Thời gian gần đây, các bạn trẻ rộ lên xu hướng “nghỉ hưu sớm” ở độ tuổi trong cho đến ngoài 30. Nghỉ hưu sớm để tận hưởng cuộc sống ư?
‘Vỡ mộng’ khi nghỉ hưu non ở tuổi ngoài 30
Thời gian gần đây, bạn trẻ rộ lên xu hướng “nghỉ hưu sớm” ở độ tuổi trong – ngoài 30.
Điển hình là chuyện cô gái Việt 27 tuổi, đã quyết định nghỉ hưu sớm với một cuốn sổ tiết kiệm chỉ hơn trăm triệu với lời chia sẻ: “Năm nay mình 27 tuổi. Tài sản trong tay là 1 chiếc xe đạp, 1 tấm thảm yoga, 1 iPad, 1 điện thoại, 1 cuốn sổ bảo hiểm xã hội mới đóng 1 năm, sách vở quần áo và tài khoản tiết kiệm hơn trăm triệu”.
Quyết định về hưu khi chưa đến 30, cô bắt đầu nhịp sống không làm việc kiếm tiền mà xoay quanh tập thiền, đi chợ, đọc sách, thêu thùa, làm bánh. Cô chọn cuộc sống không chịu áp lực tiền bạc, chậm rãi trôi.
Quyết tâm làm việc cật lực trong vài năm, tích lũy được một khoản tiền rồi “nghỉ hưu non” để tận hưởng cuộc sống dường như đang trở thành một xu hướng mới trong một bộ phận giới trẻ.
Thoát khỏi môi trường công sở với đầy rẫy áp lực, ràng buộc để sống một cuộc sống tự do, tự tại đang là mơ ước của rất nhiều người trẻ, nhưng ít ai nghĩ ngược lại rằng, phía sau sự tận hưởng “hưu non” ấy là gì?
Dưới đây là chia sẻ chân thật về trải nghiệm của một anh chàng quyết định nghỉ hưu ở tuổi 34, anh ví hạnh phúc từ việc nghỉ hưu sớm giống như cảm giác trúng vé số và không kéo dài lâu:
Nhiều người cho rằng những người trẻ tuổi về hưu là kẻ lười biếng. Cha mẹ của họ hẳn đã giúp họ, họ trúng số… Nhưng không có điều nào trong số đó đúng với tôi.
Tôi lớn lên trong một gia đình có thu nhập trung bình. Tôi đã làm việc chăm chỉ để đạt điểm cao, giành học bổng đại học. Tôi là người đầu tiên tới văn phòng và cũng là người cuối cùng rời đi.
Tôi trúng tuyển một công việc ngân hàng đầu tư với mức lương cao và kiếm được kha khá từ một số khoản đầu tư của mình. Tôi luôn sống một cuộc sống đơn giản và chăm chỉ để tích lũy tài chính.
Nhờ vậy, một ngày kia tôi có đủ nền tảng cho quyết định nghỉ hưu sớm ở tuổi 34, vào năm 2012 với khối tài sản tích lũy được giá trị ròng khoảng 3 triệu đô la, tạo ra khoảng 80.000 đô la thu nhập đầu tư mỗi năm.
Mọi người xung quanh xì xào rằng, tôi thật điên rồ khi bỏ một công việc lương cao khi còn trẻ như vậy nhưng tôi đã hoàn toàn kiệt sức và cảm thấy vỡ mộng với công việc của mình. Tôi rơi vào tình trạng khốn khổ khi làm việc trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Nghỉ hưu sớm không phải dành cho tất cả mọi người. Với cá nhân tôi, tôi không hối hận vì quyết định này. Tôi thức dậy bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi không còn phải chịu đựng những cuộc họp không có kết quả hay gặp phải những đồng nghiệp khó ưa. Tôi đã cùng vợ đi du lịch hơn 20 quốc gia, viết sách và trở thành huấn luyện viên quần vợt ở trường trung học.
Tôi được lên chức bố vào năm 2017 và dành toàn thời gian làm bố. Điều đó thật hạnh phúc nhưng tất cả vẫn không thể khỏa lấp được “khoảng trống” của việc nghỉ hưu sớm.
Một cuộc khảo sát của CompHealth năm 2017, 68% trong số 400 bác sĩ thuộc độ tuổi 55- nghỉ hưu được khảo sát cho biết họ không hào hứng với việc nghỉ hưu. Một số mối bận tâm hàng đầu bao gồm mất tương tác xã hội tại nơi làm việc, mất mục đích, buồn chán và trầm cảm.
Nhà đầu tư kỳ cựu Guru Trần Thanh Tân nhắn hỏi các bạn trẻ: “Về hưu ở tuổi 30, vậy ai sẽ xây dựng đất nước này?”
Là nhà đầu tư kỳ cựu và chuyên gia được kính nể trong giới, cũng là CEO quen thuộc nhất trong các giải thể thao đình đám, nhưng với truyền thông, ông Guru Trần Thanh Tân luôn là người kín tiếng. Tuy nhiên, chỉ sớm thôi, ông sẽ bất ngờ xuất hiện cùng những doanh nhân và chuyên gia hàng đầu để trò chuyện với giới trẻ về vấn đề tài chính cá nhân.
Chứng nhân lịch sử trực tiếp tham gia vào những giai đoạn thăng trầm của đổi mới kinh tế…
Người đàn ông ấy là một trong những người đầu tiên tham gia vào quá trình thúc đẩy và thực hiện chương trình cổ phần hóa tại Việt Nam đầu thập niên 1990. Chính các doanh nghiệp cổ phần hóa này là cơ sở đầu tiên xây dựng hệ thống hàng hóa cho thị trường chứng khoán sau này.
Ông đồng thời cũng tham gia nhóm tư vấn, đồng hành với Ngân hàng Nhà nước trong những ngày đầu nghiên cứu, thành lập và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Có cơ hội chứng kiến sự thăng trầm của thị trường những năm đầu Đổi mới, người đàn ông ấy có rất nhiều câu chuyện thú vị chưa kể.
Từ vị trí CEO của Công ty VFM (công ty quản lý quỹ nội địa đầu tiên của Việt Nam) trong gần 20 năm, cho đến vai trò Phó Chủ tịch Công ty Dragon Capital Việt Nam (Công ty quản lý quỹ có tổng tài sản quản lý lớn nhất TTCK Việt Nam), con đường ông trải qua đủ mọi cung bậc, sắc màu.
Năm 1994, ở tuổi 26, ông Trần Thanh Tân cùng vài cộng sự thành lập công ty Dragon Capital để nuôi dưỡng một “startup” non trẻ trong thị trường tài chính cực kỳ mới mẻ của Việt Nam.
Thời ấy, đó là điều không dễ dàng, bởi có những giai đoạn công ty đứng rất gần ở bờ vực phá sản vì vốn công ty sắp cạn kiệt, môi trường hoạt động cho lĩnh vực quản lý quỹ rất khó khăn.
Ông từng nhiều lần phải vay mượn tiền gia đình để trả lương nhân viên, cho đến ngày mà công ty chính thức huy động được số tiền 16 triệu USD cho quỹ đầu tư đầu tiên của công ty có tên là VEIL. Hiện nay, tổng tài sản của quỹ VEIL, một trong những quỹ đầu tư do Dragon Capital quản lý, đã tăng lên hơn 2.5 tỷ USD sau hơn 25 năm hoạt động.
Vừa qua khó khăn thì cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 ập đến, toàn bộ công ty quản lý quỹ của nước ngoài khi ấy rút khỏi Việt Nam, chỉ duy nhất Dragon Capital ở lại.
Sự kiện bất ngờ này đã để lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam một cái nhìn không thiện cảm về dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII), và cũng vì thế, việc thành lập thị trường chứng khoán đầu tiên của Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Ngay nội bộ của Dragon Capital cũng có chút hoài nghi về con đường tương lai của thị trường vốn, thị trường chứng khoán và loại hình đầu tư gián tiếp tại Việt Nam cũng như chính tương lai của bản thân mình.
Như câu chuyện về chàng Santiago trong “Nhà giả kim” đi tìm kho báu của đời mình, Phó chủ tịch DCVFM cùng với các cộng sự của mình đã trải qua hành trình dài gian nan để thực hiện giấc mơ không hề lãng mạn, thậm chí rất khốc liệt. Nhưng sự khốc liệt ấy tạo cho cả công ty những cảm hứng bất tận về lao động, về kỷ luật, về những người có hoài bão và niềm tin tạo nên những điều khác biệt.
Kín tiếng trước truyền thông, nhưng những câu hỏi tại sao….
Ở tuổi đã đạt được những thành tựu có thể an nhàn tự do với tài chính của mình nhưng ông vẫn làm việc và luyện tập thể thao miệt mài như ở tuổi thanh tân.
“Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt mỗi ngày. Cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta sự kiên trì, ý chí sắt đá, tinh thần kỷ luật và sự tập trung cao độ vào mục tiêu đã đặt ra, dù lớn hay nhỏ…
Thể thao có thể dạy cho chúng ta biết cách làm điều đó như thế nào”, ông lý giải thích về “sự điên rồ” của mình sau những cuộc đua khốc liệt như Ironman, Oceanman, Marathon Singapore, Marathon Berlin – một trong 6 giải chạy marathon danh giá nhất hành tinh… mà ở đó, ông đã thành “người thân quen”.
Tuy là một chuyên gia kỳ cựu trong giới, là CEO thi đấu các giải thể thao nhiều nhất ngành tài chính, nhưng ngược lại, với công chúng truyền thông, trước giờ ông luôn kín tiếng.
Tuy nhiên, sẽ rất sớm, vị CEO này sẽ lần đầu tiên xuất hiện trong một chương trình talkshow đặc biệt hàng tuần để trò chuyện với giới trẻ về vấn đề quản lý tài chính cá nhân. “Tôi rất trăn trở và không hiểu tại sao, gần đây, nhiều bạn trẻ mới 30 tuổi, vừa kiếm được chút tiền, đã vội nghĩ tới nghỉ hưu? Nếu nghỉ hưu, ai sẽ xây dựng đất nước này?” Hàng loạt thách thức nữa của giới trẻ như “làm thuê hay làm chủ”, “nghỉ hưu sớm là lối sống thảnh thơi an nhàn hay là vỏ bọc của sự lười nhác”, “làm sao có thể kiểm soát được kiếm tiền và tiêu tiền..” khiến ông không ngồi yên.
Những câu hỏi lớn đó là nguyên cớ để ông quyết định sẽ đến với cộng đồng, chia sẻ những trải nghiệm của mình để giới trẻ có thể trực tiếp hỏi đáp, trao đổi những băn khoăn bức bách về vấn đề tài chính cá nhân, giúp họ dần dần tự tìm cách mở ra “những túi khôn” làm giàu cho bản than và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.
Còn các bạn trẻ, được trực tiếp nghe những bậc Guru trong ngành tư vấn ý tưởng cho đồng tiền của mình, hẳn là điều may mắn! Có kiến thức về tài chính, bạn sẽ thực sự làm chủ cuộc đời mình. Hãy đón chờ!
Tổng hợp: Doanh nghiệp và tiếp thị, Dân trí
Xem thêm bài liên quan
- Này các bạn trẻ, nghỉ hưu ở tuổi 30 thì ai sẽ xây dựng đất nước này?
- Triệu phú công nghệ Hùng Đinh: Đáng sợ nhất là 35 tuổi mà vẫn nghèo, chứ không phải là 25 tuổi mà vẫn ế
- Giới trẻ đua nhau nghỉ hưu sớm, sống hưởng thụ trong khi Bầu Đức làm việc quần quật không phải vì tiền, tỷ phú Warren Buffett đã 93 tuổi vẫn làm việc không ngừng nghỉ