Có rất nhiều yếu tố khiến một người nhân viên gắn bó lâu năm cũng bị sa thải trong vài phút: Cả sếp và nhân viên đều nên đọc.
1. Không học hỏi thêm ngoài thời gian làm việc
Thành công = 40% quan niệm tư tưởng + 40% quan hệ xã hội + 20% năng lực chuyên môn.
Chính vì vậy, có học tập thì mới có quyền lựa chọn, không có tri thức thì không có thưởng thức. Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy của chúng ta quá chậm.
Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do chúng ta không chịu học thêm. Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, không kịp theo tiến độ của thời đại thì thời đại sẽ bỏ rơi bạn.
Tưởng tượng bạn có 2 mảnh đất, một mảnh sẽ cày ban ngày để no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai.
Mỗi tháng các doanh nghiệp mất hàng trăm triệu thậm chí tiền tỷ để trả công cho nhân viên. Bất kỳ vị lãnh đạo nào cũng không muốn số tiền đó bỏ xuống sông xuống biển khi nhân viên không phát huy được năng lực.
Chính vì vậy, nếu bạn không ngừng học hỏi, không ngừng thay đổi, nâng cao hiệu quả công việc thì đừng trách tại sao tôi gắn bó với công ty lâu như vậy vẫn phải đối diện với sự đào thải.
Hãy nhớ, ra đời, người ta dùng năng lực nói chuyện: năng lực bạn thế nào, người khác đối xử với bạn như vậy. Không có ngoại lệ!
2. Nghiện mạng xã hội, thích sống ảo
Với sự phổ biến của mạng xã hội và các phương tiện liên lạc khiến dân văn phòng bị ảnh hưởng khá nhiều.
Một chủ tài khoản chia sẻ trên diễn đàn Làm cha mẹ rằng, từ khi sử dụng mạng xã hội, mỗi ngày trên cơ quan mình dùng tới 3-4 tiếng để cập nhật thông tin và nói chuyện với bạn bè.
Câu hỏi đặt ra là trong 4-5 tiếng còn lại nhân viên đó có hoàn thành tốt công việc không? (đó là còn chưa tính thời gian làm những việc cá nhân khác).
Tất nhiên mạng xã hội và các tài khoản kết nối có vai trò rất lớn trong kinh doanh, tăng cường mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên những nhân viên nào dành quá nhiều thời gian chat và lướt mạng sẽ luôn nằm trong “sách đỏ” cần sa thải của sếp.
3. Thích chỉ đạo, làm thì chưa ra sao
Đặc điểm chính của những người này là khi có công việc thường lảng tránh, trốn nghĩa vụ hoặc luôn nói “Đó chẳng phải công việc của tôi” nếu được đề nghị giúp đỡ.
Tuy không tham gia làm việc nhưng lại thích chỉ đạo, đòi hỏi người khác làm theo ý của mình. Làm ít, nói nhiều, thể hiện mình biết tất cả mọi thứ là kiểu nhân viên bị ghét nơi công sở nhiều nhất.
(Tất nhiên cần chú ý phân biệt đặc điểm tính cách này và nhóm những người lãnh đạo trong công việc)
4. Thích đơn thương độc mã
Để đạt được thành công, mỗi công ty đều cần có sự đoàn kết và thống nhất cao giữa các thành viên.
Bạn nên biết 1+1=2 là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy. Nơi nào xây dựng được tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thị trường. Ngay cả siêu anh hùng cũng phải tập trung đông đảo mới đánh bại được k.ẻ th.ù, một mình muốn làm nên chuyện lớn là điều không thể.
Một nhân viên giỏi vừa phải có năng lực cá nhân, khả năng làm việc độc lập cao nhưng khi cần phối hợp luôn tỏ ra biết đóng góp ý kiến và lắng nghe người khác.
Những nhân viên chỉ khăng khăng làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý kiến của những người khác trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chung, gây chia rẽ nội bộ. Và các doanh nghiệp sẽ không muốn mạo hiểm chấp nhận “con sâu làm rầu nồi canh” như vậy.
5. “Nhạy cảm”, không chịu được áp lực
Người ta nói tầm nhìn định tư duy, tư duy định số mệnh. Phát sinh sự việc to nhỏ không quan trọng, cách nghĩ và cách nhìn của bạn mới là quan trọng. Bản thân sự việc không làm tổn thương bạn, mà chính cách nghĩ của bạn khiến bạn tổn thương.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc hiện tại, áp lực là gia vị không thể thiếu, luôn có những chuyện không như ý xảy đến với bạn, nếu tâm lý yếu đuối, hay tự ái, thì khó mà vượt qua kể cả chuyện nhỏ nhặt.
Người như vậy, đến câu chuyện của chính bản thân mình còn khó có thể chịu trách nhiệm và làm chủ được, thì dựa vào đâu người khác có thể tin bạn sẽ gánh vác được công việc, trách nhiệm có ảnh hưởng đến cả một đội ngũ, một doanh nghiệp.
6. Chỉ biết 1, không biết 10
Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng năm mới sẽ có nhiều ngành nghề bị đào thải. Suy nghĩ ổn định, không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất, thỏa mãn với hiện tại là cái bẫy khổng lồ.
Khi đắc ý nhất nên tìm đường lui cho mình, đừng đợi đến lúc không được như ý mới tìm đường lui.
7. So đo, tính toán, ngồi lê đôi mách
So bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽ đánh mất đi tương lai, so đo món tiền nhỏ sẽ đánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.
Hầu hết công ty nào cũng có vài nhân viên loại này. Thích ngồi lê đôi mách, nói xấu người này với người kia, đặc biệt kể xấu với Sếp để hạ bệ người cạnh tranh với mình.
Nửa trí óc của họ là để làm việc còn nửa còn lại chuyên soi các đồng nghiệp xem hôm nay họ mặc bộ gì, thái độ ra sao, có lỗi gì không.
Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.
8. Khả năng thương lượng kém
Người không biết nhẫn nhịn, hay nổi cáu, thì không thể mưu sự chuyện lớn. Chỉ người biết thương lượng trong hoàn cảnh khó khăn là người có thể đạt tới đỉnh cao.
Người không có năng lực mà lại nóng tính —> không làm nổi chuyện gì;
Người không có năng lực cũng không nóng tính —> được người khác giúp đỡ.
Người có năng lực nhưng nóng tính —> có tài nhưng không gặp thời;
Người có năng lực mà không nóng tính —> sự nghiệp phát triển thuận lợi.
9. Quan niệm lạc hậu, tri thức cổ hủ
Thực phẩm hết hạn sử dụng không thể ăn, quan niệm cũ kỹ không thể duy trì.
Thay đổi tư duy là rất khó, nhưng người ta đã nói: “Kẻ địch lớn nhất không phải là người khác mà là chính mình”. Thành công là biết phát huy được ưu điểm, thất bại là giữ khư khư khuyết điểm.
Kinh tế xã hội càng phát triển, cạnh tranh càng kịch liệt. Thuyết tiến hóa chỉ rõ: chỉ những kẻ phù hợp nhất mới có thể sống sót. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian không ngừng học tập, bồi dưỡng khả năng, rèn luyện đạo đức, bạn mới có thể nắm vững được tương lai.
10. Kiểu người hứa thì nhiều, làm thì chả được bao nhiêu
Thích đánh bóng bản thân, năng nổ nhận việc và luôn đảm bảo hoàn thành công việc ở mức độ cao nhất khi có mặt Sếp nhưng trên thực tế lại tỏ ra uể oải, không muốn làm việc, chậm trễ deadline, công việc có kết quả thấp là kiểu nhân viên không nên có trong công ty.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- Tứ thư lãnh đạo: Nghệ thuật dùng người “Bậc thầy” của Sếp giỏi để nhân viên quèn cũng thành “chiến mã”
- Làm Công ăn lương còn không xong thì đừng vội nghĩ đến chuyện Khởi nghiệp, khi mà “lượng và chất” bản thân vẫn còn chưa tích lũy đủ
- Câu chuyện kinh doanh: Làm cách nào bán được cái áo cũ rách với giá cao ngất ngưởng? – Bạn bán hàng gì không quan trọng, quan trọng là bạn bán như thế nào