Nhiều người thường nghĩ khi chi tiền ra là tiền đã mất, nhưng tỷ phú Lý Gia Thành – người đàn ông từng giàu nhất Châu Á lại nghĩ khác, theo ông có 3 lĩnh vực mà bạn càng chi tiêu nhiều cho chúng thì bạn sẽ càng kiếm được nhiều hơn.
Là một tỷ phú nổi tiếng của Châu Á và thế giới, nhưng trong đời sống thường nhật, Lý Gia Thành là người có lối sống tương đối giản dị. Ông được mọi người vô cùng kính trọng bởi phong cách sống và những triết lý nhân sinh hết sức hướng thiện của mình.
Lý Gia Thành từng nói: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất, làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành, sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào, bền bỉ là pháp bảo của giàu sang.”
1/ Đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính bản thân mình
Ông Lý Gia Thành cho rằng: Giáo dục chính mình luôn là một quyết định đúng đắn. Bất kể hoàn cảnh của bạn có khó khăn như thế nào, hãy tìm cách học những bài học mà bạn chưa từng biết đến, dễ dàng và rẻ tiền nhất là từ những thử thách bạn gặp phải trong hiện tại. Ngay cả khi bạn phải vay mượn tiền bạc để được học thì vẫn nên đầu tư.
Đầu tư cho việc học tập và giáo dục bản thân sẽ trau dồi thêm cho bạn nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề để có thể kiếm thêm nhiều thu nhập trong tương lai hoặc trả những khoản nợ trong quá khứ.
Không những thế, khi tạo cho mình điều kiện học tập và trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức, cũng chính là tạo cơ hội cho bản thân tiếp xúc với nhiều nền văn minh tiên tiến, khám phá được nhiều điều vô cùng bổ ích trong thế giới tri thức của nhân loại.
Điều này sẽ nâng tầm nhận thức của bạn, khiến bạn được nhiều người nể trọng hơn và đặc biệt, nó sẽ mang lại nguồn kinh nghiệm phong phú để bạn có thể làm được mọi việc trong cuộc sống dễ dàng hơn.
2/ Chi tiêu cho xã hội, cho cộng đồng
Ông Lý Gia Thành từng tâm sự:”Bất kể bạn đang ở trong tình cảnh khó khăn, bất hạnh như thế nào thì vẫn luôn luôn có người khổ hơn bạn”. Do đó hãy giúp họ trong khả năng mình có thể. Đóng góp cho xã hội và cộng đồng quanh bạn là một nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi con người cần hiểu rõ và chỉ khi bạn cho đi, bạn mới được nhận lại nhiều hơn.
Chúng ta hãy đừng quên câu “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, ” lá lành đùm lá rách” . Bạn có thể chỉ cho đi một số tiền nhỏ nhưng nó thực sự có giá trị lớn với người cần nó.
Đối với những người làm sếp, hãy nhớ đừng quên thưởng cho nhân viên khi công ty bạn đang ăn nên làm ra. Hoặc khi thấy nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống, hãy đừng ngần ngại giúp đỡ họ.
Có thể, chỉ một hành động nhỏ này thôi, chính là sự khích lệ tinh thần rất lớn cho nhân viên, thôi thúc họ cống hiến nhiệt thành hơn vì công ty của bạn.
Nếu bạn không có điều kiện để đóng góp về mặt tài chính, vậy hãy cho đi những gì bạn có thể. Hãy hoàn thành công việc của bạn một cách tốt nhất, hãy hòa đồng với ông chủ và đồng nghiệp, và hãy biết ơn với những gì bạn có – chính là công việc của bạn.
3/ Cho tiền cha mẹ mình
Việc rất nên làm là thường xuyên đưa tiền cho cha mẹ bạn dù cho tình hình tài chính của họ ra sao, luôn luôn đầu tư cho sức khỏe của cha mẹ. Những “khoản tiền hiếu thảo” này là cách thể hiện tình yêu, sự biết ơn và kình trọng đối với người có công ơn sinh thành dưỡng dục ra mình.
Khi bạn gặp khó khăn vấp ngã trong cuộc sống, có thể, cả thế giới sẽ quay lưng bỏ mặc bạn, nhưng cha mẹ không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhiều gia đình sẵn sàng bán tất cả nhà cửa, ruộng vườn chỉ để có tiền nuôi con ăn học, vì vậy, đừng ngần ngại hoàn trả cho cha mẹ khi bạn đã có điều kiện, hoặc chí ít là có những đồng lương từ công việc của mình.
Nếu ngay cả với những bậc sinh thành của mình, bạn còn không đối xử tốt thì làm sao bạn có thể đối xử tốt với đồng nghiệp, mọi người xung quanh và khiến họ yêu quý để có thể giúp đỡ bạn khi sóng gió.
Những doanh nhân thành đạt nhất, những người giàu có nhất và luôn gặp may mắn trong kinh doanh là những người luôn yêu kính cha mẹ. Ngược lại, với những kẻ không hiếu kính luôn gặp những vấn đề trong giao tiếp, làm ăn, không thể thành công, không được người đời kính phục, nể nang… điều này là hoàn toàn có lý.
7 bí thuật kiếm bội tiền của “Bố già Hồng Kông” Lý Gia Thành
Theo “Ông vua không ngai” trong giới kinh doanh Châu Á, tỷ phú Lý Gia Thành luôn coi đầu tư hay kiếm tiền là việc lâu dài, thậm chí là cả đời. Và kiếm tiền đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể bốc đồng được.
Ngoài sự nhạy bén trong kinh doanh, “tượng đài” của nền kinh tế Hong Kong còn có nhiều bí mật về tài chính có thể trực tiếp truyền cảm hứng cho các thế hệ người trẻ.
1. Chú trọng đầu tư vào quản lý tài chính sau 30 tuổi
“Trước năm 30 tuổi, chúng ta phải kiếm tiền bằng sức mạnh thể lực và trí tuệ, còn sau 30 tuổi, chúng ta phải kiếm tiền bằng tiền”, Lý Gia Thành từng nói thế này.
Theo ông, sau độ tuổi 30, tầm quan trọng của việc đầu tư và quản lý tài chính sẽ tăng lên gấp bội. Việc kiếm tiền khi đó không còn quá quan trọng nữa, quản lý tiền như thế nào mới, tận dụng từng đồng tiền mình làm ra ra sao mới là điều quan trọng hơn ở thời điểm này.
Nhìn chung, tuổi 30 là giai đoạn tích lũy và phát triển của cải, lúc này quản lý hay không quản lý tiền bạc sẽ quyết định chất lượng cuộc sống sau này. Và để đạt được các mục tiêu đầu tư dài hạn, tham gia vào các quỹ đầu tư sẽ là sản phẩm đầu tư tốt hơn.
2. Trước khó khăn sau mới dễ dàng
Tỷ phú Lý Gia Thành từng đặt ra 1 bài toán như thế này. Chẳng hạn mỗi năm bạn tiết kiệm được 14.000 NDT (khoảng 500 triệu VNĐ), lợi tức đầu tư bình quân là 20%. Như vậy sau 20 năm, tài sản bạn có thể tích lũy đến 2,61 triệu NDT (9,32 tỷ VNĐ). Điều đó đó đồng nghĩa với việc nếu bạn tiếp tục giữ vững mức đầu tư và lãi suất này trong vòng 20 năm nữa, bạn dễ dàng trở thành tỷ phú.
Tất nhiên, không dễ để đảm bảo lợi tức đầu tư sẽ luôn ổn định 20% mỗi năm và đồng thời trong khoảng thời gian này, bạn phải đảm bảo không có khoản chi nào vượt quá dự toán. Điều này trông có vẻ dễ dàng, nhưng thực ra chẳng dễ chút nào.
Tuy nhiên, qua công thức này, chúng ta biết rằng ngoài việc kiên trì đầu tư dài hạn, chúng ta cũng nên chọn một số phương pháp khác dễ vận hành, để có thể kiên định với mục tiêu lớn nhất của mình.
3. Quản lý tài chính đòi hỏi phải có đủ kiên nhẫn
Lý Gia Thành tin rằng quản lý tài chính sẽ không hiệu quả nếu chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn. Muốn kiếm tiền một cách nóng vội, muốn giàu lên một cách nhanh chóng là điều không thực tế.
“Thần chứng khoán” Buffett từng nói: “Nhiều người muốn giàu lên nhanh chóng, bản thân tôi cũng không biết làm thế nào để kiếm được tiền nhanh, tôi chỉ biết kiếm tiền dựa theo thời gian”. Như vậy, cả Lý Gia Thành và Warren Buffett đều đồng quan điểm về việc nên đầu tư chứ không nên đầu cơ. Đầu tư là việc lâu dài, thậm chí là cả đời. Và quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể bốc đồng được.
4. Phải tìm cách giữ vốn
Đầu tư theo hình thức nào cũng vậy, nếu bạn đánh mất số vốn ban đầu thì cuộc đầu tư coi như đã lỗ, chứ đừng nói đến lãi. Đến cả vốn bỏ ra còn dùng hết thì bạn quản lý tài chính còn có nghĩa lý gì?
5. Dành thời gian để nghiên cứu thất bại và rủi ro
Đối mặt với thành công hay thất bại, cách nhìn nhận nó như thế nào là điều rất quan trọng. Với Lý Gia Thành, dù thành công hay thất bại thì nguyên nhân đều xuất phát từ bản thân và bạn phải chịu 100% trách nhiệm vì điều đó, không được than vãn hay trốn tránh.
Vị tỷ phú Hong Kong còn là một bậc thầy đầu tư ổn định, quan niệm đầu tư của ông là từng bước làm nên, chậm mà chắc, xem trọng việc vạch kế hoạch, đưa nguy hiểm xuống mức thấp nhất. Lý Gia Thành luôn thận trọng với từng hạng mục đầu tư, triết lý kinh doanh của ông là muốn thành công, trước tiên hãy dành 90% thời gian đi nghĩ về thất bại.
Sách lược đầu tư của ông là “hai chân đi đường”, ổn định nhưng không quên phát triển, phát triển nhưng vẫn cần chú trọng sự ổn định. Cũng chính vì vậy mà ông luôn có thể khống chế rủi ro ở tỷ lệ rất thấp, luôn có thể hóa nguy cơ thành cơ hội.
6. Làm gì cũng phải đúng phương pháp, đúng thời điểm
Các dự án của Lý Gia Thành đều có tuổi đời từ 5 đến 10 năm, không có dự án nào xuất hiện với dòng tuyên bố giờ đầu tư, 1 tháng sau sẽ kiếm được tiền hay nửa năm sau sẽ hái ra tiền.
Lý Trạch Cự – con trai của Lý Gia Thành cũng thừa nhận các dự án và công việc kinh doanh mà bố ông làm không bao giờ là ngắn hạn cả, chúng đều mất khoảng thời gian dài từ khi thành hình tới lúc cho ra lãi.
Quả thực là thế, nhiều khoản đầu tư và kinh doanh khi mới bắt đầu thoạt nhìn rất khó khăn, thậm chí khiến bạn hao tài tốn của, nói chung không được suôn sẻ nhưng sau 5-10 năm, nó lại có thể giúp bạn kiếm được rất nhiều tiền.
Từ chính những bí mật kể trên của tỷ phú Lý Gia Thành, chúng ta cũng có thể khái quát chúng thành một vài triết lý quản lý tài chính ngắn gọn như sau:
1. Tích cực biến sinh hoạt phí bình thường thành một nguồn vốn
Một người mua 50 đôi dép với giá 300.000 đồng, và bán mỗi đôi với giá 9.000 đồng ngoài sạp bán vỉa hè, tổng cộng thu về 450.000 đồng. Một người khác rất nghèo và được trợ cấp sinh hoạt hàng tháng 300.000 đồng, tất cả số tiền đó đều được dùng để mua gạo, mắm, muối.
Cùng là 300.000 đồng, 300.000 đồng phía trước đã được định giá thông qua hoạt động giao dịch và trở thành một nguồn vốn còn 300.000 phía sau không thay đổi bất cứ điều gì về giá trị, nó đơn thuần là một khoản sinh hoạt phí.
Triết lý rút ra: Ham muốn là động lực lớn nhất của cuộc đời. Chỉ những người tràn đầy khao khát làm giàu và tận hưởng niềm vui từ việc kiếm tiền trong quá trình đầu tư mới có thể biến chi phí sinh hoạt bình thường của mình thành một nguồn vốn. Đồng thời, họ cũng có thể tích lũy được nhận thức và cách quản lý vốn. Những kinh nghiệm cùng kỹ năng về vốn này sẽ giúp họ đạt được thành công cuối cùng.
2. Những năm đầu tiên là khó khăn nhất
Thực tế, khó khăn lớn nhất với những người không có tiền đang trong quá trình làm giàu là khoảng thời gian những năm đầu tiên. Có một quy luật giàu có trong trí tuệ tài chính như thế này: Với những người làm giàu từ 2 bàn tay trắng, nếu muốn kiếm 1 tỷ đầu tiên họ sẽ cần tới 10 năm, nhưng từ 1 tỷ biến thành 100 tỷ thì chỉ cần 3 năm là đủ.
Quy luật này cho chúng ta biết vì bạn đã có nhiều kinh nghiệm và vốn khởi nghiệp rồi nên bạn giống như một xe đã chạy giờ được tăng tốc, chỉ cần đạp nhẹ ga, xe sẽ vọt nhanh. 5 năm đầu tiên có thể là khó khăn nhất và những năm tiếp theo sẽ ngày càng nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Triết lý rút ra: Người không có tiền không chỉ không có vốn làm giàu mà đáng buồn hơn, họ còn không có hiểu biết về khái niệm vốn, không có kinh nghiệm và kỹ năng để quản lý số vốn đó. Nếu người không có tiền không thể biến tiền của mình trở thành một khoản vốn thì họ sẽ càng ngày càng không có tiền.
3. Khoản đầu tư giá trị nhất là đầu tư vào chính mình
Theo cách nói của một vĩ nhân, giá trị của một con người lớn hay nhỏ không dựa vào việc người đó lấy được bao nhiêu từ xã hội, mà là đóng góp được bao nhiêu cho xã hội. Tương tự như vậy, năng suất công việc không dựa vào công sức bạn bỏ ra mà dựa vào việc bạn tạo ra được bao nhiêu giá trị.
Chính vì vậy, đầu tư cơ bản nhất mà người không có tiền nên nhắm tới đầu tiên phải là đầu tư vào khả năng của chính mình.
Triết lý rút ra: Chỉ cần bạn cố gắng, năng lực làm việc càng ngày càng được nâng cao, càng ngày càng tạo ra nhiều giá trị thì thu nhập của bạn cũng theo đó mà tăng lên.
Theo Pháp luật và bạn đọc, Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Triết lý “ngược đời” của tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc càng chi nhiều tiền thì càng kiếm được nhiều tiền hơn
- Triết lý ngược đời nhưng không sai 1 từ của tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc càng chi nhiều tiền thì càng kiếm được nhiều tiền
- Triết lý để đời của tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc càng chi nhiều tiền thì càng kiếm được nhiều tiền hơn