Trung bình một người trưởng thành thường có khoảng 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Ngay bây giờ, bạn có thể nhớ lại 100 ý tưởng trong số đó không? Liệu rằng việc đó có quá khó?
Thông thường, chúng ta dễ quên đi hầu hết các suy nghĩ do não bộ cần loại bỏ những thông tin không cần thiệt để tránh việc rối loạn hệ thần kinh. Tuy nhiên đó cũng là điều bất lợi bởi chúng ta thường quên đi rất nhiều ý tưởng tuyệt vời trong ngày.
Những ý tưởng tuyệt vời thường xuất hiện khi chúng ta không có sự chuẩn bị trước
Hầu hết các ý tưởng tuyệt vời sẽ xảy đến khi não của bạn đang ở trong “chế độ phân tán” (diffused mode): Chúng đến với bạn trong trạng thái này khi bạn không cố ý tập trung, chẳng hạn như khi bạn đang mơ tưởng điều gì đó hay khi tâm hồn lơ lửng trong lúc tắm.
Ý tưởng thường đến với chúng ta trong trạng thái tâm trí này bởi vì đây là lúc tâm trí của chúng ta thoải mái nhất. Đây là khi não chúng ta liên kết những bó dây thần kinh (neural pathways) khác nhau lại để đưa ra những điều mới mẻ (giống như sự sáng tạo cho phép chúng ta kết nối các chấm nhỏ lại với nhau như thế nào thì não của chúng ta cũng diễn ra quá trình này một cách tự nhiên ở trạng thái phân tán này).
Vấn đề là vì lúc đó bộ não của chúng ta đang hoàn toàn thư giãn nên nó không có chủ đích ghi nhớ lại những gì đã phát ra.
Đừng bao giờ tin tưởng vào não bộ của bạn: bộ nhớ của não bộ không hoàn hảo
Thông thường thì những ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta suốt chế độ phân tán có thể khá trừu tượng. Vượt quá giới hạn suy nghĩ thông thường, nếu bạn có thể.
Đây là những ý tưởng hay nhất của bạn. Nó mới lạ, sáng tạo và ở đẳng cấp cao sẽ khuynh đảo cả thế giới này.
Bạn có nhớ ý tưởng đột phá, thiên tài bạn nghĩ ra khi đang tắm? Bạn có nhớ ý tưởng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng cho thế giới như chúng ta có thể nghĩ đến? Tất nhiên bạn không thể nhớ. Ý tưởng phi thường của bạn sẽ trôi tuột khỏi bộ nhớ, không bao giờ có thể nhớ lại được vì bạn đã không viết nó ra.
Trong cuộc chạy đua với thời gian ngày nay, chúng ta không thể bớt chút thời gian để ghi lại những gì liên tục xuất hiện trong đầu của mình. Một số người có thể cho rằng đó là một sự lãng phí thời gian.
Chúng ta nghĩ rằng nếu suy nghĩ đó thật sự quan trọng đến thế, thì sau này chúng ta sẽ nhớ nó và hiện thực hóa nó. Nhưng chúng ta không nhớ gì cả. Và chúng ta bị bỏ lại với sự mơ hồ rỗng tuếch: “Tôi biết tôi dự tính làm gì đó, nó là gì nhỉ?”
Đừng lười biếng, hãy ghi lại ý tưởng tuyệt vời dù bạn có tự tin rằng bạn sẽ nhớ nó đến mức nào đi chăng nữa
Luôn giữ các công cụ có thể lưu trữ trong tầm tay, nhưng không để chúng trong tầm mắt. Nếu bạn để một cuốn sổ tay và một cây bút ngay trước mặt bạn, bạn sẽ không còn ở chế độ phân tán nữa và những suy nghĩ sẽ không tuôn ra một cách dồi dào nữa.
Nhưng bạn cần để quyển sổ tay đủ gần, để khi những suy nghĩ tuôn ra, bạn sẽ không phải vất vả cả thể chất lẫn tinh thần để với lấy nó. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh như Evernote là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc này.
Một số ứng dụng khác là những ứng dụng ghi âm, sổ tay chống nước dùng trong phòng tắm, máy tính xách tay, hoặc đơn giản chỉ là một quyển sổ tay và một cây bút (đây là món đồ yêu thích của cá nhân tôi, đáng tin hơn).
Ngăn chặn sự nóng vội sắp xếp thông tin
Bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy cần tổ chức suy nghĩ của bạn ngay lập tức khi chúng xuất hiện. Đừng làm thế.
Tổ chức lại các ý tưởng là một nhiệm vụ riêng biệt sẽ thực hiện sau, khi bạn chuyển sang chế độ tập trung (trái ngược với chế độ phân tán). Hãy duy trì quá trình suy nghĩ tự do, viết ra những ý tưởng và để chúng yên một chỗ cho đến khi nào bạn hoàn thành.
Nếu bạn cố gắng sắp xếp chúng khi chúng mới nảy sinh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý tưởng bởi vì bạn quá tập trung vào một ý tưởng duy nhất. Bạn cũng sẽ bị mất động lực bởi vì bạn đang tự đặt gánh nặng lên chính mình và phức tạp hóa quá trình lên.
Xem lại ý tưởng của bạn thường xuyên
Bây giờ thì bạn đã viết ra những ý tưởng, bạn cần củng cố lại những ý tưởng này để biến chúng thành một thứ gì đó to lớn hơn. Bạn nên xem lại ý tưởng của mình khoảng 3 lần một tuần.
Trong khi xem xét các ý tưởng, bạn có thể lọc ra một số ý tưởng có tính hữu ích thấp hơn, sắp xếp chúng riêng ra và bắt đầu phát triển những ý tưởng có tiềm năng thành công.
Hãy nhớ rằng, hầu hết mọi người đều có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng chỉ có rất ít người trong số đó quan tâm đến chuyện viết chúng ta. Và những người viết ra được chính là những người thành công.
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn
Xem thêm bài liên quan
- Giải mã bí thuật đọc sách không “rơi rụng” thông tin của tỷ phú Bill Gates dù đọc 3 giờ mỗi ngày, 1 quyển mỗi tuần
- Tỷ phú Mark Cuban: “1 thứ duy nhất trong cuộc sống mà bạn có thể hoàn toàn kiểm soát, đó là nỗ lực của bản thân”
- “Timeboxing” – Kỹ thuật quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả của tỷ phú Elon Musk: Điều hành cùng lúc 4 công ty trăm tỷ USD, làm việc 120 tiếng mỗi tuần