Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam và vô vàn những quốc gia khác.
Nhưng đơn giản Alan Phan là như vậy! Ông thật sự hạnh phúc với những những sự chia sẻ, lang thang và sự lãng tử, vốn là bản chất con người ông. Trong Alan Phan luôn có bóng dáng của một nhà hiền triết ở dưới vẻ ngoài doanh nhân, vì vậy trong từng bước đi của cuộc đời, ông luôn hướng đến sự bình yên về tâm hồn.
Lúc sinh thời, Alan Phan viết, nói và chia sẻ rất nhiều: những triết lý sống và nhân sinh quan của ông thường được truyền tải dưới ngôn ngữ và bối cảnh kinh tế, kinh doanh khiến nhiều người chỉ thấy phần “trí” mà không cảm được cái “tình”, chỉ thấy tiểu tiết ngắn hạn mà chưa nhìn rõ tinh thần của ông.
Đây cũng chính là động lực để nhóm biên dịch, những BCA cùng gia đình ông quyết tâm thực hiện quyển sách này, cuốn sách cuối cùng của một “triết gia doanh nhân” có ảnh hưởng to lớn tại Việt Nam.
Alan Phan với người trẻ
Thế hệ trẻ nhận được sự quan tâm đặc biệt của vị doanh nhân này. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã dành nhiều thời gian tới nói chuyện với sinh viên các trường đại học, cũng như có những bài viết, trả lời phỏng vấn chưa sẻ kinh nghiệm với giới trẻ.
“Đừng sợ thất bại”là lời khuyên mà ông gửi đến thế hệ trẻ trên con đường tìm kiếm sự thành công.
“Mẫu số chung giữa thời tuổi trẻ của tôi và các bạn trẻ bây giờ đó là có năng lực tràn trề, những suy nghĩ khá ngây ngô và nhiều lý tưởng rất “hoang tưởng”. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất mà ở mọi thời thế đều có là cơ hội dành cho các bạn trẻ luôn hiện diện ở khắp mọi nơi, vấn đề là họ có nhìn thấy và nắm bắt được nó hay không”.
“Còn cái khác biệt là thời bây giờ, con người ít phải âu lo về những chuyện no, đói hay chiến tranh. Thêm vào đó, cuộc cách mạng Internet đã giúp người trẻ có được những kho tàng kiến thức 24/7 với tốc độ của ánh sáng”– ông nhìn nhận.
TS Alan Phan cho rằng: “Mình có thể đổ lỗi cho ngày hôm qua nhưng không thể đổ lỗi cho ngày hôm nay và tương lai. Có thể người trẻ chưa được hưởng một nền giáo dục không tốt, họ sinh ra trong một môi trường mà sự vô cảm càng ngày càng gia tăng và đôi khi thiếu cả sự dạy dỗ đúng đắn của gia đình nhưng đó là những chuyện đã qua”.
“Ngày hôm nay là một ngày mới. Những việc mình làm hôm nay và trong tương lai hoàn toàn nằm trong tay mình, cái tư duy mới của mình phải bắt đầu từ ngay bây giờ. Và bắt đầu như thế nào thì thực tình nền giáo dục qua Internet ngày nay phong phú vô cùng. Vấn đề là lựa chọn những gì mình thích và ứng dụng triệt để trên con đường mình đã chọn”.
“Cốt lõi của vấn đề là khả năng chọn lựa và chấp nhận của các bạn. Đừng đổ thừa cho giáo dục hay cho quá khứ”.
Ông khẳng định “Cái đích đến của mỗi cá nhân đều từ bản chất riêng. Bạn muốn đi đến đâu, làm cái gì thì bạn phải tự suy xét, định đoạt và chấp nhận hậu quả. Sự thay đổi theo chiều hướng nào, việc muốn loại thải hay thu nạp cái gì thì mỗi người phải tự biết. Không ai có thể nói hay làm thay bạn được”.
