Ở đời, có một nghịch lý oái oăm rằng, người giàu càng thích sống “keo kiệt”, kẻ nghèo lại hay sĩ diện hào phóng. Vì sao lại thế?
Câu chuyện chứng minh câu nói “Người giàu càng keo kiệt, kẻ nghèo lại sĩ diện, hào phóng”
Vương Kiệt là một nhân viên văn phòng bình thường, tiền lương hàng tháng của anh ấy sau khi trừ đi các khoản bảo hiểm, quỹ đoàn hội,…thì về tay chỉ có khoảng 7 triệu đồng. Số lương đó sau khi về phải chi trả thêm tiền nhà, tiền điện nên cuộc sống của Vương Kiệt cũng không dư dả gì.
Tuy nhiên, Vương Kiệt lại có tư duy là “tiêu trước kiếm sau”, không những thế còn dùng tiền để mua sĩ diện cho bản thân. Trong mắt bạn bè Vương Kiệt luôn là người hào phóng, thu nhập cũng rất ổn định vì mỗi lần tụ tập bạn bè anh đều tranh trả tiền cho bữa ăn. Ấy vậy mà không ai biết được rằng, sau những lần hào phóng như vậy, là chuỗi ngày ăn bánh bao, mì gói cả tháng mà chỉ có anh biết được.
Triệu Dĩnh là một nhân viên cùng công ty với Vương Kiệt lại có hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn. Triệu Dĩnh xuất thân là con nhà nông, cuộc sống khó khăn từ bé nên anh luôn có ý chí phấn đấu để thoát khỏi cảnh nghèo. Bằng chính sự nỗ lực của bản thân anh đã đỗ vào một ngôi trường danh tiếng trên thành phố.
Cuộc sống sinh viên vừa học vừa làm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, anh đã dùng số tiền mình tích góp từ việc làm thêm thời Đại học để một xưởng sản xuất nhỏ tại quê và nhờ bố mẹ quản lý. Về phần Triệu Dĩnh tiếp tục ở thành phố làm việc chăm chỉ kiếm tiền.
Qua vài năm làm việc trên thành phố, Triệu Dĩnh đã có một đội ngũ nhỏ của riêng mình trong công ty, thu nhập hàng năm có thể lên tới vài tỷ đồng. Số tiền Triệu Dĩnh kiếm được ngoài trả những chi phí cơ bản hằng ngày thì anh còn gửi tiền về phụ giúp bố mẹ ở quê, cuộc sống của anh ấy có thể còn khá khẩm.
Tuy nhiên, một người đàn ông có tiền như Triệu Dĩnh nhưng lại luôn bị bạn bè nhận xét là rất “keo kiệt”. Bởi mỗi lần đi ăn liên hoan, anh đều đề nghị chia tiền sòng phẳng. Mặt khác, việc ăn mặc và đồ dùng của anh không có vẻ gì là một người giàu có.
Tuy bạn bè, đồng nghiệp có nhận xét anh là người thế nào thì Triệu Dĩnh cũng không quan tâm, anh ấy cũng không cảm thấy xấu hổ khi làm như vậy.
Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những người “nghèo mà hào phóng” như Vương Kiệt và ngược lại có một số người thực sự giàu lại không hào phóng và rộng rãi như mọi người nghĩ, thậm chí là keo kiệt.
Vì sao người giàu lại sống keo kiệt?
Nhiều người có thể không hiểu tại sao người giàu lại keo kiệt hơn người nghèo? Lý do cụ thể nằm ở 3 điểm sau, nếu bạn nắm bắt được bạn sẽ trở thành người giàu có sớm thôi!
Người giàu họ biết kiếm tiền và sử dụng đồng tiền
Người giàu không coi tiền là tất cả, họ chỉ cho rằng tiền là công cụ để đạt được mục đích của mình. Đưa 5 triệu cho người nghèo và người giàu, sau một thời gian, số 5 triệu trong tay người nghèo xác suất tiêu sản là rất lớn, trong khi người giàu lại nghĩ cách để 5 triệu tiếp tục sinh sôi. Muốn duy trì sự giàu có dài lâu, chỉ có thể dùng tiền đẻ ra tiền.
Thực tế không phải người giàu keo kiệt, mỗi đồng tiền họ kiếm được đều có thể mang lại cho họ nhiều tài sản hơn nữa. Muốn có được sự giàu có chỉ còn cách dùng tiền để kiếm tiền.
Đừng để bản thân mình trong lúc nghèo khó lại không tiếc tiền mà hào phóng mà hãy học theo cách của người giàu là “rộng lượng khi giàu có”
Người giàu biết rằng kiếm tiền không hề dễ dàng
Rất nhiều người giàu không phải tự nhiên sinh ra đã giàu, đã được “ngậm thìa vàng”. Họ có thể là những người phải trải qua cảnh nghèo khó, gặp nhiều thất bị khi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Vì thế, họ hiểu và trân trọng giá trị của đồng tiền, họ biết rằng kiếm được một đồng tiền không phải là điều dễ dàng.
Chính vì lẽ đó, họ thường lên kế hoạch cẩn thận hơn khi muốn dùng tiền và họ sẽ không vung tiền vào những thứ không đâu.
Trong mắt những người có tư duy hạn hẹp thì người giàu tiết kiệm là keo kiệt. Nhưng thực tế chứng minh rằng họ rất trân trọng đồng tiền, nên không muốn sống lại những ngày tháng nghèo khó và khổ sở nữa.
Người giàu biết rằng không cần phải phô bày sự giàu có
Người giàu thường không tự kiêu, họ luôn khiêm tốn thì họ biết mình chỉ là hạt cát trong đại dương bao la, núi cao còn có núi cao hơn. Ngược lại, những người nghèo lại luôn thấp thỏm, càng nghèo lại càng sĩ diện.
Vì thế, họ sẵn sàng vay tiền mua xe sang cho bằng được, sắm đồ hiệu nổi tiếng rồi vội vàng thanh toán từng khoản chi tiêu mà thực tế lớn hơn rất nhiều so với khả năng của họ.
Khi bạn giàu có không có nghĩa là coi tiền như rác, là có thể tiêu tiền hoang phí. Người giàu họ luôn hiểu rằng không cần phô bày sự giàu có với thiên hạ làm gì, cứ sống cuộc đời của chính mình là được. Sự hào phòng thực sự là lúc cần tiêu tiền không hề do dự, bận tâm về điều gì sau này.
Người càng giàu càng “keo kiệt” trong 3 chuyện đại sự
1. “Keo kiệt” với thời gian
Với người giàu, thời gian là vàng bạc, từng phút từng giây có thể được tận dụng để kiếm ra tiền. Bởi thế nên họ rất khắt khe trong việc quản lý thời gian và sẽ không để lãng phí điều đó một cách tùy tiện.
Người có tiền hiếm khi nhàn rỗi, nếu có cũng là những khoảnh khắc mà họ “chắt chiu” được trừ những lúc đầu tắt mặt tối. Họ có nhiều việc để làm và nhiều thứ để quan tâm hơn những người khác.
Họ thông minh để nhận ra giá trị vô hạn của cuộc sống trong một khoảng thời gian hữu hạn. Vì thế nên họ hết mình “tranh đấu”, ”giành giật” với dòng chảy thời gian để có thể tạo ra những giá trị riêng biệt.
Người có tiền ít khi đau đầu để nghĩ ngợi hôm nay ăn gì, xem phim gì. Thay vào đó, họ sẽ chọn đau đầu xem xét nên đầu tư vào cái gì, làm sao để tiền đẻ ra tiền. Thậm chí nếu để ý, bạn có thể thấy khi nói chuyện, người giàu cũng thường đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo mất thời gian.
Nếu bạn thấy mình vẫn đang nghèo, hãy xem xét lại cách sử dụng thời gian của mình. Thời gian với mỗi người không phải vô tận mà là hữu hạn. Do đó, nếu quan niệm thời gian rộng rãi thì đấy chính là lý do khiến bạn mãi nghèo nàn. Muốn giàu có thì đừng hào phóng thời gian của mình mà hãy trân trọng từng phút giây. Hãy làm chủ và kiểm soát thời gian để giúp bản thân phát triển hơn mỗi ngày.
2. “Keo kiệt” với những chi tiêu không cần thiết
Người tiêu tiền hoang phí sẽ không bao giờ giàu lên nổi, đó là chân lý mà người giàu nào cũng nắm rõ.
Người có tiền và làm ra tiền biết rằng tiền sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu như bạn không có kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư một cách hợp lý. Do đó, họ chỉ xuống tiền khi cần tiêu tiền và sẽ không lãng phí dù chỉ là một đồng một cắc nếu không cần thiết. Điển hình như Elon Musk, với số tài sản lên đến trăm tỷ USD, tỷ phú này dễ dàng hưởng thụ cuộc sống xa hoa muốn gì được nấy. Tuy nhiên, ông lại có tích cách đặc biệt tiết kiệm và tính toán kỹ càng trước khi bỏ tiền ra làm gì.
Nếu bạn muốn giàu có, trước hết hãy có một kế hoạch chi tiêu thích hợp cho mình để kiểm soát dòng tiền. Ngoài ra, việc thay đổi quan điểm sống về tiền bạc cũng sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Chỉ khi thay đổi suy nghĩ từ việc chi tiêu vô tội vạ thành tận hưởng những thứ sẵn có thì bạn mới thấy được những thay đổi tích cực trong tài chính của bản thân.
3. “Keo kiệt” thỏa hiệp với bản thân
Cuộc đời mỗi người không thể luôn thuận lợi và suôn sẻ, trong hành trình tiến về phía trước, ai cũng sẽ phải gặp những thất bại dù lớn hay nhỏ. Thế nhưng thái độ đối với thất bại của mỗi người lại khác nhau, điều này cũng phần lớn quyết định được vận mệnh của mỗi người.
Người nghèo sẽ muốn thỏa hiệp khi gặp nhiều vấn đề, khi gặp một chút khó khăn thì nhụt chí, đắn đo khiến mọi thứ đi lệch quỹ đạo đã vạch ra. Khi đối mặt với thất bại, họ sẽ hoàn toàn bị đánh gục và khó lòng tự vực dậy được nữa bởi lúc này, họ đã đánh mất bản thân giữa thỏa hiệp và do dự.
Người giàu không như vậy, họ tin chắc rằng khó khăn sẽ sinh ra cơ hội mới. Vì vậy, nếu có gặp thất bại, họ cũng sẽ bình tĩnh, dùng lý trí để tìm ra nguyên nhân, đúc kết bài học thất bại, và sau đó quyết tâm nỗ lực để hồi sinh.
Trên thực tế, không phải bất cứ ai “keo kiệt” thỏa hiệp với bản thân cũng có thể thành công và trở nên giàu có. Thế nhưng những người giàu có và thành công chắc chắn sẽ hiếm khi thỏa hiệp với chính mình. Chỉ có củng cố niềm tin và không lựa chọn thỏa hiệp hay bỏ cuộc giữa chừng, bạn mới có thể đạt được những thành tựu mình mong đợi và thành công trên con đường đã chọn.
Tổng hợp
Xem thêm bài liên quan
- “Vị thần kinh doanh” Nhật Bản Inamori Kazuo: Người nghèo lại thường hào phóng trên 4 điều này, không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi
- 7 tư duy bí mật của tầng lớp thượng lưu quyết định đến túi tiền “Đầy hay Vơi”: Ai muốn thoát nghèo đều nên học!
- Thấy rõ tư duy khác biệt giữa người giàu và người nghèo từ chuyện mua nhà: Tại sao có người nghèo vì mua nhà, lại có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có?