“Không nợ làm sao mà giàu! Nợ thì chứng tỏ anh uy tín, anh đi vay được ngân hàng. Người nợ càng nhiều càng uy tín, không có gì xấu hổ khi nợ”, Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền khẳng định.
Nhắc đến nợ nần, nhiều người thường cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu vay tiền đúng cách, vay để làm ăn thì không những trả được nợ mà còn giúp “tiền đẻ ra tiền”.
Đừng thấy một người suốt ngày đi vay mượn tiền bạc đã vội cho rằng họ “ham chơi, biếng làm”, mượn nợ cũng là một kĩ năng bởi nếu bạn không có được uy tín thì mượn ngân hàng cũng không được, mượn người quen cũng chẳng xong.
Trước đây, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền đã có phát ngôn gây ra nhiều quan điểm trái chiều.
Trong một talk show gần đây, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền cho biết: “Không nợ làm sao mà giàu. Nợ thì chứng tỏ anh uy tín, anh đi vay được ngân hàng, người nợ càng nhiều càng uy tín, không có gì phải xấu hổ khi nợ”.
Ông có dẫn chứng những người trẻ mới đi làm muốn sở hữu một căn nhà riêng hay một chung cư nhưng ngặt nỗi lương chỉ 20 triệu đồng/tháng đành phải gác lại ước mơ mua nhà chờ đến khi có đủ tiền. Thế nhưng với kinh nghiệm của mình, ông Điền chia sẻ:
“5 năm là dư sức mua được! Ví dụ một căn hộ chung cư giá 2 tỷ cần có bao nhiêu tiền để mua được? Nếu chỉ tiết kiệm kiểu thì 20-30 năm sau mới đủ 2 tỷ để mua. Nếu nghĩ như vậy thì theo tôi không bao giờ mua được. Nhưng nếu tôi tiết kiệm được 300 triệu đồng thì tôi mua được chứ. Tôi đi vay thêm 1 ít”.
Và hiện tại, nhiều người trẻ vẫn áp dụng cách đó bởi giá nhà thì ngày càng leo thang, nếu cứ ki cóp tiền thì đến khi đủ căn nhà mơ ước của bạn đã bị bán cho người khác.
Vay nợ ở đây được xem là vay ở ngân hàng, không phải vay nóng và sắp xếp được nguồn tiền để trả. Những đối tượng được ngân hàng cho vay thường có năng lực, đảm bảo được khả năng trả nợ hoặc có tài sản để thế chấp. Lợi dụng điều đó, nhiều người đã đi vay tiền để thực hiện ước mơ mua nhà, làm giàu của mình.
Hơn thế nữa, việc mang nợ trên đầu sẽ giúp bạn có động lực để làm việc, kiếm tiền và trả nợ, nỗ lực gấp nhiều lần trong cuộc sống.
Đừng nghĩ người giàu là nhiều tiền còn người nghèo là ít tiền, sự khác biệt của hai đối tượng này là làm thế nào để sử dụng tiền phục vụ cho mình, đặc biệt người giàu luôn biết cách dùng tiền của người khác để giúp bản thân trở nên giàu có hơn.
Quan niệm tiền bạc của người nghèo: Chăm chỉ làm việc – nhận lương – tiết kiệm – tiêu tiền. Tiền còn lại vẫn thường nằm một chỗ không “sinh sôi nảy nở”.
Còn ngược lại người giàu thì: nỗ lực làm việc – có thu nhập – vay tiền – làm giàu – trả nợ – trở nên giàu có. Họ không ngại ngần đặt 2 chữ “nợ nần” trên đầu.
Vì thế, để thoát khỏi việc thu nhập “đủ ăn” thì người trẻ ngoài việc nỗ lực làm việc, tiết kiệm, mà cần phải can đảm vay nợ, nghiên cứu đầu tư thì cuộc sống mới thay đổi được.
Trước phát ngôn này của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra, người thì tin rằng, có vay nợ ắt có thành công nhưng có người lại cho rằng mình đã quá thừa “uy tín” mà vẫn chưa thấy giàu đâu cả.
Hiện tại, đối với nhiều người tiền là mục tiêu phấn đấu vì vậy, họ ít khi dám đầu tư mạo hiểm hay chi cho một việc gì đó mà đa phần là cất, gửi ngân hàng để “mua lại” cảm giác yên tâm. Họ sợ mỗi khi nhắc đến nợ nần, cảm thấy xấu hổ khi cả đời mang nợ và luôn trong tâm trạng lo lắng, khó chịu.
Thế nhưng, nếu có đầu óc làm giàu, bạn có thể thông qua các khoản vay để kiếm tiền và chính những khoản vay cũng là nguồn vốn để họ xây dựng ước mơ của bản thân.
Vì sao lại nói “Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay”
Có rất nhiều người cho rằng xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng là “Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay”. Nhưng, thực chất vấn đề này có còn đúng với thị trường hiện nay hay không? Bởi, số người gửi tiết kiệm ngân hàng cũng như các tổ chức ngày một gia tăng.
Nguyên nhân để có câu chuyện ngân hàng “Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay” có lẽ xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của xã hội. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ rằng những người nghèo khó khăn vất vả, tích nhặt được đồng nào là chỉ biết đi gửi tiết kiệm đồng ấy.
Họ không dám đầu tư, không dám kinh doanh để sinh ra thêm lợi nhuận. Điều này, đúng chỉ một phần vào một thời điểm nào đó mà thôi. Nhu cầu kiếm thêm tiền là có thật ở tất cả các đối tượng, khi mà nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên.
Vì ngay khi họ đi gửi tiết kiệm tiền cũng là một dạng đầu tư rồi. Ngân hàng sẽ trả lãi cho số tiền mà họ đã gửi.
Người giàu thường ngược lại, thông thường họ sẽ vay ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để kinh doanh đầu tư phát triển. Có thể họ không thực sự giàu có nhưng chính nhờ những khoản vay ngân hàng mà họ trông thật thành đạt và sang trọng.
Họ đa phần đều là ngườι giàu có, tài sản tích lũy khổng lồ và có việc làm ăn, kinh doanh, đầu tư vững chắc. Việc vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc mua ngay và phải trả thuế cho nó. Không giống như tiền lương và tiền công, các khoản vay đều không bị đánh thuế.
Người giàu sẽ tận dụng ưu điểm này để có thể sử dụng khoản tiền đó mua những thứ mình. Bên cạnh đó, họ sử dụng tài sản của mình để kιếm được lãi nhiều hơn để trải cho khoản nợ lãi suất thấp. Như vậy, khoản nợ đó sẽ trở thành “bàn đạp” đạp để kιếm được nhiều hơn.
Còn về lý do chọn thời hạn vay lâu, gồng lãi hàng chục năm là vì ngườι giàu luôn muốn vay được càng nhiều tiền càng tốt và muốn trả các khoản vay càng chậm càng tốt. Điều đó giúp cho số tài sản họ đang có được dùng vào nhiều mục đích hơn như kinh doanh, mua thêm bất động sản, đầu tư mở rộng sản xuất…
Cứ thế, dòng tiền của họ hình thành một chu kì khép kín và không ngừng tạo ra của cải. Lãi ngân hàng lúc này chẳng còn đáng là bao so với số dư liên tục tăng lên gấp nhiều lần của họ.
Sau cùng, nợ nần không phải là điều xấu. Ngược lại nếu bạn có tư duy đầu tư, có trách nhiệm với tài chính cá nhân của mình, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu vay mượn để tạo ra nhiều của cải, tiến dần đến tự do tài chính. Còn nếu bạn không có kiến thức, chỉ muốn có tiền thỏa mãn các thú vui hay sĩ diện của bản thân, hãy cẩn trọng với các khoản nợ.
Như vậy, cả người giàu hay người nghèo đều có mục đích sử dụng đồng tiền của mình dựa vào thực tế của cuộc sống. Họ sẽ chọn cách mà họ cho rằng phù hợp với mình nhất.
Theo Bestie, Finance Yahoo!, BBC News
Xem thêm bài liên quan
- Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền: Không nợ thì làm sao mà giàu, người nợ càng nhiều càng uy tín!
- Tỷ phú Jack Ma: Đừng bao giờ bán hàng cho người thân, họ hàng, bởi họ sẽ chẳng trân trọng đâu!
- Câu chuyện tài xế riêng của “Bố già Hồng Kông” Lý Gia Thành và bài học quý giá đi theo người thành công: 6 tỷ tôi có thừa