Nhiều người vẫn thường thắc mắc nỗ lực hay sự lựa chọn mới dẫn đến con đường thành công? Nỗ lực là cơ sở để chọn lựa, nhưng nếu chọn sai thì mọi thứ cũng bằng không!
Luôn có một chủ đề gây tranh cãi trên Internet: Trong cuộc sống này, lựa chọn là quan trọng hay chăm chỉ là quan trọng?
Một số người nói rằng sự lựa chọn là quan trọng, và lợn có thể bay lên trời miễn là chúng tìm được lối thoát thích hợp. Có người lại cho rằng nỗ lực là quan trọng hơn, không nỗ lực thì dù miếng bánh trên trời rơi xuống cũng chưa chắc bạn đã nắm bắt được.
Đứng giữa lựa chọn hay nỗ lực, nhiều người có thể đã hiểu sai về nó.
Nỗ lực là cơ sở hình thành lên sự lựa chọn
Người ta thường nói rằng lựa chọn quan trọng hơn làm việc chăm chỉ, hướng đi sai thì làm việc chăm chỉ cũng chỉ là vô ích. Nhưng nếu bạn không làm việc chăm chỉ, bạn thậm chí không có cơ hội để lựa chọn.
Chúng ta học tập chăm chỉ, học kỹ năng mềm để có cơ hội chọn một công việc tốt. Chúng ta làm việc chăm chỉ để có nhiều cơ hội phát triển hơn. Chúng ta nỗ lực hoàn thiện bản thân để có cơ hội lựa chọn bạn đời tốt hơn…
Nếu không tích lũy nỗ lực, bạn sẽ không có cơ hội cho việc lựa chọn sau này. Tất cả những nỗ lực hiện tại đang mở đường cho những lựa chọn trong tương lai.
Có một câu chuyện như thế này: Vì thi trượt đại học nên A chỉ có thể kiếm sống bằng cách làm việc chân tay. Làm những công việc đó không chỉ vất vả mà lương cũng bèo bọt. Sau khi trải qua những khó khăn của xã hội, A đã thay đổi và lấy số tiền tiết kiệm kiếm để đăng ký thi đại học.
Kể từ đó, dù bận rộn hay mệt mỏi, cậu ấy cũng sẽ xuất hiện trong lớp đúng giờ. Cuối cùng, bằng nỗ lực của bản thân, anh đã nhận được bằng tốt nghiệp. Nhờ đó, anh có cơ hội trở thành nhà báo mà mình hằng mong ước.
Tất cả những khó khăn đã được đền đáp và cơ hội thăng tiến đến với chàng trai trẻ thường xuyên hơn: Từ một phóng viên nhỏ đến phóng viên cấp cao đưa tin chuyên sâu và người dẫn chương trình nổi tiếng. Lựa chọn A nhận được đều là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ trước đó của anh ấy.
Đổng Minh Châu từng nói: “Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ để làm tốt hơn những người khác ở vị trí của mình, bạn mới có cơ hội lựa chọn những thứ tốt hơn”. Nói cách khác, nếu bạn không làm việc chăm chỉ, bạn không có lựa chọn nào khác.
Lựa chọn con đường dẫn lối của nỗ lực
Nếu bạn muốn hoàn thành một điều gì đó, bạn chỉ có cách chăm chỉ. Nhà triết học Kant từng nói: “Sống không có mục tiêu cũng giống như chèo thuyền mà không có la bàn”.
Cuộc sống giống như một con thuyền, chúng ta cần phải chèo lái bền bỉ và làm chủ hướng đi của con đường phía trước, khi con thuyền chệch hướng phải điều chỉnh kịp thời và lựa chọn lại.
Và sự lựa chọn là kim chỉ nam của sự chăm chỉ, chỉ khi bạn chọn đúng cách thì sự chăm chỉ mới có hiệu quả. Trong cuộc sống thực, có nhiều người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn đi vòng quanh sau bao nhiêu năm. Phương hướng sai lầm thì nỗ lực bao nhiêu cũng sẽ đổ sông đổ bể.
Có người đã nói: “Hối tiếc lớn nhất của đời người là lao đầu vào con đường sai lầm. Nỗ lực mù quáng cũng giống như đi ngược chiều, không bao giờ đến đích”.
Bằng cách lựa chọn đúng đắn và không ngừng điều chỉnh phương hướng trong quá trình đi lên thì mục tiêu mới có thể đạt được chính xác hơn.
Sự lựa chọn và làm việc chăm chỉ là yếu tố tổng hòa tạo lên cuộc sống
Mong muốn hoàn thành một việc của một người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Sự lựa chọn và làm việc chăm chỉ là cánh tay đắc lực của thành công, chúng hợp tác với nhau và bổ sung cho nhau.
Trong chu kỳ không đổi, vòng xoắn không ngừng tăng lên.
Cao Thích, một nhà thơ thời nhà Đường, đã đạt được thành tựu sau nhiều lần thay đổi “quỹ đạo” cuộc đời. Mất cha từ khi còn nhỏ, ông muốn thay đổi vận mệnh của mình thông qua khảo hạch của triều đình, nhưng không ngờ lại bị mất tên.
Một thời gian sau, ông gia nhập quân đội, hy vọng có được danh tiếng với những chiến công quân sự của mình. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng, ông không được các tướng lĩnh công nhận.
Sau hai năm miệt mài nơi thao trường, Cao Thích vẫn chỉ là một kẻ “vô danh tiểu tốt”. Một thời gian sau vì có tài, ông được quan trên đánh giá cao và được tiến cử làm quan ở địa phương. Thế nhưng ông nhận ra đây không phải là cuộc sống mà bản thân mong muốn, vì vậy ông dứt khoát từ chức.
Lần này Cao Thích không chỉ tìm được hướng phát triển mà còn đi theo đúng người. Ông trở thành một sĩ quan tham mưu cao cấp bên cạnh tướng quân. Chính sự lựa chọn này đã mở ra con đường mới và tiếng tăm của ông vang danh mãi sau này.
Lựa chọn là một quá trình tự tu sửa lại nhiều lần, cho phép chúng ta phát triển và cải thiện liên tục. Nếu cuộc sống là một hành trình của sự lựa chọn không ngừng, thì lựa chọn lần này là để nỗ lực tiếp theo sẽ có nhiều hướng đi hơn. Nỗ lực cũng là để lần sau có sự lựa chọn tốt hơn.
Cuộc sống là cả 1 chặng đường, nó không diễn ra trong một sớm một chiều
Mọi kết quả đều đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực 100% và lựa chọn đúng đắn. Bất kể bạn đưa ra quyết định nào, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định.
Đầu tiên, hãy nghĩ về những gì bạn muốn và đặt ra một mục tiêu cho chính mình. Sau đó, bạn cần lên danh sách những bước để hoàn thành mục tiêu. Nhờ cách này, suy nghĩ của bạn sẽ rõ ràng và bạn có thể nhanh chóng hiểu được những gì mình nên làm.
Trước khi đưa ra quyết định, nếu kinh nghiệm còn hạn chế, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra nhận định toàn diện.
Tóm lại, trước khi lựa chọn phải thận trọng, dựa trên tình hình thực tế, xem xét các điều kiện khác nhau, lựa chọn những gì bạn yêu thích, thì bạn mới có động lực để làm việc chăm chỉ.
Khi làm việc chăm chỉ, có những điều cấm kỵ cần tránh. Nỗ lực không phải là một khẩu hiệu, mà là một yêu cầu. Khi bắt tay vào thực hiện các mục tiêu đã chọn, chúng ta không được trì hoãn, không được phân tâm, không được bỏ cuộc giữa chừng.
Có rất nhiều người có thể nhìn thấy rõ ràng tình hình hiện tại, nhưng lại lười hành động, không kiên trì thực hiện. Như vậy khó có thể mang lại kết quả. Đời người không thể đi hai con đường, cuối cùng chúng ta sẽ có con đường của riêng mình và sống hết mình với lựa chọn đó.
Nguồn: Abolouwang
Xem thêm bài liên quan
- Suốt 10 năm vật lộn ngoài xã hội, đến 33 tuổi tôi mới ngộ ra đạo lý: Trở thành người xuất chúng không hề khó như nhiều người nghĩ!
- 10 năm vật lộn ngoài xã hội, 33 tuổi tôi mới ngộ ra đạo lý: Trở thành người xuất chúng không hề khó!
- Sau 10 năm vật lộn ngoài xã hội, 33 tuổi tôi mới nhận ra: Hóa ra trở thành người xuất sắc không hề khó!