Một trong những công việc trọng yếu của các nhà lãnh đạo chính là dụng nhân. Tuy nhiên có một nguyên tắc lãnh đạo sống còn mà không phải người sếp nào để ý tới đó là: Đừng gửi con vịt tới trường học của đại bàng!
Một trong những công việc trọng yếu của bất kỳ nhà lãnh đạo chính là dụng nhân. Tuy nhiên không hiếm trường hợp những người đứng đầu doanh nghiệp cất nhắc nhân viên giỏi chuyên môn lên vị trí quản lý. Thế nhưng điều này lại vô tình làm mất đi một người làm việc giỏi và sinh ra một nhà quản lý tồi.
Đặt đúng người vào đúng vị trí được ví như việc giải phóng để đại bàng được tung cánh và vịt được thỏa sức bơi. Đó chính là chân lý của câu kết luận “đừng gửi con vịt tới trường học của đại bàng”.
Một nhà lãnh đạo dùng đúng người vào đúng việc thường lưu tâm những vấn đề sau.
Đặt nhân viên vào đúng vị trí
Chuyện ở Mỹ từng có một giám đốc đã điều một nhân viên của mình tới bốn vị trí trong công ty chỉ để tìm vị trí thích hợp cho nhân viên đó. Ông đã đặt nhân viên đó vào sai vị trí quá nhiều lần, ông gần như đã từ bỏ hy vọng vào cô ấy.
Nhưng ông cũng biết nhân viên đó có tiềm năng rất lớn và cô ấy là người công ty cần. Cuối cùng, khi tìm đựơc vị trí thích hợp, cô ấy đã trở thành một ngôi sao.
Ông giám đốc này biết tầm quan trọng của việc nhân viên được làm việc tại vị trí thích hợp, mỗi năm một lần ông đều hỏi nhân viên của mình: “Nếu được quyền lựa chọn, bạn sẽ làm gì?” Từ câu trả lời của nhân viên, ông thấy được những người có thể đã bị đặt nhầm chỗ.
Cố gắng để nhân viên của mình được ở vị trí thích hợp là một việc làm cần nhiều thời gian và sức lực. Đây là lĩnh vực sẽ gây khó khăn cho hành động của nhà lãnh đạo. Hãy chống lại xu hướng áp đặt vị trí. Đừng e ngại, hãy điều nhân viên của mình tới các vị trí thích hợp để họ có điều kiện tỏa sáng.
Những người có năng lực lãnh đạo không cần đến chức danh
Quan niệm sai lầm số một về lãnh đạo, đó là quan niệm cho rằng bạn phải có được một địa vị hay một chức danh nào đó. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Bạn không cần phải có vị trí cao nhất trong nhóm, ban, đơn vị hay cơ quan để có thể lãnh đạo. Nếu cho rằng điều đó là quan trọng, tức là khi đó bạn chưa hiểu rõ về địa vị.
Vị trí đứng đầu không làm cho ai đó trở thành lãnh đạo. Thước đo đích thực của việc lãnh đạo là sức ảnh hưởng – không hơn không kém. Và rất nhiều người bị trói buộc bởi những nhầm tưởng về địa vị.
Khi những người này được coi là những nhà lãnh đạo tiềm năng, họ thường cảm thấy không hài lòng khi không có một chức danh hay vị trí khẳng định họ là lãnh đạo trong mắt của các thành viên khác trong nhóm.
Thay vì tạo quan hệ với những người khác trong đội, họ chỉ chờ đợi nhà lãnh đạo chính thức trao quyền cho mình cùng với một chức danh. Sau một thời gian, họ cảm thấy càng lúc càng bất mãn. Cuối cùng họ quyết định tìm cơ hội ở một đội, một nhà lãnh đạo và một cơ quan khác.
Những người kiểu này không hiểu ảnh hưởng tích cực của việc lãnh đạo. Nếu nhân viên của bạn cần một chức danh để lãnh đạo, đừng hy vọng họ sẽ bay cao.
Nhận diện những nhà lãnh đạo tiềm năng
Có những phẩm chất còn quan trọng hơn cả tài năng, đó là khả năng nhận diện tiềm năng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người lãnh đạo là nhận diện những lãnh đạo tiềm năng. Công việc này không dễ dàng, nhưng rất quan trọng.
Dale Carnegie là bậc thầy nhận diện những nhà lãnh đạo tiềm năng. Một lần, khi được hỏi bằng cách nào ông có thể thuê tới 43 triệu phú, Carnegie trả lời rằng khi mới làm việc cho ông, họ chưa phải là triệu phú.
Theo ông, “Việc phát triển nhân viên cũng giống như đào vàng. Phải loại bỏ hàng tấn bụi mới tìm được một ounce vàng. Nhưng anh không vào mỏ để tìm bụi. Anh tới đó là để tìm vàng.”
Đó chính là cách bồi dưỡng những người thành công. Hãy tìm vàng chứ không phải bụi; tìm cái tốt chứ không phải cái xấu. Bạn càng tìm nhiều phẩm chất tốt bao nhiêu, bạn càng tìm được nhiều nhà lãnh đạo bấy nhiêu.
Cách tìm một đại bàng
Dưới đây là 25 đặc điểm giúp bạn xếp loại và tìm ra một nhà lãnh đạo tiềm năng; 0= Không bao giờ, 1= Hiếm khi, 2= Thỉnh thoảng, 3= Thường xuyên, 4= Luôn luôn.
Nếu kết quả chấm điểm từ 90-100 thì đây là một nhà lãnh đạo xuất sắc (có khả năng hướng dẫn các nhà lãnh đạo khác). Với thang điểm từ 80-89 đây là một nhà lãnh đạo tốt (hãy tiếp tục hoàn thiện mình và hướng dẫn những người khác).
Từ mức 70-79 là nhà lãnh đạo nổi bật và họ nên tập trung vào hoàn thiện bản thân. Từ 60-69 điểm người này có thể có năng lực lãnh đạo (bước vào quá trình khám phá). Còn dưới 60 điểm thì người này hiện vẫn chưa là ứng viên cho việc bồi dưỡng lãnh đạo.
Sử dụng nhân viên theo sở trường của họ
Trong các quy tắc về làm việc nhóm, quy tắc về vị trí thích hợp có chỉ rõ: “Ai cũng có một vị trí ở nơi mà những đóng góp của họ có giá trị nhất.” Khi nhà lãnh đạo thật sự lĩnh hội được điều này, tập thể mà họ dẫn dắt sẽ hoạt động hiệu quả.
Việc này tác động trở lại nhà lãnh đạo một cách tích cực. Thành công của nhà lãnh đạo được quyết định bởi việc sử dụng nhân viên theo sở trường của họ.
Bạn đang dẫn dắt một tập thể như thế nào không phải là điều quan trọng. Nếu không giúp họ phát huy được sở trường vốn có, thì bạn khó có thể thành công. Vì thế hãy bảo đảm các thành viên trong đội đều ở vị trí thế mạnh của họ.
Phải sống như Đại Bàng: Luôn tránh xa những con chim sẻ và quạ, cũng như bạn phải tránh xa những người cản trở sự nghiệp của mình. Nên nhớ, Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác
Trong khi tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá. cành, hốc cây mỗi khi bão xuất hiện, thì Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn.
Đại bàng chính là loài chim thống trị bầu trời. Với những nguyên tắc độc đáo, khắc nghiệt, lối sống của loài chim huyền thoại này chính là chiếc chìa khóa dành cho thế hệ trẻ trên con đường đi tới thành công.
Nguyên tắc 1:
Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời. Với chúng, những loài chim kia cản trở tầm bay, độ sải cánh, tốc độ bay, do đó, đại bàng chỉ bay với chính đồng loại – loài vật cùng đẳng cấp với nó.
Ngụ ý: Hãy tránh xa những con chim sẻ và quạ cũng như bạn cần tránh xa những người cản trở và níu kéo công việc của bạn. Đại Bàng bay chỉ với những con Đại Bàng khác.
Nguyên tắc 2:
Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm, dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi và thiết lập cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.
Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.
Bài học: Có một tầm nhìn rộng và tập trung cao độ khi làm việc thì sẽ không có vấn đề gì gây trở ngại với bạn và bạn sẽ thành công.
Nguyên tắc 3:
Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Nên nhớ, kền kền thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không. Hãy cẩn thận với những gì mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình, rất có thể nó không còn đúng với thời điểm hiện tại.
Ý nghĩa: Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy. Luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.
Nguyên tắc 4:
Đại Bàng là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Trong khi tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây thì Đại Bàng vui mừng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn; dựa vào sức mạnh của cơn bão để nâng lên trên những đám mây.
Thông điệp: Chúng ta có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão cuộc sống thành lợi nhuận cho chúng ta.
Nguyên tắc 5:
Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác!
Như một con Đại Bàng cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con cái bay xuống mặt đất trong khi con đực theo đuổi nó. Nó liền cắp một cành cây khô và bay lên cao, con đực vẫn bám theo phía sau. Khi đạt đến một tầm cao nó mong muốn, nó sẽ thả nhành cây và để nó rơi tự do.
Con đực thấy vậy, liền sà xuống, đuổi theo nhành cây, cho tới khi bắt được nhành cây trước khi nó rơi xuống đất. Con đực mang nhành cây này lên cho Đại Bàng cái.
Con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn. Nó tiếp tục thả cành cây đó xuống để cho con đực đuổi theo.
Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực đã làm chủ được nghệ thuật nhặt cành cây, sức bền, lòng kiên trì, thao tác bay nhuyền nhuyễn. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.
Khắc cốt: Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, để đi tới hợp tác cùng thành công cần dựa trên một cam kết dài lâu, tin cậy, bền vững.
Nguyên tắc 6:
Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, Đại Bàng đực và Đại Bàng cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá – nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất, chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá.
Bên trên lớp cành cây khô có gai này là một lớp cỏ mềm. Rất nhiều lớp gai cứng và cỏ mềm được chồng lấn lên nhau như vậy. Cuối cùng, Đại bàng đực sẽ rũ lông của mình lên đó để hoàn thành việc xây tổ.
Cả hai Đại Bàng đực và cái cùng tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, con đực nhận nhiệm vụ xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Vì còn non nớt, các chú Đại Bàng con sẽ hoảng sợ, nhảy ngược lại vào trong, nhưng sẽ bị Đại Bàng mẹ ném lại ra ngoài.
Lúc này, Đại Bàng mẹ sẽ trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, chỉ để lại gai trần. Khi nhảy vào tổ, Đại Bàng con sẽ bị gai nhọn chích vào da thịt. Mặc sức chúng kêu thét và chảy máu, Đại Bàng mẹ tiếp tục đẩy chúng ra khỏi vách đá.
Trong khi chúng run rẩy giữa không trung thì Đại Bàng cha sẽ bay ra ngoài và bắt chúng trở lại, đưa vào vách đá. Điều này diễn ra liên tục cho đến khi Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Đây là những kỹ năng cần thiết để Đại Bàng con có thể cứng cáp, tự bay bằng đôi cánh của chính mình trước những cơn bão lớn.
Ngụ ý: Cuộc sống này là biến thiên và vận động không ngừng. Việc bị chích bằng các gai nhọn cho chúng ta biết rằng cuộc đời này biết bao gai nhọn, cạm bẫy. Nếu không tự trui rèn cho bản thân sức mạnh, ý chí đương đầu với khó khăn… thì chúng ta sẽ bị cuộc đời “nuốt chửng”.
Lớp cỏ và lông mềm mại trong tổ kia nói với chúng ta rằng, thiên đường dường như rất thoải mái và an toàn nhưng vẫn có thể có gai. Những chiếc gai sắc nhọn ẩn bên dưới đó, nên không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải phát triển và bay ra khỏi chiếc tổ của mình.
Những người yêu thương chúng ta nhiều khi khi đặt chúng ta trước trùng trùng thử thách. Thực chất, đó không phải là làm khó, tra tấn hay đày đọa, mà là ý tốt của họ, muốn rèn luyện chúng ta. Muốn chúng ta cứng cáp, trưởng thành. Do đó, hãy dũng cảm vượt qua!
Nguyên tắc 7:
Đại Bàng chuẩn bị cho tuổi già …
Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và có dấu hiệu rơi rụng. Điều này đồng nghĩa chúng không còn nhanh nhẹn như trước. Khi đó, nó tìm đến một một nơi xa, lẩn khuất trong hang đá và nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình.
Chúng ẩn náu, lánh thân cho đến khi cơ thể mọc bộ lông mới. Chỉ khi bộ lông dũng mãnh trở lại, nó mới rời khỏi hang và bắt đầu cuộc chinh phục bầu trời, bão tố và những cuộc rượt đuổi săn mồi bất tận.
Nên nhớ: Thỉnh thoảng chúng ta cần phải rũ bỏ những thói quen cũ, các cám dỗ mang lại gánh nặng cho chúng ta. Loại bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc sống, ta sẽ tìm kiếm được những điều mới mẻ và thú vị hơn.
Theo Trí Thức Trẻ/Ngọc Tú
Xem thêm bài liên quan
- Học “Iron man” Elon Musk cách khiến nhân viên tâm phục với 5 bước để trở thành Boss tài năng
- Chỉ vỏn vẹn 19 chữ, Elon Musk đã dạy cho mọi nhân viên bài học lãnh đạo kinh điển
- Tại sao Đường Tăng yếu đuối nhất lại làm lãnh đạo cả đám đầy sức mạnh: Hiểu được ý nghĩa của Tây Du Ký, bạn sẽ học được sức mạnh của TẦM NHÌN