5 năm sau khi tốt nghiệp đại học, ở tuổi 30, dường như vấn đề của hầu hết mọi người đều quẩn quanh: Công việc, nhà, xe, hôn nhân.
Một phần bởi vì trong mắt cha mẹ và người lớn tuổi, nhà, xe và hôn nhân từ lâu đã hình thành một giá trị cốt lõi ăn sâu vào tâm trí họ: sự ổn định. Đối với các bậc tiền bối, chỉ cần ổn định sẽ vượt lên tất cả, nhưng có thật thế không?
“Tuổi 30 lập nghiệp”, ở ngưỡng cửa này của cuộc đời, quan niệm về nhà, xe và hôn nhân là vô cùng cần thiết để xây dựng một tinh thần vững chãi cho sau này.
Nhà ở: là tài sản, cũng là sự ràng buộc
Thật không may, vấn đề của nhiều người hiện nay không phải là “Có nên mua nhà hay không” mà là có đủ khả năng để chịu đựng sự ràng buộc khi mua nhà hay không. Nhà cửa là tài sản, không sai, nhưng nó cũng là một sự trói buộc.
Rất nhiều người sau khi kết hôn sinh con, phong cách làm việc của họ bỗng trở nên bảo thủ và chuộng an toàn hơn. Thực ra nhà ở cũng vậy, không ít người cảm thấy trước tiên nên có nhà ở thành phố để an cư lạc nghiệp, sau đó mới suy nghĩ kỹ hơn đến chuyện trả góp hàng tháng.
Hành vi này dễ khiến con người ta hình thành tư duy của người lao động nhập cư, chỉ biết tìm cách đảm bảo thu nhập bình quân, không dám có những ý tưởng quá mạo hiểm hay cấp tiến. Nhưng đối với những người trẻ, việc thu hẹp tư duy của mình vì những khoản thế chấp không phải là điều tốt.
Hơn nữa, nếu chỉ dùng tiền để thế chấp nhà ở, đồng nghĩa với việc chúng ta đang từ chối đầu tư vào phát triển bản thân, nên nhớ rằng tiền dùng cho mục đích nâng cấp bản thân không bao giờ là thừa.
Những người trẻ mới ra xã hội không thể mua nhà trong thành phố lớn là chuyện bình thường. Nhìn từ góc độ khác, hãy tiêu tiền kiếm được một cách chính đáng, thông minh để nâng cao đời sống và tăng thu nhập trong tương lai. Chỉ có hoàn thiện bản thân khi còn trẻ mới có thể mua được một căn nhà cho riêng mình.
Xe hơi: Chưa kết hôn thì đừng mua xe!
Từ quan điểm kinh tế, chi phí xăng, phí bảo hiểm cộng với phí sửa chữa chắc chắn không thể ít hơn chi phí sử dụng dịch vụ xe công nghệ. Thế nên, điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến khi muốn mua một chiếc hơi là: “Nếu không đủ điều kiện thuê tài xế, thì tại sao phải mua xe hơi?”
Thời đại bây giờ, bạn có thể tận hưởng dịch vụ gọi xe trên điện thoại, vậy tại sao bạn phải dành thời gian tự lái xe? Đối với chúng ta, chiếc xe bây giờ giống như một văn phòng di động hơn, ta có thể gọi điện, nói chuyện công việc với đối tác, thậm chí có thể chợp mắt trên xe khi mệt.
Nhưng nếu bạn thật sự phải mua xe hơi, hãy đợi lấy vợ, sinh con đã! Sau khi kết hôn mới mua xe sẽ thuận tiện hơn cho việc đi lại của gia đình, thế nên mua xe lúc đó là chuyện dễ hiểu.
Kết hôn: Trước tiên hãy hiểu mình
Đối với những người đã ngoài 30 nhưng chưa kết hôn, có lẽ là do họ chưa hiểu tình yêu, cũng có thể là do họ chưa hiểu chính mình. Tại sao người thành thị kết hôn muộn?
Một phần là do tính di động cao của thành phố, người thành thị thường không ổn định, và không ổn định là nguy cơ số một của hôn nhân. Đừng quá tham lam, cũng đừng quá thỏa hiệp, có lẽ đây mới là cách mở đầu hôn nhân đúng đắn.
Kết hôn sớm chưa chắc đã hạnh phúc, kết hôn muộn chưa chắc đã bất hạnh. Hôn nhân là chờ đợi, bởi vì người tốt đáng để chờ đợi; hôn nhân là sự thỏa hiệp, bởi vì chúng ta không thể đảm bảo rằng mình sẽ lấy người mình muốn lấy nhất, hay người đã đúng trong quá khứ.
Khi lập thân thành công, là người có giá trị, khi đó sẽ gặp người xứng đáng với bạn. Mây tầng nào gặp gió tầng đó. Hôn nhân đúng người sẽ bền lâu, viên mãn.
20-30 tuổi được coi là 10 năm vàng của đời người: Tận dụng tốt, phần đời sau ung dung, nhàn hạ!
Độ tuổi từ 20 tới 30 là một thời kì tốt để khai thác và phát triển, vậy mà chúng ta lại đang ngồi đó và phung phí nó.
Đạo diễn James Cameron đã từng nói trong một bài chia sẻ trên TED rằng:
“Các đạo diễn trẻ thường xin lời khuyên của tôi về mảng điện ảnh. Câu trả lời của tôi là: Đừng giới hạn bản thân. Sẽ có người giới hạn bạn và vạch ranh giới cho bạn, nhưng đừng giới hạn bản thân mình. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ thua, đừng sợ mạo hiểm.”
Điều bạn phải làm là vượt qua giới hạn nhận thức của bản thân, lắng nghe ý kiến của số đông, nghe theo lời khuyên của số ít và đưa ra quyết định của riêng mình.
Chỉ bằng cách không ngừng nâng cấp nhận thức và thay đổi bản thân, bạn mới có thể sống theo cách mình muốn.
1. Làm thế nào để đối mặt với giai đoạn mất phương hướng trong cuộc sống?
Vương Tiểu Ba, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói: Khi một người còn trẻ, một trong những điều đau đầu nhất chính là phải quyết định mình sẽ làm gì trong đời?
Cứ như vậy, cách duy nhất để tìm thấy nhiệt huyết mà bạn quyết định làm trong đời là hành động và khám phá, bởi nếu bạn không hành động, bạn sẽ không bao giờ biết mình thích làm gì? Bạn muốn làm gì?
Tuổi trẻ ai cũng đều sẽ có những lúc mất phương hướng.
Nhưng xin đừng trốn chạy.
Nhà văn Tiệp Khắc, Milan Kundera từng nói:
“Đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể trốn thoát, mỗi bước chúng ta đi đều quyết định kết quả cuối cùng, đôi chân của chúng ta đang hướng đến cái đích mà chúng ta đã chọn.”
Sợ hãi là thường thái, bản thân sự thay đổi vốn dĩ đáng sợ, cuộc đời không có diễn thử, chỉ có kịp thời sửa sai mới có thể tạo ra tương lai khác.
Đạo lý ai cũng hiểu, vậy chúng ta nên làm gì tiếp theo?
Dưới đây là ba phương pháp “sửa đổi”:
Thứ nhất:
bỏ qua cái gọi là xác suất thành công.
Nếu bạn làm trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, khả năng thành công có lẽ sẽ không cao lắm.
Bạn thích kịch nghệ, nhưng bạn cũng yêu thích vẽ tranh, nhưng những người có thể dùng kịch nghệ và hội họa để kiếm sống là không nhiều.
Nếu bạn nghĩ lại về điều đó và muốn thay đổi hướng đi của cuộc đời mình, bước vào một lĩnh vực khác nào đó, nhưng cũng phù hợp với mình, vậy thì bạn cần đấu tranh chống lại các xác suất và thường thì một số xác suất là dữ liệu không liên quan, nó có thể ảnh hưởng đến bạn, hạn chế suy nghĩ và ngăn cản bạn hành động.
Sự thật là những người quan tâm đến bạn nhất sẽ không ngừng truyền cho bạn ý tưởng rằng bạn có thể chọn một lối sống an toàn hơn, họ sẽ không ngừng “tẩy não” bạn, nhưng tôi khuyến khích bạn lắng nghe tiếng nói bên trong của mình.
Khi bạn quyết định bước đi tiếp theo trong cuộc đời, xin hãy bỏ qua nỗi ám ảnh về xác suất thành công.
Bởi vì chỉ khi bạn đi ngược lại với cái gọi là lẽ thường, bạn mới có thể thực sự vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công.
Thứ hai:
Con đường sửa sai luôn đầy sợ hãi và căng thẳng, bạn sẽ có thể gục ngã bất cứ lúc nào, nhưng bạn phải học cách ôm lấy nỗi sợ hãi và căng thẳng.
Thứ ba:
Đừng dùng suy nghĩ để đưa ra quyết định, chỉ có hành động mới quyết định được tất cả.
Nếu bạn giống tôi, luôn suy nghĩ chi tiết, nghĩ về mọi tình huống, và cân nhắc mọi kết quả có thể xảy ra, điều đó không có gì là sai cả.
Nhưng trên thực tế, khi đến lúc phải đưa ra quyết định, nếu không thực sự bắt tay vào làm, bạn không bao giờ có thể dự đoán chính xác kết quả.
Chỉ khi bạn hành động, nó mới trở thành hiện thực.
2. Sự dễ dàng, có thể hủy hoại cuộc sống của bạn
Sự thoải mái, an toàn thực sự có thể hủy hoại cuộc sống của bạn, môi trường và trật tự khiến bạn thoải mái sẽ chỉ hạn chế sự phát triển của bạn, chỉ có trạng thái khiến bạn cảm thấy khó chịu mới có thể mang lại sự phát triển liên tục.
Giả sử bạn là một con cá, vậy thì môi trường là bể cá hay ao cá, sẽ quyết định liệu bạn có thể trở nên mạnh mẽ và độc lập hay không.
Tác gia Bill Eckstrom, từng là một quản lý cấp cao, ông sở hữu mức lương hậu hĩnh, tiền thưởng hàng năm, quyền chọn mua cổ phiếu, mọi thứ dường đều đang đi đúng hướng.
Nhưng vào thứ Hai, ngày 7/1/2008, chủ tịch hội đồng quản trị đã có một cuộc gặp bất ngờ với ông trong văn phòng, và cuộc gặp diễn ra rất ngắn ngủi.
Kết quả của cuộc gặp: chủ tịch hội đồng quản trị sa thải ông.
Ông sẽ không bao giờ quên ngày hôm đó, cái ngày khiến ông ngạt thở. Ông bàng hoàng rời văn phòng, về nhà, cuộn tròn người trên giường, nằm đó bất động suốt ba tiếng đồng hồ.
Mặc dù sự cố đó gây ra sự khó chịu lớn nhất mà ông từng trải qua, nhưng chính sự khó chịu này đã khiến ông từ bỏ cuộc sống vốn có trật tự và khiến ông ngày càng trở nên tốt hơn.
Vì vậy, điều khiến bạn thoải mái sẽ hủy hoại bạn và điều khiến bạn không thoải mái là cách duy nhất để bạn có thể phát triển.
Bạn phải bước vào “vòng tròn tăng trưởng” và tốc độ tăng trưởng của bạn phụ thuộc vào việc vòng tròn tăng trưởng của bạn là ao cá hay bể cá.
Bể cá có thể rất thoải mái, còn ao cá có thể có rất nhiều nguy hiểm và khó khăn.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chỉ có thể xảy ra trong trạng thái mà bạn cảm thấy không thoải mái.
3. Thứ quyết định cuộc đời bạn, không phải vận mệnh, mà là sự lựa chọn của bạn
Nhà trị liệu tâm lý lâu năm, Meg Jay đã nói trong một bài phát biểu trước những người trẻ từ 20 đến 30 tuổi rằng: Thứ quyết định cuộc đời bạn, không phải vận mệnh, mà là những lựa chọn bạn đưa ra.
20 đến 30 tuổi là khoảng thời gian bạn không nên lãng phí.
Độ tuổi từ 20 tới 30 là một thời kì tốt để khai thác và phát triển, vậy mà chúng ta lại đang ngồi đó và phung phí nó.
Không ai thẳng tiến đến trưởng thành mà không trải qua tuổi đôi mươi.
Nắm bắt giai đoạn 20 đến 30 tuổi của bản thân, đó là điều đơn giản nhất nhưng có ảnh hưởng lớn nhất mà bạn làm đối với sự nghiệp, tình yêu, hạnh phúc và thậm chí là cả thế giới của mình.
Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 10 năm trước, thời điểm tốt tiếp theo là bây giờ.
Từ 20 đến 30 tuổi, trong giai đoạn này, bạn phải không ngừng trồng cây thì sau này mới có rừng phòng hộ.
Theo Thethaovavanhoa, Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Trong khi người khác ca thán số phận, người khôn ngoan âm thầm chi tiền vào việc này: Lý do để họ ngày càng giàu hơn
- Người càng giỏi “vay mượn” thì càng dễ giàu? Tưởng nghịch lý nhưng lại là sự thật, tại sao lại như vậy?
- Sau tuổi 35 mới là thử thách lớn nhất đời người: Cái Tôi nhỏ, cái Tâm lớn; độc lập kinh tế; theo đuổi tự do trong tâm hồn