Kinh doanh luôn là ván bài mạo hiểm và đòi hỏi sự liều lĩnh. Nhưng mức độ mạo hiểm của các ván bài đó có thể đạt tới mức nào? Liều liệu có ăn nhiều hay không?
Sự liều lĩnh, dám chấp nhận rủi ro luôn là những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của các tỷ phú hàng đầu thế giới.
1. Tất cả thành bại trong cuộc đời đều do bản thân, nhưng mấy ai dám thừa nhận lỗi lầm của mình
Tất cả thành bại trong cuộc đời đều do bản thân, nhưng mấy ai dám thừa nhận lỗi lầm của mình
Tôi từng đọc được câu rằng: “Chúng ta như nến trong phòng nhỏ, sáng mà không tự chiếu được chân”
- Cô/cậu làm ăn kiểu gì đấy?
- Sao lại làm thế này? Làm thế này, bán làm sao?
- Nghiên cứu đối thủ đi, làm sao nhanh mà bán được như họ ấy
– Sếp nói rồi ném thẳng mấy cái link sản phẩm trước mặt
– Hẳn là những lời ấy, cảnh tượng ấy, anh em nghe đã quen?
– Hẳn là nhiều anh em sẽ đứng dậy cãi ngay với sếp
– Hay sẽ có anh em im lặng, liếc sang cái bảng kế hoạch chi chít việc cạnh bên?
Hẳn là bên ngoài im lặng, nhưng bên trong anh em đang gào thét: “Các người cút hết đi, để yên cho tôi làm”. “Các người cái gì cũng muốn, muốn chất lượng phải thật tốt, thật đẹp, mà lại muốn nhanh, muốn bán được nhiều.”
Hẳn rồi, ai trong anh em, dù là nhân viên hay quản lí, cũng từng hoặc đang nếm trải những ngày làm việc như thế
– Bên ngoài lặng câm nín nhịn, bên trong gào thét
– Bên ngoài chán nản, bên trong trách móc
– Bên ngoài buông xuôi, bên trong lạnh lòng
– Mỗi ngày đi làm là một ngày KHÔNG VUI?
– Có bao giờ, anh em tự hỏi TẠI SAO?
Áp lực công việc không bao giờ hết. Vướng mắc không ngừng xuất hiện. Anh em thấy như phát điên lên với những yêu cầu vô lí của sếp. Muốn bóp cổ đứa đồng nghiệp làm ăn không ra gì. Anh em sẽ nghĩ, hay là mình bỏ đi, sống đời nhàn tản
Anh em đang nghĩ cái gì thế? Nghĩ rằng đến một nơi khác sẽ êm xuôi hơn, sẽ nhẹ nhàng hơn. Cũng có thể. Thế nhưng anh em nhìn lại mình xem, nếu những việc như vậy anh em chẳng thể giải quyết, anh em sẽ làm gì với cuộc đời mình đây?
Cuộc sống vốn chính là thế, khó khăn dội xuống đầu anh em không ngừng. Nó muốn nuốt chửng lấy anh em, không cho anh em ngóc đầu dậy. Những lúc ấy phải sống tiếp thế nào đây?
Trước hết, hãy hiểu một điều: Mọi việc xảy ra, thường sẽ bắt nguồn từ HAI PHÍA, từ chính BẢN THÂN ANH EM và phần còn lại từ tác động bên ngoài. Nên việc đầu tiên, anh em sẽ phải NHÌN LẠI BẢN THÂN xem đã làm tốt chưa, còn thiếu sót gì. Nói thì có vẻ dễ thế thôi, nhưng làm được là anh em đang nâng cấp bản thân lên từng ngày đó
Nếu sếp bảo anh em làm chưa tốt, nhưng anh em thấy mình tốt rồi. Thế thì anh em có thể thiếu sót ở đâu: chưa thể thuyết phục được sếp, chưa nói rõ được đường hướng của mình,… Vậy tại sao anh em chưa thể thuyết phục? Anh em có hiểu sếp của mình chưa?
Hãy để cho những tiếng “gào thiết” với sếp, với đồng nghiệp,.. bên trong anh em lên tiếng. Trước hết hãy viết nó ra, đây là một cách để anh em bình tĩnh suy nghĩ lại sau khi viết xong. Tiếp đến, hãy nói chuyện THẲNG THẮN với họ về VẤN ĐỀ.
Nêu rõ ý kiến để tránh có sự hiểu lầm. Và quan trọng hơn cả, THẲNG THẮN nói lên suy nghĩ sẽ giúp anh em hiểu chính mình và dám dũng cảm nhận ra, đối mặt với sai lầm
“TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ. MỌI VIỆC ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH MÌNH. Khi đã dám đối mặt, tìm cách khắc phục sai lầm, anh em sẽ nhận ra sự thay đổi, vững mạnh từ trong bản thân
– Bên trong có VỮNG, bên ngoài sẽ MẠNH
– Bên trong có SÁNG, bên ngoài sẽ TỎ
Đổ lỗi cho ngoại cảnh thì dễ, ta có vô vàn cái cớ để biện minh. Nhưng làm thế, anh em đã tự bỏ đi cơ hội để RÈN LUYỆN, “nâng cấp” lên một phiên bản tuyệt vời hơn
Dao sắc không gọt được chuôi, ta thấy được LỖI của người khác rất NHANH, nhưng lại chẳng nhận ra được cái sai của mình
Và nếu lúc nào cũng mong cuộc đời thuận xuôi, làm sao anh em TRƯỞNG THÀNH, cứng mạnh, đối mặt với sóng gió luôn chực chờ ập đến
Thế nên, quan trọng ở đời không phải là có một cuộc đời êm xuôi, mà hãy dũng cảm rèn luyện để trưởng thành, đối mặt với gian khổ, để không gì làm khó được anh em
Nhân đọc mấy cuốn sách này, rút ra được những bài học vô cùng sâu sắc và có thời gian nhìn lại được bản thân, có đôi dòng suy ngẫm xin chia sẻ với mọi người nhé.
2. Tôi Đã Tìm Thấy Ánh Sáng Cuộc Đời Trong Những Ngày Tối Tăm Nhất
Đây là câu chuyện có thật về một người đàn ông có trong tay tất cả mọi thứ, ở đỉnh vinh quang cuộc đời, nhưng rồi đã tự tay đánh mất tất cả – nhưng nhờ công việc Starbucks, ông ấy đã đứng dậy và tìm lại được ý nghĩa cuộc đời mình.
Ở tuổi ngũ tuần, Michael đã có tất cả những thứ mà bao người mơ ước: một gia đình đầm ấm, vị trí công việc đáng ngưỡng mộ, cùng mức lương tính bằng USD lên đến sáu con số, được hưởng nền giáo dục đỉnh cao ở một trong tám trường đại học hàng đầu nước Mĩ. Nhưng chỉ trong nháy mắt, ông đã đánh mất tất cả.
Nghèo đói không một xu dính túi, cô đơn, đau ốm, không gia đình, thậm chí không có lấy một chỗ ở tử tế, Michael miễn cưỡng xin vào làm tại Starbucks. Nhưng chính tại đây, ông đã bắt đầu hành trình tìm lại cuộc đời mình từ những công việc nhỏ nhặt mà chính ông cũng chưa từng dám nghĩ đến.
Đó chính là cuộc sống, luôn đầy rẫy những biến cố chẳng ai ngờ đến, khó khăn chất chồng, bất hạnh dồn dập, những điều đó ai cũng sẽ phải trải qua, và mỗi người đều có những cách đối mặt khác nhau. Nhưng trong những thời khắc tăm tối ấy, ai có đủ kiên nhẫn, cắn răng chịu đựng để đi qua quãng đường hầm mờ mịt, nhất định sẽ nhìn thấy ánh Mặt Trời.
Dẫu có rơi xuống đáy vực của khổ đau, đừng từ bỏ hi vọng và nỗ lực, cứ nhẫn nại tiến từng bước nhỏ, nhất định, BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC ÁNH SÁNG CUỘC ĐỜI MÌNH TRONG NHỮNG NGÀY TĂM TỐI NHẤT!
3. Khi Mọi Chuyện Được Tiến Hành Theo Đúng “Kế Hoạch”, Sẽ Không Có Ai Cảm Thấy Hoang Mang, Cho Dù Đó Là Một Kế Hoạch Thực Sự Đáng Sợ
Hầu hết các công ty tốt nhất trên thế giới đều đã từng lột xác từ sản phẩm khác. Điều mà bạn cần làm là khám phá và để nó phát triển thành một thứ mới lạ. Tất cả đều là một kế hoạch.
Một ngày tháng 7 năm 2010, anh chàng người Mỹ Kevin Systrom đang đau đầu vì ứng dụng mà anh đang phát triển mãi vẫn không thể khởi chạy. Kevin là một sinh viên tài năng của khoa Quản lý, tuy nhiên sự hiểu biết đối với lĩnh vực lập trình của chàng thanh niên mới tốt nghiệp này chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Kevin thường tận dụng thời gian rảnh rỗi vào ban đêm để tự học công nghệ, phát triển một số sản phẩm đơn giản. Burbn là một trong những tác phẩm của anh ấy (Burbn lấy tên từ loại rượu Bourbon Whiskey mà Kevin thích uống).
Burbn là một ứng dụng di động được tạo ra với các thành tố chính của dịch vụ định vị địa lý Foursquare và trò chơi xã hội nổi tiếng Mafia Wars của Zynga, được phát triển bằng công nghệ HTML5.
Trong Burbn, người dùng có thể tiến hành xác nhận vị trí hiện tại của họ, lên kế hoạch cho các chuyến đi trong tương lai, nhập vai xã hội đen trong một không gian ảo để tranh giành, sáp nhập địa bàn, từ đó kiếm được điểm số. Burbn cũng tích hợp tính năng chia sẻ hình ảnh từ các bữa tiệc. Cấu trúc của sản phẩm này hết sức rắc rối và phân mảnh, khiến cho những người dùng mới không biết phải làm sao.
Kevin đã mất vài tuần để liên tục chỉnh sửa và hoàn thiện nguyên mẫu, sau đó đưa cho bạn bè xung quanh để dùng thử. Nhưng mỗi khi giới thiệu một sản phẩm như vậy, anh luôn gặp phải ánh mắt nghi hoặc, ngờ vực của người khác — có lẽ hình thức sản phẩm này rất khó để giải thích trong một vài từ. Một vài tuần sau khi phát hành, cơ sở người dùng của Burbn chỉ đạt gần 1.000 người và rơi vào trạng thái đình trệ.
Có hai con đường bày ra trước mặt: hoặc là tiếp tục thêm các tính năng, biến Burbn trở thành một dịch vụ “không gì là không thể”, người dùng có thể sử dụng nó để ghi lại bất cứ điều gì trong cuộc sống; hoặc là chuyển đổi phương hướng, tinh giản các chức năng và tập trung hoàn toàn vào 1-2 nhu cầu cốt lõi của người dùng.
Sau khi đàm phán với đối tác Mike Krieger, cuối cùng họ đã chọn vế thứ hai — gia tăng thêm tính năng sẽ chỉ khiến cho sản phẩm vốn đã phức tạp ban đầu càng trở nên cồng kềnh và dư thừa hơn. Xét từ khía cạnh dữ liệu, người dùng thường thích sử dụng tính năng chia sẻ ảnh của Burbn, vậy thì chẳng thà dứt khoát lấy riêng mô-đun này ra và biến nó thành một sản phẩm độc lập.
Trong tuần tiếp theo, họ tập trung vào việc phác thảo sản phẩm mới. Không giống như thiết kế trước đây của Burbn, ứng dụng chia sẻ ảnh hoàn toàn mới này sẽ hiển thị bức ảnh lớn ở chính giữa và một khu vực bình luận tương tác theo sau.
Ảnh do người dùng tải lên sẽ được mặc định là công khai với tất cả mọi người, và mọi người có thể tự do xem ảnh người khác tải lên. Mặc dù thiết kế này buộc phải hy sinh một số quyền riêng tư, nhưng bù lại sẽ giúp ứng dụng có tính năng hiển thị cao hơn và tương tác xã hội nhiều hơn.
Cả hai nhanh chóng hoàn thành bản vẽ nguyên mẫu trên giấy, và sau đó nhanh chóng phát triển phiên bản thử nghiệm đầu tiên sau hai tuần. Đã đến thời khắc của sự hồi hộp và phấn khích: Liệu người dùng sẽ tiếp nhận ứng dụng chia sẻ ảnh mới này chăng?
Để nghiệm chứng cho ý tưởng của sản phẩm này, họ đã sàng lọc 100 người từ những người dùng đầu tiên của Burbn và gửi cho họ email thông báo để giới thiệu sản phẩm mới và mời dùng thử.
Một vài ngày trôi qua, không phải tất cả những người nhận được lời mời đều bày tỏ sự quan tâm đến ứng dụng, thậm chí một số người đã bỏ đi. Nhưng tình hình có vẻ đang thay đổi. Mọi người dần dần thích nó, bắt đầu tích cực đăng ảnh và giới thiệu cho bạn bè xung quanh.
Vào cuối tuần, Kevin và Mike đã kiểm tra kết quả trong tuần và thấy rằng số người dùng đăng ký nhờ hiệu ứng truyền miệng đã dễ dàng vượt qua 100.000 người — con số này gấp 100 lần Burbn.
Nhưng điều làm họ ngạc nhiên hơn cả vẫn còn ở phía sau. Ba giờ sáng vài ngày sau đó, Kevin bị đánh thức bởi tiếng chuông báo từ màn hình. Qua con mắt còn đang ngái ngủ, anh thấy rằng đây không phải là thông báo lỗi hệ thống, mà là thông báo lưu lượng truy cập từ Nhật Bản đang nhanh chóng tiêu tốn băng thông của máy chủ.
Thì ra khi họ đang chìm trong giấc ngủ, ứng dụng ngày càng phổ biến này đã lặng lẽ “thiêu đốt” bán cầu phía bên kia, bắt đầu lan rộng khắp châu Á. Chỉ trong vài ngày, một số lượng hình ảnh khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới đã được tải lên, trong đó có những đồng cỏ ở châu Phi, vùng nông thôn yên tĩnh và thanh bình ở Bắc Âu, thậm chí có người đã đăng tải những bức ảnh độc quyền về chuyến khảo sát khoa học ở Bắc Cực.
Trong một thời gian ngắn, nền tảng này đã hội tụ được những hình ảnh phong phú, đặc sắc ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Số lượng người dùng tiếp tục gia tăng đều đặn, và sau một tháng, đã thu hút thành công 1 triệu người dùng.
Ban đầu chia sẻ ảnh chỉ là một thành tố trong số các chức năng của một sản phẩm phức tạp, nhưng cuối cùng nó đã giành được sự ưu ái của người dùng với khái niệm đơn giản và các đặc tính hết sức thu hút. Sau đó, Kevin đã công khai tuyên bố trong cuộc phỏng vấn truyền thông rằng: “Burbn không tạo được tiếng vang trên thị trường, đó là một khởi đầu không tốt.
Vào tháng 4 năm 2012, tức chỉ sau 551 ngày tạo lập, ứng dụng này đã được Facebook mua lại với giá 1 tỷ đô-la. Tính đến tháng 12 năm 2014, mức định giá của nó đạt 35 tỷ đô-la, gấp 35 lần chỉ sau ba năm và số lượng người dùng vượt mức 300 triệu.
Ngày nay, không còn nhiều người nhớ đến Burbn. Nhưng chắc chắn bạn sẽ ít nhiều biết đến phiên bản hồi sinh của nó. Đúng vậy, đó chính là cộng đồng chia sẻ ảnh đình đám sau này — Instagram.
4. Muốn Kinh Doanh Trôi Thuận, Hãy Tính Đường Khôn Ngoan
Rất nhiều sản phẩm ra đời từ ý tưởng kinh doanh chợt lóe lên trong đầu hoặc từ sở thích cá nhân của người sáng lập, nhưng đa số các sản phẩm thành công là nhờ quá trình phân tích nhu cầu hết sức kỹ lưỡng
Minh quê ở Thái Bình, đi du học bất thành, quay ra startup bán thịt sạch. Startup khó trăm bề, đương nhiên ai cũng biết, nhưng đâu phải ai cũng thấu. Anh hàng ngày phải tự mình đi ship hàng, đổ mồ hôi sôi nước mắt.
Một buổi trưa mùa Đông, ship hàng xong, Minh ngồi nghĩ đời long đong, startup lòng vòng bao giờ đến đích. Chẳng may bị cuốn sách rơi trúng đầu, dạy cách startup thông minh. Minh rút cuộc đã biết nguyên nhân cho vấn đề của mình, khi cứ lao vào làm mà không suy tính.
Dưới đây là một trong những điều Minh đã ứng dụng:
Phương pháp phân tích nhu cầu người dùng – yếu tố quyết định thành bại của startup, trước khi khởi nghiệp nhất định nên biết
Rất nhiều sản phẩm ra đời từ ý tưởng chợt lóe lên trong đầu hoặc từ sở thích cá nhân của người sáng lập, nhưng đa số các sản phẩm thành công là nhờ quá trình phân tích nhu cầu hết sức kỹ lưỡng
Theo thống kê, 40-60% các vấn đề trong quá trình phát triển sản phẩm là “mầm họa” được chôn giấu trong giai đoạn thiết lập phương hướng nhu cầu. Cái giá để giải quyết các vấn đề liên quan đến phương hướng nhu cầu trong giai đoạn thử nghiệm và vận hành thường gấp 68-200 lần so với khi nó được phát hiện ngay trong quá trình thiết lập
Để xem sản phẩm phù hợp với thị trường hay không, xét cho cùng là phải xác định xem dịch vụ được cung cấp bởi sản phẩm có thể đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của người dùng hay không.
Vì lý do đó, nhóm phát triển nên cố gắng chủ động để tìm hiểu người dùng
Làm thế nào để phân tích nhu cầu người dùng? Một nguồn nhu cầu phù hợp cho một dự án khởi nghiệp thì cần phải xem xét các yếu tố sau:
Nhu cầu thực sự tồn tại hay chỉ là nhu cầu giả
Chẳng hạn với một hộp thư. Đầu tiên, nhân viên sản phẩm tạo ra một tính năng mới, có thể liệt kê các tệp đính kèm trong tất cả các email mà người dùng nhận được và hiển thị chúng ở một nơi. Nếu không hiển thị đủ trong một trang thì có thể tiếp tục cuộn sang trang sau, các tệp đính kèm sẽ được sắp xếp theo nhóm, hết sức gọn gàng.
Tuy nhiên, sau khi chính thức cập nhật tính năng mới này, họ lại nhận thấy rằng người dùng sẽ không có nhu cầu xem từng tệp đính kèm, vì có quá nhiều nên không thể đọc hết và cũng chẳng cần phải xem theo nhóm.
Mặc dù tính năng mới này rất cao cấp, nhưng bản thân nhu cầu thì không tồn tại. Và quả nhiên, sau khi sản phẩm ra mắt được một ngày, tình trạng sử dụng của người dùng không tăng trưởng là bao. Tính năng này sau đó đã bị gỡ bỏ.
Qua đó chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, chứ không phải từ những giả định mang tính chủ quan. So với việc giám đốc sản phẩm đột nhiên nảy ra ý tưởng bất chợt nào đó theo kiểu “cẩm thượng thêm hoa”, việc đáp ứng một cách chuẩn xác nhu cầu của người dùng rõ ràng là thiết thực hơn nhiều.
Xác định nhu cầu cứng, nhu cầu linh hoạt
Nhu cầu cũng có thật hoặc giả, và nhu cầu chân thực cũng được chia thành nhu cầu cứng và nhu cầu linh hoạt. Trong kinh tế học, nhu cầu cứng là dạng nhu cầu mà trong mối quan hệ cung – cầu của sản phẩm sẽ ít bị ảnh hưởng bởi giá cả, có thể hiểu là những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hằng ngày của mọi người.
Trong bài luận của Abraham Maslow mang tên Lý luận về động lực của con người, nhu cầu sinh lý và an toàn ở dưới cùng của kim tự tháp đại diện cho nhu cầu về thực phẩm, nước, nhà ở và an toàn của con người — đó chính là nhu cầu cứng.
Còn trong thế giới Internet, những nhu cầu cơ bản nhất có thể được quy nạp là thu thập thông tin, tập hợp các tư liệu sản xuất và và giao tiếp, kết nối với những người khác. Vì vậy lựa chọn nhu cầu cứng đóng vai trò tối quan trọng đối với sản phẩm. Nó có thể giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro trước khi triển khai dự án và xóa bớt trở ngại trong quá trình quảng bá dự án, nhưng sự cạnh tranh mà chúng ta phải đối mặt cũng sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.
Nghiên cứu độ lớn nhu cầu thị trường
Giá trị của một start-up phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng của chính nó, nghĩa là “nó có thể phát triển hơn nữa không”. Không thể mở rộng quy mô, bán đến đâu hay đến đó — tức chỉ đơn thuần là mua bán.
Sau khi đạt tới một quy mô nhất định thì dậm chân tại chỗ, an phận thủ thường nhưng phải đối mặt với những rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Khi bạn than thở rằng sản phẩm của mình lại bắt đầu tăng trưởng chậm lại, phải chăng nên ý thức rằng đó có thể do thị trường mà bạn lựa chọn ban đầu quá nhỏ nên giờ đây đã rơi vào nút thắt cổ chai?
Làm thế nào để đánh giá liệu nhu cầu có đủ lớn hay không? Thông thường có hai cách:
Đầu tiên là ước tính cơ số của người dùng mục tiêu, khả năng chi tiêu và ngân sách sẵn sàng. Sau đó, nhân các con số này với nhau để có được một con số sơ bộ, tiến hành so sánh và nghiệm chứng nó với báo cáo công khai của ngành đó hoặc các ngành tương tự.
Một cách khác là đánh giá thị trường mà bạn dự định tham gia, xác định xem giá trị sản phẩm trong thị trường đó là bao nhiêu, và sản phẩm của bạn thông qua việc cung cấp mức giá thấp hơn, chu kỳ sử dụng dài hơn… có thể nâng cao được bao nhiêu phần trăm hiệu suất, tiết kiệm được bao nhiêu giá thành. Từ đó sẽ tính toán được quy mô hoàn toàn mới so với giá trị sản phẩm ban đầu.
Đo lường khả năng biến nhu cầu thành lợi nhuận
Bất chấp tất cả, tìm mọi cách để thu được càng nhiều người dùng ngay trong giai đoạn đầu càng tốt, còn mô hình lợi nhuận tạm thời bị gạt sang một bên — đó là thái độ của rất nhiều nhóm khởi nghiệp.
Chỉ tiếc là những biểu hiện đông đúc, tấp nập đó chưa chắc sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền như mong muốn. Ngay cả những sản phẩm có lượng người dùng khá lớn trên thị trường, họ vẫn phải khổ công dùng đủ thủ đoạn để tìm ra phương pháp biến nhu cầu thành lợi nhuận.
Các đội nhóm giỏi sẽ tìm thấy nhu cầu thị trường phù hợp với “mã gen” của họ, giống như cô nàng Lọ Lem xỏ vào đôi giày pha lê vừa khít với chân mình.
Điều đáng tiếc là không phải mọi đôi chân trên thị trường đều được xỏ vào những đôi giày phù hợp, và không phải tất cả các đôi giày đều là giày pha lê.
Tìm kiếm cơ hội thị trường phù hợp trong quá trình phân tích nhu cầu, từ đó xây dựng định hướng sản phẩm và chiến lược phát triển — đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà mỗi một nhà khởi nghiệp đều phải chuẩn bị trước khi triển khai dự án.
5. Kế Hoạch Khởi Nghiệp Triệu Đô Và Bài Học Từ Reddit
Hành trình khởi nghiệp gây choáng váng của một sinh viên chưa tốt nghiêp, cung cấp những tư duy kinh doanh thực tế chẳng có trường lớp nào dạy bạn.
Ở tuổi 29, Alexis Ohanian đã bắt đầu kế hoạch kinh doanh ngay trong phòng ký túc xá, đưa ra bản kế hoạch giúp giải quyết những vấn đề hóc búa để cuộc sống của mọi người thuận tiện hơn, và một trong những ý tưởng đó là trang web Reddit nổi tiếng.
Trong vòng vài năm sau khi tốt nghiệp Ohanian đã bán Reddit với giá hàng triệu đô-la. Anh ấy tiếp tục thành lập thêm nhiều công ty và đầu tư vào hơn 60 công ty khởi nghiệp công nghệ khác.
Cùng với người bạn thân Steve Huffman, cả hai đã phải cùng nhau đối mặt với những thăng trầm, khó khăn, thậm chí chỉ cần đủ tiền để xơi những gói mì chỉ cho no bụng và tiếp tục chiến đấu.
Cứ mỗi lần bước qua một thử thách khó nhằn là một lần Alexis tích lũy được thêm những kinh nghiệm quý giá từ trải nghiệm của chính bản thân. Từ đó anh đã có thể tự mình vạch ra, đúc kết những bước cần thiết, những điều cơ bản để giải quyết những vấn đề vấp phải trên con đường kinh doanh.
Kế hoạch khởi nghiệp triệu đô và bài học từ Reddit sẽ cung cấp những tư duy kinh doanh thực tế mà không có trường lớp nào dạy bạn. Từ đó, bạn sẽ biết cách khai thác sức mạnh của Internet, thấu hiểu vấn đề của khách hàng để biến những ý tưởng trên giấy thành sản phẩm triệu người dùng.
Hãy đọc, nghiền ngẫm để tìm ra cho mình một lối đi riêng hay đơn giản là có một cái nhìn khác về những gì bạn có thể làm cho mình và cho thế giới xung quanh.
Sau khi đặt cuốn sách xuống, mong bạn sẽ có động lực bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng, tạo lập một con đường kinh doanh độc đáo của riêng mình. Biết đâu đấy, bạn sẽ tạo ra một sản phẩm thu hút triệu người dùng, giải quyết vấn đề nan giải cho nhiều người và tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.
Đừng ngần ngại, hãy cứ khát khao, hãy cứ tiến bước, bởi điểu vĩ đại nhất thường bắt đầu từ việc bạn nỗ lực làm những việc nhỏ nhất.
Theo Startupvn
Xem thêm bài liên quan
- Lời khuyên kinh doanh từ tỷ phú số 1 Elon Musk: “Bỏ tất cả trứng vào một giỏ cũng không sao, miễn là mọi thứ trong tầm kiểm soát của bạn”
- Chiến lược kinh doanh “Cao tay” là tự tạo nhu cầu cho khách hàng: Ông thả toàn bộ 500 con cá vàng xuống dòng kênh này, tôi sẽ trả đủ tiền không thiếu 1 xu
- Kiểu làm giàu khác người của “tỷ phú số 1” Elon Musk: Không cần lập kế hoạch kinh doanh gì cả vì “những điều này luôn sai”