Theo tác giả Neil Patel, của tạp chí Forbes, 90% người khởi nghiệp có nguy cơ gặp thất bại trong kinh doanh. Đó là một thực tế ảm đạm.
Tuy nhiên, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp không rơi vào bẫy “Thất bại khi lên kế hoạch và lên kế hoạch bị thất bại”, vẫn có một số tố chất mà qua đó người khởi nghiệp cần tiếp cận và học hỏi, để đạt mức thành công 10% trong kinh doanh như bao người vẫn mơ ước. Để khởi nghiệp không phải là một chuyến dã ngoại dưới trời mưa, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý.
1. Nghiên cứu thị trường:

Đây là yếu tố đầu tiên đóng vai trò quan trọng cho kết quả khởi nghiệp của bạn. Hoạt động nghiên cứu thị trường là bước cần thiết giúp bạn nắm được nhu cầu xã hội.
Lý do hàng đầu mà phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại, là bởi vì họ đang bán những sản phẩm mà khách hàng không cần đến. Có đến 42% doanh nghiệp khởi nghiệp gặp thất bại thừa nhận rằng, việc thiếu thị trường cần thiết cho sản phẩm, là một trong số các lý do lớn nhất dẫn đến sự thất bại.
Nếu bạn lên kế hoạch dành phần lớn thời gian thức dậy của mình để cố gắng bán một sản phẩm, thì trước tiên bạn hãy chắc rằng đó là sản phẩm tốt nhất, dành cho thị trường tốt nhất.
Vậy nên, bạn dành thời gian để điều tra, nghiên cứu trước khi thực hiện kinh doanh, đồng thời đánh giá những nhu cầu và ý muốn của khách hàng, và biết đặt ra nhiều câu hỏi. Thông qua quá trình nghiên cứu, bạn có thể tạo ra mọi sự khác biệt trong các phần còn lại, để có tính toán phù hợp hơn.
2. Tổ chức nhân sự và tìm kiếm những người cùng chí hướng:
Bất cứ một doanh nghiệp nào, nếu muốn thành công thì cần phải chú trọng đến yếu tố con người. Vì vậy, bạn cần phải tuyển chọn thật kỹ, những người liên quan và có hứng thú với công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Đừng bao giờ tuân thủ nguyên tắc cứng nhắc, chẳng hạn như “Đây là công việc của tôi, và kia là công việc của bạn”. Điều này sẽ khiến vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm chồng chéo lên nhau, và các trách nhiệm, dự án dù nhỏ lẻ cũng có thể chuyển thành những cái lớn hơn.
Những người khởi nghiệp thành công luôn hiểu rõ khái niệm “Làm việc như một người điều hành kinh doanh, chứ không phải một nhân viên”.
Bạn đừng phân loại các trách nhiệm một cách cứng nhắc, nhưng cũng đồng thời đừng bị cuốn vào những công việc tẻ nhạt thường ngày trong kinh doanh, chẳng hạn như các cuộc điện thoại, email và họp hành, vì chúng sẽ khiến bạn xao nhãng việc điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, để đi được đường xa và dài hãy tìm những người cùng chí hướng với mình, vì “chúng tôi tài giỏi hơn tôi” . Hãy cùng họ làm việc thật nghiêm túc, sáng tạo và phát triển.
3. Tối ưu hóa ngân sách và tăng trưởng nhanh chóng:
Để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết.
Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp rất thuận lợi vì có rất nhiều dịch vụ outsource hỗ trợ có thể kể đến như thuê văn phòng ảo dịch vụ kế toán, thiết kế website, dịch vụ thành lập doanh nghiệp,… Bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng, để đưa ra một kế hoạch thông minh và hiệu quả.

Sự tăng trưởng là kết quả sau cùng mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn, và những nhà đầu tư thành công luôn dựa vào tăng trưởng.
Các nhà tiếp cận thị trường thường tận dụng lợi thế này, và những người khởi nghiệp sẽ chỉ có thể tồn tại khi sự tăng trưởng là hiển nhiên và có chiều hướng ngày một gia tăng. Thực tế là, tăng trưởng bùng nổ là một dấu hiệu của một ý tưởng tuyệt vời trong một thị trường thịnh vượng. Vì thế, tránh để tăng trưởng chậm và thấp sau vài tháng hoạt động.
Một doanh nghiệp không thể phát triển có xu hướng đang bị thu hẹp lại, và sự thu hẹp này dẫn đến việc ngừng hoạt động. Nếu có thể vượt qua những thử thách trong quá trình khởi nghiệp ban đầu, chẳng hạn như mất nhân viên, lượng khách hàng không ổn định… Bạn có thể đang đi đúng hướng của tăng trưởng, và đây là tấm vé dẫn đến sự thành công.
4. Đề ra các chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp:
Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn là hoạt động dự báo trước môi trường kinh doanh. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là Startup.
Việc đề ra các chiến lược và tầm nhìn giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, sử dụng hợp lý nguồn lực có sẵn để phát huy sức mạnh doanh nghiệp.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ của các đơn vị khởi nghiệp:

Một nhà khởi nghiệp thông minh phải biết tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để phát triển công ty của mình. Thường thì trong khoảng thời gian khởi nghiệp các startup luôn gặp khó khăn, đặc biệt trong vấn đề tài chính.
Vì vậy, bạn cần tìm kiếm đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp – đây là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp trẻ. Bạn sẽ được hỗ trợ như thuê được văn phòng làm việc giá rẻ, được giới thiệu nguồn nhân lực tài năng, phù hợp. giúp đỡ trong việc kết nối các doanh nghiệp với nhau để cùng nhau phát triển,…
Một thói quen làm việc tốt là biết cụ thể hóa những công việc trừu tượng thành bước đi thực tế. Bạn không thể ngay lập tức bê được hòn đá to nhưng bạn có thể chia nó ra thành từng hạt nhỏ, sau đó dần dần bê hết cả hòn đá. Như vậy, bạn mới phát hiện rằng- những công việc này không khó như bạn nghĩ. Một thời gian sau bạn sẽ thấy, dưới chân bạn có một hòn núi nhỏ.